Giãn phế quản

Giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng biến dạng phế quản thường xuyên, không hồi phục xảy ra ở các phế quản có đường kính trên 2mm, do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản. Đây là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, cần đặc biệt quan tâm.

1. Triệu chứng của bệnh giãn phế quản

2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản

3. Điều trị bệnh giãn phế quản 

4. Phòng chống bệnh giãn phế quản

5. Bác sĩ điều trị

6. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản có các triệu chứng lâm sàng như ho mạn tính, đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu và viêm phổi tái đi tái lại. Hãy chú ý nếu như bạn hoặc người thân có các biểu hiện sau đây:

  • Ho có đờm (thể ho khạc đờm gọi là giãn phế quản thể ướt): diễn ra dai dẳng, khối lượng đờm từ 100-150ml/ngày, thậm chí có khi tới 1.000ml/ngày. Trong đợt cấp, đờm có mủ, mùi hôi. Đờm mủ, để lâu trong ống nghiệm lắng xuống thành 3 lớp (lớp trên cùng là bọt, giữa là chất nhầy, dưới cùng là mủ), hơi thở rất hôi.
  • Ho ra máu: (hay còn gọi là giãn phế quản thể khô) thường ho ra máu tái phát nhiều lần. Trong một số trường hợp ho ra máu là dấu hiệu duy nhất của bệnh.
  • Các dấu hiệu khác: sốt, đau tức ngực, khó thở gặp trong các đợt cấp của bệnh. Bệnh tiến triển lâu thì thể trạng sẽ trở nên gầy yếu, móng tay, móng chân khum (gặp 1/3 trường hợp). Lồng ngực có thể bị biến đổi do xơ phổi. Khám phổi thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít nhiều nhất ở hai đáy phổi.

Bệnh giãn phế quản còn có thể kèm theo với bệnh viêm xoang, viêm khớp, viêm đại tràng mạn tính. Vì thế người bị giãn phế quản nên chú ý điều này:

  • Xét nghiệm: Chụp phế quản có bơm thuốc cản quang, bác sĩ có thể thấy được các hình thể của giãn phế quản như hình trụ, hình túi, hình tràng hạt hoặc hình chùm nho.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) độ phân giải cao có thể thấy lòng phế quản có khẩu kính to hơn động mạch đi kèm theo.
  • Hình ruột bánh mì: Có thể thấy hình ảnh thành phế quản giãn như đường ray tàu hỏa mà trong phim chụp Xquang phổi không phát hiện được.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị ho:

  • Trải qua hơn ba tuần
  • Sốt kèm với sốt cao hơn 100.4 F (38 C)
  • Có nhiều chất nhầy mùi hôi
  • Ho ra máu
  • Thở khò khè hoặc thở hụt hơi

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:

  • Do bẩm sinh: Có nhiều hội chứng và nhiều bệnh bẩm sinh gây giãn phế quản như: Hội chứng Kartagener (bao gồm giãn phế quản, phủ tạng đảo ngược và viêm xoang); Hội chứng Williams Campbell (do khuyết tật hoặc không có sụn phế quản khiến thì thở vào phế quản phình ra, đến thì thở ra thì phế quản lại hẹp lại); Hội chứng Mounier Kuhn (đây là khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản, làm cho khí phế quản phì đại); Bệnh xơ hóa kén.
  • Do viêm nhiễm, hoại tử: Bệnh xảy ra sau khi viêm phổi, ho gà, lao phổi, tổ chức sẹo co kéo, gây biến dạng giãn phế quản hậu phát.
  • Do phế quản bị tắc nghẽn: U phế quản, lao hạch hoặc dị vật rơi vào phế quản; sau chấn thương, phế quản bị gập, tạo thành sẹo xơ dính khiến hẹp phế quản, dưới chỗ hẹp thì phế quản giãn.
  • Giãn phế quản trong Aspergillosis: Do sự đáp ứng miễn dịch quá mức của loại nấm này.
  • Do rối loạn vận động nhung mao thứ phát, trong đó các chất tiết bị ứ trệ, tạo điều kiện dẫn đến nhiễm khuẩn, dẫn đến giãn phế quản.

3. Các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản

Chẩn đoán

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gợi ý các xét nghiệm sau đây:

  • Chụp X-quang ngực: X-quang ngực có thể giúp xác định xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho nhiều của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn từng hoặc hiện đang hút thuốc lá.
  • Xét nghiệm đờm:. Đờm là chất nhầy mà bạn ho ra từ phổi của bạn. Nó có thể được kiểm tra để xem nếu bạn có bệnh tật mà có thể được giúp đỡ bằng kháng sinh. 
  • Kiểm tra chức năng phổi: Trong một bài kiểm tra chức năng phổi, bạn thổi vào một thiết bị được gọi là spirometer, đo khoảng bao nhiêu không khí phổi của bạn có thể giữ được và tốc độ bạn có thể lấy không khí ra khỏi phổi của bạn. Thử nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của bệnh suyễn hoặc khí phế thũng.

Điều trị bệnh giãn phế quản

Bạn nên điều trị viêm phổi, viêm phế quản dứt điểm, tránh để bệnh tái đi tái lại dẫn đến giãn phế quản

Điều trị

Bệnh giãn phế quản hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa để giải quyết triệu chứng bằng cách:

  • Dẫn lưu tư thế để mủ và các chất xuất tiết trong phế quản giãn nhằm thoát chúng ra ngoài.
  • Dùng các thuốc long đàm, sử dụng khí dung có kháng sinh và uống nhiều nước giúp làm loãng đàm dễ khạc.
  • Khi có đợt bội nhiễm phải dùng kháng sinh tích cực theo kháng sinh đồ.
  • Tập thở thông qua việc tập vật lý trị liệu.

Ngoài ra bệnh còn có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số trường hợp: Nếu bệnh tái phát, điều trị bằng nội khoa không có hiệu quả, hoặc ho ra máu dai dẳng, mà tổn thương giãn phế quản khu trú ở một thùy phổi thì có chỉ định phẫu thuật cắt một phần thùy, một thùy hay một bên phổi.

4. Phòng chống bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh có thể phòng tránh được, để không xảy ra bệnh giãn phế quản cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không được để viêm phế quản, viêm phổi kéo dài hoặc tái diễn nhiều lần. Do vậy, khi mắc các chứng bệnh này cần phải điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
  • Cần chú ý tiêm phòng bệnh ho gà, cúm…
  • Điều trị tốt bệnh lao phổi.
  • Cần lấy bỏ sớm các dị vật ở phế quản nếu mắc phải.

Khi thấy bản thân hoặc người thân của mình có các triệu chứng của bệnh giãn phế quản, bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và nhận được sự điều trị thích hợp. Đến với Hello Doctor, bạn sẽ được chăm sóc và điều trị bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Liên lạc ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn thị ngọc diệu

    Con cảm ơn bác sĩ bình đã phẫu thuật cho mẹ con khi bị bênh giãn phế quản và ho ra máu. Nhưng thời gian này mẹ con bị ho và ra nhiều đờm vàng.uống thuốc long đờm không hết con mong bác giúp đỡ mẹ con với ak.

    28/09/2018
  • Đức Tâm

    Ngày bé bị giãn phế quản, mỗi lần lên cơn bệnh là một lần bị dằn vặt. Đến bây giờ dù đã hết bệnh vẫn còn sợ.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Thu Phương

    Trước tôi có tự sử dụng thuốc để điều trị nhưng không có thấy đỡ. Về sau đi khám, bác sĩ cho thuốc về sử dụng thì lại khỏi bệnh. Đúng là không nên tự chữa trị mọi người ạ.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Lan

    Con tôi bị giãn phế quản và cháu thường xuyên phải đi viện. Có cách nào để điều trị giúp cháu khỏi bệnh không bác sĩ

    29/09/2017
  • Trần Kiều Linh

    Cô cháu gái tôi có các triệu chứng sốt, đau ngực, khó thở là nhà cho đi cấp cứu ngay. Lên viện mới biết là bị giãn phế quản cấp tính.

    22/09/2017
Xem thêm đánh giá

Lê Tài (17/06/2019)
Chào bạn Đức Tâm. Xin hỏi bạn chữa bệnh giản phế quản ở đâu mà khỏi được chỉ giúp mình với nhé. Cảm ơn!

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...