Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ

Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ

Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi nhiễm, cách dùng thuốc ra sao?

Để được tư vấn và dùng dùng thuốc cho trường hợp cụ thể xin liên lạc thông tin bên dưới:

Thông tin liên lạc:

Địa chỉ phòng khám tại 3 Thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Thành Phố Hồ Chí Minh

✈ Thành Phố Hà Nội

✈ Thành Phố Đà Nẵng

✈ Các tỉnh/Thành phố khác

Liên lạc với chúng tôi để tư vấn khám và gửi thuốc về tận nhà.

Đối tượng cần sử dụng thuốc phơi nhiễm

  1. Cách sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV
  2. Tác dụng của thuốc phơi nhiễm HIV
  3. Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV
  4. Những điều cần lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Để biết cách phải xử lý như thế nào khi bị phơi nhiễm HIV, bạn có thể xem thêm thông tin tại Phơi nhiễm HIV.

Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng.

>>>Để hiểu đầy đủ về việc điều trị bệnh nhiễm HIV, bạn có thể xem tại Điều trị bệnh HIV.

1. Những người cần sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV

Trước khi sử dụng thuốc cần đánh giá các nguy cơ nhiễm HIV:

- Nguy cơ lây nhiễm rất rất thấp: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)

- Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

- Nguy cơ lây nhiễm cao: Tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

Các trường hợp cần sử dụng thuốc chống phơi nhiễm:

Tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch của người nhiễm HIV như:

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

- Tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV

  • Chỉ điều trị dùng thuốc ARV khi có chỉ định của thầy thuốc sau khi đã được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Dùng thuốc đúng liều, đúng chỉ định theo đơn của bác sỹ
  • Dùng thuốc đúng giờ: Việc dùng thuốc đúng giờ giúp duy trì nồng độ thuốc trong máu làm giảm khả năng phát triển và sinh sôi của virus HIV
  • Nếu quên thuốc: Cần uống thuốc ngay khi nhớ ra nhưng viên tiếp theo cần cách ít nhất 4 tiếng.
  • Một số thuốc khi dùng sẽ gặp các tác dụng phụ khó chịu nên khuyến khích uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
  • Trong thời gian dùng thuốc nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia…

Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

3. Tác dụng của thuốc phơi nhiễm HIV

- Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.

- Thuốc còn giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.

>>>Bạn có thể xem Thuốc điều trị HIV ARV để hiểu rõ hơn về loại thuốc điều trị HIV này.

4. Thời gian điều trị phơi nhiễm HIV

- Cần tiến hành liệu pháp điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt.

- Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  

- Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần.

>>>Để biết thêm thông tin về thời gian có thể xét nghiệm phơi nhiễm là bao lâu, bạn có thể xem tại Thời gian phơi nhiễm HIV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

5. Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

- Trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ cũng như người thân.

- Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu.

- Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Tóm lại, việc dự phòng lây nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm HIV giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi lần điều trị phơi nhiễm thường kéo dài và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, kinh tế, tâm lý… chính vì vậy, không coi điều trị phơi nhiễm là biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV mà cần chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV bằng các biện pháp tích cực, chủ động hơn trong việc dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV.

Để điều trị bệnh HIV/AIDS, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Thuốc điều trị HIV thế hệ mới 2023 mua ở đâu và thuốc nào là tốt nhất?
Rất nhiều người mắc bệnh HIV tỏ ra hoang mang, lo lắng khi không biết phải chọn mua loại thuốc điều trị HIV nào là tốt nhất cho mình và cần phải mua thuốc điều...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • T. Sơn

    Những người bệnh chúng tôi rất cần những thông tin này, cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    19/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung