Dày sừng tiết bã
Bệnh dày sừng tiết bã là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Dày sừng tiết bã thường không đau và không cần điều trị. Bạn có thể loại bỏ chúng nếu chúng bị kích ứng bởi quần áo hoặc vì lý do thẩm mỹ.
1. Bệnh dày sừng tiết bã là gì
2. Triệu chứng của bệnh dày sừng tiết bã
3. Tác hại của bệnh dày sừng tiết bã
4. Nguyên nhân gây ra bệnh dày sừng tiết bã
5. Điều trị bệnh dày sừng tiết bã
1. Bệnh dày sừng tiết bã là gì?
Dày sừng tiết bã (tên tiếng Anh là Seborrheic Keratosis) là sự tăng sinh da không phải do ung thư, đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
Dày sừng tiết bã thường xuất hiện dưới dạng vết tăng sinh da có màu nâu, đen hay màu sáng trên mặt, ngực, vai hoặc lưng. Chúng có dạng hình sáp, sẹo, hơi tăng sinh. Dày sừng tiết bã không trở thành ung thư và không được cho là có liên quan đến ánh nắng mặt trời, nhưng chúng có thể trông giống như ung thư da.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dày sừng tiết bã
Dày sừng tiết bã thường trông giống như sáp hoặc mụn cóc. Nó thường xuất hiện trên mặt, ngực, vai hoặc lưng của cơ thể. Bạn có thể bị một hay nhiều những vết dày sừng tiết bã. Các biểu hiện thường là:
- Đa dạng màu sắc, thường là những vết màu sáng đến nâu hoặc đen
- Hình tròn hoặc hình bầu dục
- Nhìn như “dán vào”
- Phẳng hoặc hơi nhô cao với bề mặt có vảy
- Kích thước từ rất nhỏ đến hơn 1 inch (2,5 cm)
- Có thể gây ngứa
Dày sừng tiết bả thường không đau, nhưng chúng có thể trở nên khó chịu tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của chúng. Hãy cẩn thận, không để chà, cào hoặc chọc chúng. Điều này có thể dẫn đến chảy máu, sưng và trong một số ít trường hợp có thể gây nhiễm trùng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu:
- Nhiều khối dày sừng phát triển trong một thời gian ngắn.
- Khối dày sừng bị kích thích hoặc chảy máu khi quần áo của bạn chà xát chúng. Bạn muốn loại bỏ những khối dày sừng này.
- Bạn nhận thấy những thay đổi đáng nghi trong da của bạn, chẳng hạn như vết loét hoặc khối đó phát triển nhanh, chảy máu và không lành. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Tác hại của bệnh dày sừng tiết bã
Dày sừng tiết bã tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh mất đi thẩm mỹ bởi làn da xuất hiện nhiều các mảng sáp trên da. Khối dày sừng này phát triển có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho da của bạn.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh dày sừng tiết bã
Nguyên nhân chính xác gây dày sừng tiết bã vẫn chưa biết rõ. Chúng rất phổ biến và thường tăng về số lượng theo độ tuổi. Các tổn thương này không lây lan. Chúng có xu hướng di truyền trong một số gia đình, do đó di truyền có thể đóng một vai trò đối với bệnh này.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh dày sừng tiết bã
Bạn có thể bị dày sừng tiết bã ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thì bạn sẽ phát triển chúng nếu bạn trên 50 tuổi. Bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
5. Các phương pháp điều trị bệnh dày sừng tiết bã
Chuẩn bị trước khi đi khám
Đầu tiên bạn có thể khám bác sĩ chăm sóc chính của bạn. Trong một số trường hợp khi bạn gọi để hẹn, bạn có thể được giới thiệu trực tiếp đến một chuyên gia về bệnh da (bác sĩ da liễu).
Bởi vì các cuộc hẹn có thể ngắn gọn, nên cần chuẩn bị tốt cho cuộc hẹn của bạn. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị cho buổi hẹn.
Bạn nên làm gì
Một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:
- Có các xét nghiệm cần thiết để xác nhận chẩn đoán không?
- Cách xử lí tốt nhất là gì?
- Các tổn thương có tự biến mất không?
- Những thay đổi đáng nghi nào trên da mà tôi nên lưu ý?
Đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác đưa ra trong cuộc hẹn của bạn.
Bác sĩ sẽ hỏi những gì?
- Lần đầu tiên bạn nhận thấy tổn thương da là khi nào?
- Bạn có thấy nhiều khối tăng sinh trên da không?
- Bạn có thấy bất cứ thay đổi nào trên khối tăng sinh này không?
- Tình trạng này có gây khó chịu cho bạn không?
- Các thành viên trong gia đình bạn có ai bị bệnh này không?
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này bằng cách kiểm tra khối dày sừng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên lấy một ít mô ở khối dày sừng đó để có thể kiểm tra dưới kính hiển vi.
Điều trị
Việc điều trị dày sừng tiết bã thường không cần thiết. Bạn có thể muốn loại bỏ chúng nếu chúng trở nên khó chịu, hay chảy máu vì quần áo của bạn chà xát vào, hoặc nếu bạn chỉ đơn giản là không thích nhìn hay cảm giác chúng.
Bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng cách thực hiện một số phương pháp sau:
- Đông lạnh bằng nitơ lỏng: Phẫu thuật lạnh có thể là một cách hiệu quả để loại bỏ các vết dày sừng. không phải lúc nào nó cũng chỉ tác dụng lên vùng da bị dày sừng và nó có thể làm sáng hơn vùng da được chữa trị.
- Cạo bề mặt da bằng dụng cụ đặc biệt (curettage): Đôi khi việc nạo vét được sử dụng cùng với phương pháp phẫu thuật lạnh để làm khối dày sừng mỏng và bằng phẳng hơn. Nó có thể được làm bằng dao đốt điện
- Đốt điện: Hệ thống điện có thể có hiệu quả trong việc tẩy các vết dày sừng tiết bã. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc với curettage. Thủ thuật này có thể để lại sẹo nếu nó không được thực hiện đúng, và nó có thể mất nhiều thời gian hơn các phương pháp loại bỏ khác.
- Làm bốc hơi khối dày sừng bằng laser: Lazer hiện đã được sử dụng để điều trị dày sừng tiết bã.
Khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của bệnh dày sừng tiết bã, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 đế được hỗ trợ và giúp đỡ
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi