Biện pháp phòng chống bệnh rối loạn dạng cơ thể hữu hiệu
Biện pháp phòng chống bệnh rối loạn dạng cơ thể cũng chủ yếu sử dụng các liệu pháp tâm lý nhằm giải tỏa các áp lực để có một tinh thần sảng khoái nhất.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Biện pháp phòng chống bệnh rối loạn dạng cơ thể
Các liệu pháp tâm lý nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm... nhằm phóng chiếu các cảm xúc bất lợi, giúp người bệnh nhận thức rõ hơn tình trạng bệnh lý của mình, đồng thời phòng chống luôn bệnh rối loạn dạng cơ thể. Phương pháp này có các bài tập phù hợp để bệnh nhân thay đổi hành vi, tự vượt qua tình trạng stress và những khó khăn tâm lý của bản thân.
1. Phương pháp luyện thở
Những bài tập này giúp bạn thả lỏng cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh thư giãn hơn trong lúc luyện thở.
- Kiểu thở nghe thấy được
Kiểu thở này giúp bạn thở đều, trơn tru. Luyện thở trong tư thế ngồi sẽ giúp bạn tĩnh tâm, tăng cường sự tĩnh lặng, đây là yếu tố quan trọng và cần thiết khi ngồi thiền.
Ban đầu bạn hãy ngồi xếp bằng hay quỳ gối thật thoải mái đồng thời hít thở bằng miệng. Hơi đóng cổ họng lại, hít vào và phát ra tiếng “Ahhhh”. Sau đó thở ra và phát ra tiếng “Haaaa” thật khẽ.
Khi đã cảm nhận được cách thở này bạn hãy cố gắng phát ra âm thanh tương tự trong cổ họng, nhưng miệng hãy khép lại, thả lỏng hàm. Điều này giúp bạn hình dung mình đang thở thông qua một lỗ hở phía trước cổ họng. Hãy hít thở thoải mái và nhớ chú tâm vào hơi thở vì âm thanh của hơi thở rất nhẹ, chỉ một mình bạn có thể nghe thấy mà thôi.
- Nằm ngửa thở bụng
Với phương pháp này bạn sẽ được thư giãn cả cơ thể và trí não, giúp xua tan căng thẳng.
Bạn nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Hãy để hơi thở tự nhiên, trơn tru. Khi hít thở, hãy cảm nhận chuyển động lên xuống của bụng. Cần để hơi thở ra dài hơn so với khi hít vào.
Để hơi thở ra chậm và trọn vẹn hơn đồng thời thóp bụng sát vào trong cột sống khi thở ra. Để cho bụng phình lên khi hít vào và thư giãn. Lặp lại động tác và hít thở nhịp nhàng.
Trong khi hít vào, bạn hãy giữ cho bụng và cơ sàn chậu co nhẹ đồng thòi hãy cảm nhận hơi thở trong lồng ngực khi hít vào. Hít thở vài hơi, sau đó thả lỏng bụng và sàn chậu và giữ cho hơi thở hoàn toàn thoải mái để tạo cảm giác tĩnh tâm và thư giãn.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn nguyên nhân gây râ bệnh rối loạn dạng cơ thể, có thể xem thêm tại Nguyên nhân của bệnh rối loạn dạng cơ thể
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Phương pháp thiền
Bạn cần một tấm chăn nhỏ hay manh chiếu nhỏ. Trang phục thoải mái để tạo cảm giác dễ dàng khi hít thở.
Tư thế ngồi thiền: Với người chưa biết thiền, bạn hãy chọn tư thế thích hợp, thoải mái nhất. Bạn ngồi ngay ngắn, nhắm mắt lại hoặc nhìn chăm chú vào chóp mũi. Giữ cho xương sống, đầu, cổ cân bằng và ngay ngắn.
Việc ngồi thiền được chia làm ba giai đoạn theo trình tự sau:
1. Nhập thiền: Sau khi ngồi theo tư thế đã hướng dẫn ở trên, bạn hít từ từ, nhẹ nhàng để hấp thụ dưỡng khí làm máu huyết lưu thông, há miệng thở ra. Lặp lại như vậy ba lần, các lần tiếp theo chỉ dùng mũi để hít - thở.
2. Trụ thiền: Sau khi cơ thể ổn định, bạn bắt đầu định tâm bằng phương pháp đếm hơi thở và khi hơi thở thuần thục bạn bước sang giai đoạn nhận thức, thấy rõ hơi thở của mình. Bạn hít thở với ý thức rằng: Tôi thở nghĩa là tôi đang sống và bạn phải làm cho hơi thở luân chuyển, điều hòa để tâm thanh tịnh.
3. Xả thiền: Khi xả thiền, bạn hãy đọc một câu châm ngôn để tạo cho mình một nghị lực sống. Sau đó, xoay nhẹ cổ và vẫn không ngừng chú ý đến nhịp thở của mình. Tiếp theo, bạn dùng tay tự xoa bóp mặt, tay, chân và nhẹ nhàng đứng lên.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc điều trị bệnh rối loạn dạng cơ thể, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ trong việc điều trị bệnh.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi