Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản hình trứng nằm trong bìu. Đau tinh hoàn có thể gây ra bởi những chấn thương nhỏ ở vùng bìu. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng đau vùng tinh hoàn, cần được khám và lượng giá cụ thể các triệu chứng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

Bác sĩ Đàm Văn Đức

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

===

1 - Tổng quan

2 - Các nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

3 - Khi nào cần gọi cho bác sĩ

4 - Điều trị đau tinh hoàn

5 - Biến chứng của đau tinh hoàn

6 - Dự phòng đau tinh hoàn

1 - Tổng quan

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản hình trứng nằm trong bìu. Đau tinh hoàn có thể gây ra bởi những chấn thương nhỏ ở vùng bìu. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng đau vùng tinh hoàn, cần được khám và lượng giá cụ thể các triệu chứng.
Đau vùng bìu có thể là hậu quả của tình trạng nghiêm trọng như xoắn tinh hoặc hoặc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều trị có thể gây ra các tổn thương không hồi phục được cho tinh hoàn và bìu.
Thông thường, vấn đề ở tinh hoàn thường gây đau vùng bụng hoặc háng trước khi đau vùng tinh hoàn. Do đó, những đau vùng bụng hoặc vùng háng không rõ lý do cần được đánh giá kỹ càng bởi bác sĩ.

2 - Các nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

+ Chấn thương tinh hoàn có thể gây ra đau tinh hoàn, nhưng các nguyên nhân về bệnh lý cơ thể cũng có thể gây ra đau tinh hoàn và cần được điều trị, bao gồm:
+ Tổn thương thần kinh bìu do biến chứng thần kinh của đái tháo đường
+ Viêm mào tinh hoàn, hoặc viêm tinh hoàn do bệnh lây truyền qua đường tình dục chlamydia
+ Hoại tử mô do hệ quả của xoắn tinh hoàn không được điều trị
+ Tràn dịch màng tinh hoàn, biểu hiện bởi sưng vùng bìu
+ Thoát vị bẹn
+ Sỏi thận
+ Viêm tinh hoàn
+ Nang mào tinh hoàn
+ Tinh hoàn lạc chỗ
+ Giãn tĩnh mạch tinh
+ Xoắn tinh hoàn: Trong nhiều trường hợp, đau tinh hoàn là hệ quả của tình trạng xoắn tinh hoàn, khi đó tinh hoàn bị vặn xoắn, làm cắt dòng máu nuôi dưỡng cho tinh hoàn, gây ra các tổn thương cho mô tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu cần được điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương tinh hoàn. Tình trạng này thường gặp ở nam giới tuổi từ 10 – 20.
+ Ung thư tinh hoàn: Hiếm khi đau tinh hoàn là hệ quả của ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn gây ra nổi cục ở tinh hoàn, thường không đau. Bác sĩ sẽ đánh giá tất cả các khối trong tinh hoàn của bạn.

3 - Khi nào cần gọi cho bác sĩ

Bạn cần đến bác sĩ khi
+ Sờ thấy có khối ở vùng bìu
+ Sốt
+ Bìu đỏ, nóng, mềm
+ Có tiếp xúc với người bị quai bị
Cần lập tức đến khám bác sĩ nếu
+ Đau đột ngột dữ dội
+ Kèm theo nôn, buồn nôn
+ Sau chấn thương mà tình trạng đau kéo dài hơn 1 tiếng

+ Đau không thuyên giảm nên gặp bác sĩ

4 - Điều trị đau tinh hoàn

Những biện pháp có thể áp dụng tại nhà
+ Mặc quần sịp chuyên dụng cho thể thao (để bảo vệ tinh hoàn)
+ Dùng đá lạnh để giảm sưng
+ Tắm nước ấm
+ Nâng đỡ tinh hoàn trọng lúc ngủ bằng cách đặt cuộn khăn mềm dưới vùng bìu khi ngủ
+ Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê đơn: Vì thuốc giảm đau có thể làm mờ triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Đối với đau mức độ nặng, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Các bác sĩ sẽ khám kĩ lưỡng vùng bụng, háng, bìu để xác định chính xác nguyên nhân gây đau tinh hoàn, và đồng thời khai thác tiền sử sức khỏe hoặc tìm hiểu các triệu chứng khác.
Các xét nghiệm cũng có thể cần thiết phục vụ cho chẩn đoán như
+ Siêu âm bìu và tinh hoàn
+ Phân tích nước tiểu
+ Cấy nước tiểu tìm vi khuẩn
+ Xét nghiệm dịch tuyến tiền liệt
Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị. 
Điều trị bao gồm:
+ Điều trị kháng sinh đối với các nhiễm trùng
+ Phẫu thuật tháo xoắn trong trường hợp xoắn tinh hoàn
+  Phẫu thuật đưa tình hoàn về bìu
+ Thuốc giảm đau
+ Phẫu thuật giảm dịch ứ trong tinh hoàn

5 - Biến chứng của đau tinh hoàn

Các bác sĩ thường sẽ điều trị thành công đau tinh hoàn. Những nhiễm trùng không được điều trị như nhiễm trùng Chlamydia hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như xoắn tinhh hoàn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu.
Tổn thương có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và khả năng sinh sản. Xoắn tinh hoàn gây hoại tử có thể gây các nhiễm trùng đến các cơ quan khác trong cơ thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chẩn đoán trễ sau 6h có nguy cơ hoại tử tinh hoàn

6 - Dự phòng đau tinh hoàn

Không phải tất cả các trường hợp đều dự phòng được, nhưng có một số bước để giảm nguy cơ đau tinh hoàn. Bao gồm:
+  Mặc quần sịp bảo vệ tinh hoàn
+ Tình dục an toàn, sử dụng bao cao su trong suốt quá trình quan hệ tình dục
+ Khám tinh hoàn hàng tháng, chú ý đến những thay đổi, khối
+ Tiểu hết nước tiểu trong bàng quang để tránh nhiễm trùng tiết niệu
Nếu đã thực hiện các biện pháp dự phòng trên vẫn có biểu hiện đau tinh hoàn, đau không thuyên giảm nên gặp bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Nam Khoa Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

===

Bác sĩ khám, điều trị

Lưu Quang Việt

Thạc sĩ - Bác sĩ Lưu Quang Việt

Khoa: Nam khoa, Tiết niệu

Nơi làm việc: Bệnh Viện Trưng Vương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Tuấn

Bác sĩ Nguyễn Viết Tuấn

Khoa: Tiết niệu, Nam khoa

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hải

    Bs Đức làm việc chuyên nghiệp, rất tận tâm. Đánh giá cao tinh thần và kinh nghiệm của bác sĩ.

    10/10/2019
  • Châu

    Các bác sĩ ở đây khám rất tận tâm và nhiệt tình. Mình đã từng đưa người thân đến khám bác sĩ Đức.

    10/10/2019
  • Hoàng

    Tôi đang điều trị bệnh đau tinh hoàn với bác sĩ Đức, hiện tại tôi đã thấy đỡ hơn. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    10/10/2019
  • Hùng

    Chia sẻ của bác sĩ thực sự rất hữu ích. Tôi đang lo lắng về những triệu chứng của đau tinh hoàn. Cảm ơn bác sĩ.

    10/10/2019
Hưng (10/10/2019)
Xin các bác sĩ cho em hỏi, gần đây thỉnh thoảng em hay bị đau vùng bìu và tinh hoàn ở bên phải, có lúc đau nhói, có lúc đau tức, không có bị sốt, không có bị sưng, không có lệch tinh hoàn. Em muốn hỏi bác sĩ em có thể bị bệnh gì mà gây nên các cơn đau như vậy, kinh mong các bác sĩ giải thích để em yên tâm hoặc đi khám bệnh sớm. Cảm ơn bác sĩ.
Tuấn (10/10/2019)
Chào bác sĩ. Em bị đau tinh hoàn bên trái nay cũng 1 tháng rồi, đi khám ở BV Bình Dân thì lần 1, bs chỉ sờ bằng tay và bảo không có gì rồi cho thuốc, em dùng được 2 tuần vẫn không khỏi. Khám lần 2 thì bs cho siêu âm Dropler gì đó nhưng cũng không có gì rồi cho uống thuốc. Nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Bác sĩ cho em lời khuyên ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Chiến (10/10/2019)
Chào bs tôi bị đau tinh hoàn mấy ngày nay nhưng không có sốt. Không biết có nên đi khám không bs. Cảm ơn bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Vì sao cháu bị đau tinh hoàn?
Triệu trứng
Chào bác sĩ! Cháu tên là Toàn, năm nay cháu chuẩn bị lên lớp 12. Hằng ngày, cháu có tập các bài tập thể...