Mối liên hệ giữa tình trạng tăng huyết áp và bệnh lý thận

Mối liên hệ giữa tình trạng tăng huyết áp và bệnh lý thận

Luôn có một mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận. Các bệnh lý về thận như suy thận có thể gây tăng huyết áp và tăng huyết áp cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của thận.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Tăng huyết áp là gì ?

Tăng huyết áp là tăng áp lực lên thành mạch máu khi tim bơm máu ra ngoài và khi máu di chuyển khắp các mạch máu trong trong cơ thể. Các yếu tố làm tăng áp lực này bao gồm tăng lưu lượng máu do tăng lượng dịch trong máu và các mạch máu trở nên hẹp, cứng hay bị bít tắc.

Hầu hết những người không bị bệnh lí mạn tính sẽ có mức huyết áp ổn định bằng hoặc nhỏ hơn 120/80 mmHg. Tiền tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89. Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương trên 90. Người bệnh khi đi khám cần biết được huyết áp mục tiêu của mình và bao lâu họ kiểm tra huyết áp một lần.

Thận là gì và chức năng của thận?

Thận là cơ quan có dạng hình hạt đậu nằm ở 2 bên cột sống của cơ thể, ngay dưới xương sườn cuối cùng, có kích thước cỡ một nắm tay. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để thải ra khoảng 1 lít nước tiểu có thành phần gồm các chất thải và dịch dư của cơ thể. Nước tiểu được thận thải ra xuống bàng quang qua ống niệu quản. Bàng quang sẽ tích trữ nước tiểu. Khi bàng quang muốn làm trống sẽ thải nước tiểu qua niệu đạo nằm ở dưới đáy bàng quang. Ở nam, niệu đạo dài hơn ở nữ.

Các tế bào thận làm việc ở mức độ rất vi thể. Thận không phải là một máy lọc lớn mà mỗi thận được cấu thành bởi hàng triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Mỗi nephron lọc qua khoảng một lượng nhỏ máu và một nephron bao gồm một cầu thận (nơi lọc máu) và ống thận. Nephron hoạt động qua 2 giai đoạn. Máu sẽ đến cầu thận và các chất thải sẽ đi ra ngoài mạch máu, tuy nhiên, các phân tử kích thước quá lớn như protein và các tế bào máu và không bị thải ra ngoài. Máu sau khi đã được lọc sẽ qua ống thận quay trở lại vào dòng máu, và dịch được thải loại ra ngoài gọi là nước tiểu.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Tăng huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến thận?

Tăng huyết áp có thể phá hủy mạch máu ở thận, giảm chức năng hoạt động của thận. Khi áp lực dòng máu quá cao thì mạch máu sẽ dãn nhiều và máu chảy nhiều hơn. Do đó, khi dãn quá mức có thể để lại sẹo và làm yếu mạch máu khắp cơ thể, trong đó có cả mạch máu thận.

Nếu mạch máu ở thận bị phá hủy, chúng sẽ ngừng lọc và không thể thải các chất thải và dịch dư ra ngoài cơ thể. Dịch dư trong mạch máu có thể sau đó sẽ làm tăng huyết áp và tạo nên một vòng tuần hoàn bệnh lí nặng hơn rất nguy hiểm.

Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây suy thận tại Mỹ sau tiểu đường. Ngoài ra, tỉ lệ suy thận do tăng huyết áp tăng 7.7% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010.

Triệu chứng của tăng huyết áp và bệnh thận là gì? 

Hầu hết người bị tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng. Trong một số ít trường hợp có ghi nhận tăng huyết áp gây đau đầu.Bệnh thận cũng không gây triệu chứng ở giai đoạn sớm. Người bị sưng phù khi thận không thể loại bỏ hết lượng dịch dư và muối. Và phù có thể xuất hiện ở chân, bàn chân hoặc mắc cá chân và ít gặp hơn ở bàn tay hay ở mặt. Một khi chức năng thận suy giảm nhiều hơn sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như:

Tăng huyết áp và bệnh lí thận được chẩn đoán như thế nào? 

Nhân viên y tế sẽ chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo trên 2 lần lặp lại lớn hơn hoặc bằng 140 đối với huyết áp tâm thu và lớn hơn hoặc bằng 90 đối với huyết áp tâm trương. Nhân viên y tế sẽ đo huyết áp với bao quấn quanh cánh tay. Người bệnh có thể mua nhiều loại máy đo huyết áp có bán trên thị trường và tự kiểm tra huyết áp tại nhà.

Bệnh lí thận sẽ được chẩn đoán qua nước tiểu và công thức máu:

Xét nghiệm nước tiểu

Que thử nhanh với albumin: que thử này có thể kiểm tra xem có sự hiện diện của albumin trong nước tiểu. Albumin là một protein trong máu có thể bị thải ra ngoài màng lọc cầu thận khi thận bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ lấy mẫu nước tiểu đưa cho nhân viên y tế. Và phòng xét nghiệm sẽ phân tích ra kết quả. Điều dưỡng hoặc kĩ thuật viên xét nghiệm sẽ nhúng một miếng giấy có chất hóa học (hay còn gọi là que) vào trong nước tiểu. Khi que đổi màu chứng tỏ có máu hoặc protein hiện diện trong nước tiểu.

Tỉ lệ albumin/creatinin trong nước tiểu: nhân viên y tế sẽ tính tỉ lệ giữa albumin và creatinin trong nước tiểu. Creatinin là một chất được lọc ở thận và thải ra nước tiểu. Tỉ lệ này tăng trên 30mg/g có thể là dấu hiệu của bệnh lí thận.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thực hiện do điều dưỡng lấy máu từ tĩnh mạch và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để phân tích. Từ mẫu máu có thể ước tính độ lọc của thận trong mỗi phút còn gọi là độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Kết quả cho thấy:

  • Nếu eGFR lớn hơn hoặc bằng 60 là ở mức bình thường
  • Nếu eGFR dưới 60 có thể có bệnh lí thận, giảm độ lọc cầu thận
  • Nếu eGFR dưới 15 có thể là dấu hiệu của suy thận

Tầm soát bệnh lí thận 

Bệnh thận nếu được phát hiện sớm có thể điều trị để ngăn ngừa những biến chứng và các bệnh lí hậu quả sau đó. Hiệp hội thận quốc gia của Hoa Kì đã khuyến cáo người bị tăng huyết áp nên được tầm soát các xét nghiệm sau thường xuyên:

  • Đo huyết áp
  • Albumin niệu
  • eGFR

Làm thế nào để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phá hủy thận ở người bệnh tăng huyết áp? 

Cách tốt nhất để làm chậm tiến triển hoặc ngăn ngừa bệnh thận ở người bị tăng huyết áp là kiểm soát tốt mức huyết áp. Cần phối hợp cả việc dùng thuốc và thay đổi lối sống như:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục
  • Giữ cân nặng thích hợp
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Giảm stress

Bất kể nguyên nhân gây bệnh lí thận là gì, tăng huyết áp có thể làm bệnh thận nghiêm trọng hơn. Do đó người bị tăng huyết áp có kèm bệnh lí thận nên kiểm soát huyết áp dưới 140/90 mmHg.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Thuốc

Thuốc hạ huyết áp có thể làm chậm quá trình phá hủy thận. Có 2 loại thuốc điều trị tăng huyết áp là ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thể (ARB) đã được chứng minh có hiệu quả ở người kèm theo bệnh lí thận. Nhiều người sẽ cần trên 2 loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Ngoài sử dụng ACEI hoặc ARB, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc lợi tiểu giúp thận thải bớt dịch trong cơ thể. Có thể kết hợp cả 3 loại thuốc huyết áp là thuốc chẹn beta (beta blocker), ức chế kênh canxi (CCB) và các loại khác.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp làm giảm huyết áp. Bác sĩ nên khuyến cáo chế độ dinh dưỡng thích hợp ở người bị tăng huyết áp (chế độ ăn DASH), tập trung các thành phần trái cây, rau củ, tinh bột và những thực phẩm khác tốt cho tim, làm giảm lượng muối trong cơ thể. Chế độ ăn DASH bao gồm:

  • Giảm chất béo và cholesterol
  • Dùng các sản phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo
  • Dùng ít thịt đỏ như thịt bò hoặc tái , hạn chế ăn quá ngọt
  • Nên dùng thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gồm nhiều protein và chất xơ.

Chuyên gia dinh dưỡng nên khuyến cáo chế độ ăn trên dành cho người đã mắc bệnh thận trên nền tăng huyết áp. Chế độ ăn ít muối và dịch sẽ giúp giảm phù và giảm huyết áp. Giảm các chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp làm giảm mỡ máu.

Tuy nhiên, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nên khuyên người có bệnh thận ăn vừa đủ hoặc giảm một ít lượng protein và hiệu quả của việc này vẫn còn đang được nghiên cứu. Protein sẽ tiêu hủy thành các chất thải được lọc qua thận. Việc ăn nhiều protein hơn lượng cần thiết có thể sẽ làm nặng hoặc giảm chức năng thận nhanh hơn. Nhưng nếu ăn quá ít protein có thể bị suy dinh dưỡng. Do đó người bị bệnh thận cần được hướng dẫn kĩ về chế độ ăn uống và làm tầm soát xét nghiệm máu.

Ngoài ra, nếu dùng quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng huyết áp do đó nên hạn chế lượng cồn uống vào – 2 ly mỗi ngày với nam và một ly mỗi ngày với nữ.

Bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng nên giúp người bệnh có thể linh hoạt với chế độ ăn uống đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm giảm mức huyết áp và giảm khả năng mắc các bệnh lí khác kèm theo. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế nên cung cấp thông tin về cường độ và tần số tập thể dục như thế nào là đủ. Hầu hết mọi người nên tập ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu không thể một lúc tập trong thời gian dài như vậy có thể chia nhỏ nhiều thời điểm trong ngày, mỗi lúc tập ít nhất 10 phút. Các hoạt động thể lực mức độ trung bình bao gồm đi bộ nhanh, nhảy, bowling, đạp xe, làm vườn hoặc lau dọn nhà cửa.

Kiểm soát cân nặng

Người bị thừa cân hoặc béo phì nên đặt mục tiêu giảm cân khoảng 7 đến 10 % trong năm đầu tiên điều trị tăng huyết áp. Việc giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lí khác kèm theo liên quan đến tăng huyết áp. Thừa cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 đến 29 ở người da trắng (người dân châu Á là từ 23,5 đến 25). Béo phì khi BMI từ 30 trở lên với người da trắng (từ 25 đến 29 ở người châu Á). Với dân châu Á, cân nặng lý tưởng là khi BMI dưới 23,5 để giữ mức huyết áp ổn định.

Ngừng hút thuốc lá

Thuốc lá có thể gây phá hủy mạch máu, tăng nguy cơ bị huyết áp cao và các bệnh lí khác liên quan đến tăng huyết áp. Người bị tăng huyết áp nên tham vấn với bác sĩ hoặc tham gia các lớp tập huấn cai thuốc lá.

Stress

Tất cả chúng ta đều nên biết cách giải tỏa stress, thư giãn và biết giải quyết vấn đề để giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số hoạt động có thể giúp giảm stress bao gồm:

  • Tập thể dục
  • Tập yoga hoặc tai chi
  • Nghe nhạc
  • Giữ môi trường xung quanh tĩnh tại, yên bình
  • Tập ngồi thiền

Những điểm quan trọng cần nhớ 

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi tim bơm máu và tăng huyết áp dùng để chỉ áp lực lên thành mạch tăng trên khắp các mạch máu trong cơ thể.

- Tăng huyết áp có thể phá hủy các mạch máu ở thận, giảm chức năng hoạt động của thận. Khi áp lực dòng máu cao, mạch máu sẽ dãn nhiều và máu chảy nhiều hơn, dẫn đến dễ tạo sẹo trong lòng mạch và làm yếu mạch máu trên khắp cơ thể, bao gồm cả mạch máu ở thận.

- Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây suy thận tại Mỹ, chỉ sau tiểu đường.

- Bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp đo nhiều lần tại cơ sở y tế trên 140 với huyết áp tâm thu và trên 90 với huyết áp tâm trương.

- Bệnh lí thận sẽ chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

- Cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình phá hủy thận ở bệnh nhân tăng huyết áp là giữ huyết áp ở mức bình thường, có thể kết hợp việc dùng thuốc và thay đổi lối sống bao gồm: 

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Tập thể dục
  • Giữ cân nặng lý tưởng
  • Ngưng hút thuốc lá
  • Giảm stress

- Bất kể nguyên nhân gây bệnh lí thận là gì, tăng huyết áp có thể làm tổn thương thận nặng hơn. Do đó người bị bệnh thận trên nền tăng huyết áp nên giữ mức huyết áp dưới 140/90.

Để điều trị bệnh tăng huyết áp cũng như các bệnh lý về thận, bạn có thể đặt lịch khám với các bác sĩ của phòng khám Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tăng huyết áp - cao huyết áp

Tăng huyết áp kháng trị là gì? Khi nào thì cần phải điều trị?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tuổi càng cao thì càng khó kiểm soát mức huyết áp, nhiều người đã phải sử dụng thuốc để kiểm...
Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Một quan niệm sai lầm phổ biến là tăng huyết áp hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ. Tuy nhiên, gần một nửa người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp là phụ nữ....
Bệnh tim - biến chứng tim mạch của bệnh cao huyết áp
Bệnh tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp, dễ gây ra tình trạng tử vong. Nó bao gồm một nhóm các rối loạn như suy tim, bệnh tim...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung