Phương pháp điều trị và phòng chống bệnh bướu cổ bạn cần biết

Phương pháp điều trị và phòng chống bệnh bướu cổ bạn cần biết

Sau khi chẩn đoán, nếu phát hiện bạn bị mắc bệnh bướu cổ, tùy vào loại bướu cổ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua những phương pháp phòng chống bệnh bướu cổ mà các chuyên gia chia sẻ dưới đây.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Bướu cổ là một khối u ở giữa cổ, gần yết hầu (quả táo của Adam), xảy ra do rối loạn tuyến giáp. Để hiểu thế nào là bệnh bướu cổ, bạn có thể xem tại BƯỚU CỔBệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là: thiếu iốt, các bệnh tự miễn dịch (như Graves hay viêm tuyến giáp Hashimoto) và đa nhân tuyến giáp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh bướu cổ

Để chẩn đoán người bệnh mắc bướu cổ hay không có thể bác sĩ cần áp dụng phương pháp sau:

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Xét nghiệm máu tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, chụp X-quang tuyến giáp và/hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
  • Kiểm tra bổ sung có thể được bác sĩ yêu cầu.

Các cách điều trị bệnh bướu cổ

Tùy vào kích thước, triệu chứng của bệnh bướu cổ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau:

Theo dõi bệnh: Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề, và tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi bệnh, nếu bệnh không tiến triển có thể không cần áp dụng những phương pháp điều trị khác. 

Thuốc: Nếu có suy giáp, thay thế hormone tuyến giáp với levothyroxine (Levothroid, Synthroid) sẽ giải quyết các triệu chứng của suy giáp cũng như làm chậm sự phát hành của hormone tuyến giáp kích thích từ tuyến yên, thường làm giảm kích thước của bướu cổ. Đối với viêm tuyến giáp, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị viêm. Nếu bệnh liên quan đến cường giáp, có thể cần thuốc để bình thường hóa nồng độ hormone.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ

Siêu âm tuyến giáp là một trong những phương pháp phổ biến chẩn đoán bướu cổ

Phẫu thuật: Loại bỏ toàn bộ hay một phần của tuyến giáp sẽ được chỉ định nếu có một bướu cổ lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt, hay trong một số trường hợp, nếu có nốt gây bướu cổ cường giáp. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Có thể cần dùng levothyroxine sau khi phẫu thuật, tùy thuộc vào lượng của tuyến giáp loại bỏ.

I-ốt phóng xạ: Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị một tuyến hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iốt phóng xạ được thực hiện bằng cách uống và đến tuyến giáp thông qua máu, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Phương pháp này có thể giúp giảm kích thước của bệnh bướu cổ nhưng lại làm cho tuyến giáp suy yếu. Hormone thay thế với levothyroxine hormone tuyến giáp tổng hợp sau đó trở nên cần thiết.

Để biết đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ, bạn có thể xem thêm tại Cách điều trị bệnh bướu cổ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các biện pháp phòng chống bệnh bướu cổ

Để phòng tránh bệnh bướu cổ bạn cần:

Nhận đủ iốt: Để đảm bảo có đủ iốt, bạn cần sử dụng muối I-ốt hoặc ăn hải sản. Rong biển, sushi cũng là một nguồn rong biển tốt, nên ăn khoảng hai lần một tuần. Tôm và cua cũng có lượng iốt khá cao. Nếu sống gần bờ biển, trái cây và rau cải trồng tại địa phương có khả năng chứa một số i-ốt, cũng như sữa bò và sữa chua. Mỗi người cần khoảng 150 microgram iốt/ngày, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

Giảm tiêu thụ i-ốt: Một lượng iốt quá nhiều trong cơ thể đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ. Bạn nên giảm lượng muối củng cố iốt bằng đồ biển, rong biển, bổ sung iốt.

Việc điều trị bệnh bướu cổ đạt được hiệu quả khi bạn có một phác đồ điều trị đúng đắn. Điều đó phụ thuốc rất nhiều vào bác sĩ chữa bệnh cho bạn. Chính vì vậy, bạn cần tìm đến một địa chỉ chữa bướu cổ uy tín để điều trị. Hello Doctor là một địa chỉ hết sức uy tín để cho bạn lựa chọn khám chữa bệnh của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Bướu cổ

Ý nghĩa siêu âm tuyến giáp
Bệnh lý về tuyến giáp là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nhưng đây cũng là bệnh không khó để chẩn đoán, dựa vào...
Địa chỉ phòng khám ung bướu tốt nhất ở đâu?
Phòng khám ung bướu Hello Doctor liên kết với các tổ chức y tế uy tín và các bác sĩ điều trị chuyên khoa có trên 20 năm...
U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bướu giáp lan tỏa có những loại nào - cách để nhận biết
Bướu giáp lan tỏa là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung