Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn dạng cơ thể
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn dạng cơ thể thường nổi bật đó là bệnh nhân thường tin tưởng mình mắc bệnh, thích khám bệnh và thích đổi bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn dạng cơ thể
Các triệu chứng tiêu hóa có thể gặp là buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó nuốt, tiêu chảy... Bệnh nhân có thể có các triệu chứng về tình dục như lãnh cảm, rối loạn cương dương, kinh nguyệt không đều, rong kinh... Các triệu chứng thần kinh thường gặp đó là chóng mặt, hay quên, thay đổi thị lực, liệt hay yếu cơ... Ngoài ra, các bệnh nhân này cũng dễ bị các rối loạn tâm thần khác kèm theo như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn nhân cách, nghiện rượu hay ma túy, rối loạn lo âu tổng quát hay ám ảnh sợ.
1. Biểu hiện bên ngoài của xung đột nội tâm
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác của rối loạn dạng cơ thể, tuy nhiên, có thể theo nhiều chuyên gia một số yếu tố về tâm lý và cả yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng đến căn bệnh này.
Về tâm lý, các triệu chứng này nhằm thay thế một xung đột nội tâm nào đó bị đè ép. Người bệnh có thể xem triệu chứng bệnh như là một hình thức nhằm tránh né một việc làm nào đó khi họ không muốn thực hiện chúng để biểu lộ cảm xúc như giận chồng hoặc vợ... Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy có số bệnh nhân xuất thân từ các gia đình không ổn định và bị lạm dụng cơ thể khi còn nhỏ. Các triệu chứng thường xuất hiện do các xung đột nội tâm và thể hiện ra bằng các triệu chứng của bệnh.
Rối loạn dạng cơ thể cũng có tính di truyền, khoảng 10% – 20% cha mẹ, anh chị em hay con cái của bệnh nhân cũng có thể mắc rối loạn này. Tỉ lệ bệnh ở trẻ sinh đôi đồng hợp tử là 29% và ở trẻ sinh đôi dị hợp tử là 10%.
Việc điều trị thường trở nên khó khăn do người bệnh thường không đồng ý với chẩn đoán các triệu chứng cơ thể là do các yếu tố tâm lý hoặc tâm thần gây ra. Họ thường tỏ ra giận dữ hay thất vọng khi bác sĩ thông báo rằng không tìm thấy nguyên nhân. Ngoài ra còn một khó khăn khác đó là đôi khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng mới và mỗi lần như vậy thì lại phải khám và làm các xét nghiệm để loại bỏ nguyên nhân thực thể. Điều trị tâm lý đóng vai trò quan trọng, mục đích là giúp bệnh nhân bày tỏ được cảm xúc của mình và kết hợp với thuốc khi cần thiết. Đồng thòi cũng cần điều trị luôn các bệnh lý tâm thần kèm theo.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Thích khám bệnh và thay đổi bác sĩ
Người bệnh khi đến khám thường trình bày khá dài dòng và không nhất quán về nhiều loại triệu chứng cơ thể. Cách khai bệnh của họ đầy vẻ kịch tính, thích thổi phồng sự việc. Với những người không hiểu rõ về căn bệnh này thường có cảm giác bệnh nhân đang giả vờ. Vì thế, bệnh thường gây trở ngại trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân thường xuyên yêu cầu thay đổi bác sĩ và có thể nói họ luôn có “nhu cầu” được khám bệnh.. Họ thường lo lắng về tình trạng bệnh của mình do bệnh kéo dài và hầu hết không được điều trị thích hợp. Người bệnh cũng hay đe dọa là sẽ tự tử nhưng hiếm khi họ thực hiện và các trường hợp chết do tự tử thường xuất hiện ở người bệnh có kèm nghiện rượu hay ma túy.
Ngoài việc quan tâm đến các triệu chứng của bệnh, bạn cũng cần quan tâm đến những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn dạng cơ thể để từ những nguyên nhân này, có cách điều trị thích hớp
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các thể lâm sàng của rối loạn dạng cơ thể
1. Rối loạn dạng cơ thể không biệt định
Rối loạn dạng cơ thể không biệt định là có một hay nhiều cơn rối loạn cơ thể, diễn ra thường xuyên trong khoảng 6 tháng trở lên.
Rối loạn hay gặp nhất đó là mệt mỏi mạn tính, mất cảm giác ngon miệng, gặp vấn đề về dạ dày- ruột, tiết niệu, sinh dục. Các triệu chứng này không giải thích được bằng bệnh thực tổn hoặc lạm dụng một chất.
Các triệu chứng làm ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc các chức năng quan trọng khác.
Chẩn đoán không được đặt ra nếu như các triệu chứng này là một bệnh tâm thần như: rối loạn dạng cơ thể khác, rối loạn tình dục, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.
2. Đau tâm căn
Đau tâm căn là đau chiếm ưu thế nổi bật trong các triệu chứng lâm sàng và đủ mạnh để dẫn đến sự chú ý cho những người xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ảnh đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác. Các yếu tố tâm lí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khởi phát bệnh, tái phát bệnh và cường độ cơn đau và đau không phải là giả vờ. Đau tâm căn không chẩn đoán được nếu đó là hậu quả của rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu hay rối loạn tâm thần khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Các rối loạn nghi bệnh
Nghi bệnh là bệnh nhân khẳng định rằng mình bị một bệnh nặng trên cơ sở giải thích sai lầm một hoặc nhiều cảm giác hoặc triệu chứng. Cho dù bệnh được khám và thực hiện các xét nghiệm vô cùng tỉ mỉ nhưng vẫn không xác định được một bệnh thực tổn nào có thể giải thích được các dấu hiệu và triệu chứng cơ thể của bệnh nhân. Người bệnh cho rằng bệnh cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên niềm tin đó chưa đủ mạnh để trở thành hoang tưởng. Niềm tin của bệnh nhân không bị giới hạn như trong rối loạn sơ đồ cơ thể. Sự bận tâm quá mức về những bệnh lý là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động nghề nghiệp, xã hội hoặc các chức năng quan trọng khác. Bệnh thường diễn ra ít nhất 6 tháng và đặc biệt sự bận tâm quá mức đó không phải là rối loạn lo âu lan toả, rối loạn ám ảnh, cưỡng bức, hoảng sợ, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn dạng cơ thể khác. Nhận thức về bệnh sẽ bị giảm sút, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian dài bệnh nhân không thừa nhận là bệnh của mình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật dạng cơ thể
Với dạng rối loạn này người bệnh thuờng trình bày các triệu chứng của bệnh như thể các triệu chứng này do chính rối loạn thực thể của mỗi cơ quan hay một hệ thống nào đó dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật, chẳng hạn như các rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng dạ dày- ruột, hô hấp, tiết niệu, sinh dục.
Các triệu chứng thường được biểu hiện bằng trạng thái cường giao cảm, chẳng hạn hồi hộp, đánh trống ngực, ra mồ hôi, run chân tay, cơn đỏ mặt. Ngoài ra còn gặp các triệu chứng chủ quan không đặc hiệu như: cảm giác đau thoáng qua, cảm giác bỏng buốt, nóng rát, nặng nề, gò bó, sưng phù tay căng da. Trên thực tế lâm sàng khó phân biệt biểu hiện của nhóm triệu chứng nào là chính mà chỉ thấy sự kết hợp giữa 2 nhóm triệu chứng trên, tạo thành bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và phức tạp.
Khi thấy người thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn dạng cơ thể, gia đình không nên làm theo ý của bệnh nhân mà nên đưa bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh rối loạn dạng cơ thể theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ. Hello Doctor luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi