Phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực còn được gọi là phình động mạch ngực và bóc tách động mạch chủ vì phình động mạch có thể dẫn đến xé rách thành động mạch gây ra xuất huyết đe dọa tính mạng.

1. Phình động mạch chủ ngực là gì

2. Triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ ngực

3. Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ ngực

4. Biến chứng của bệnh phình động mạch chủ ngực

5. Điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Phình động mạch chủ ngực là bệnh gì?

Phình động mạch chủ ngực (tên tiếng anh là Thoracic Aortic aneurysm) là tình trạng đoạn phía trên của động mạch chủ yếu đi. Trong đó, động mạch chủ là mạch máu chính cung cấp máu cho cơ thể. Các phình động mạch chủ ngực nhỏ và phát triển chậm có thể không vỡ, nhưng các phình lớn phát triển nhanh có thể bị vỡ. Tùy thuộc vào kích thước và tốc độ phát triển của phình động mạch chủ ngực, điều trị có thể thay đổi từ thận trọng theo dõi đến phẫu thuật cấp cứu. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực thường phát triển chậm và không có triệu chứng nên rất khó phát hiện bệnh. Một số chứng phình mạch sẽ không bao giờ vỡ. Nhiều phình mạch khi mới bắt đầu rất nhỏ và sẽ giữ nguyên kích thước, mặc dù nhiều đoạn phình lại giãn rộng theo thời gian. Tốc độ tiến triển của bệnh phình động mạch chủ có thể phát triển nhanh, khó dự đoán.

Khi phình động mạch chủ ngực tiến triển, một số người có thể nhận thấy:

Chứng phình mạch có thể phát triển bất cứ vị trí nào dọc theo động mạch chủ, động mạch chạy từ tim đến bụng. Khi chúng xảy ra ở phần trên của động mạch chủ, sẽ được gọi là phình động mạch chủ ngực. Phình có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong động mạch chủ ngực, bao gồm đoạn động mạch chủ lên nằm gần tim, cùng động mạch chủ tại đoạn cong của động mạch chủ ngực và đoạn động mạch chủ xuống ở phần dưới của động mạch chủ ngực.

Phình mạch hình thành ở phần dưới của động mạch chủ - được gọi là phình động mạch chủ bụng - phổ biến hơn so với phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch cũng có thể xảy ra ngay giữa phần trên và phần dưới của động mạch chủ. Loại phình động mạch này được gọi là phình động mạch chủ ngực bụng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết những người phình động mạch chủ không có triệu chứng trừ khi có sự xé rách (bóc tách) hoặc vỡ. Trong trường hợp naỳ bệnh nhân cần được trường hợp cấp cứu càng sớm càng tốt. 

Nếu phình động mạch bị vỡ hay một hoặc nhiều lớp của thành động mạch bị tách ra (bóc tách), bạn có thể sẽ cảm thấy:

  • Cơn đau nhói, đột ngột ở phần lưng trên lan xuống phía dưới
  • Đau ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay
  • Khó thở

Nếu gia đình bạn có tiền căn về phình động mạch chủ, hội chứng Marfan hoặc các bệnh về mô liên kết khác, hoặc van động mạch chủ 2 mảnh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm thường xuyên để sàng lọc phình động mạch chủ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ ngực

Các yếu tố có thể góp phần phát triển phình mạch bao gồm:

Xơ vữa động mạch: Khi mảng bám tích tụ trên thành động mạch khiến chúng trở nên kém đàn hồi, và áp lực tăng lên có thể làm chúng yếu đi và phình ra. Cao huyết ápCholesterol cao là những yếu tố nguy cơ làm cứng các động mạch. Điều này phổ biến hơn ở những người cao tuổi.

Tình trạng di truyền: Những người trẻ tuổi bị phình động mạch chủ lên thường do nguyên nhân di truyền. Những người sinh ra với hội chứng Marfan, một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết trong cơ thể, đặc biệt có nguy cơ cao phình động mạch chủ ngực. Thành mạch của họ có thể có điểm yếu khiến chúng dễ bị phình hơn. Những người này thường có những đặc điểm hình dáng khác biệt, bao gồm dáng cao, cánh tay rất dài, xương ức bị biến dạng và các vấn đề về mắt.

Ngoài hội chứng Marfan, các rối loạn liên quan khác, như hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng Loeys-Dietz, có thể góp phần gây ra phình động mạch chủ ngực. Hội chứng Ehlers-Danlos làm cho da, khớp và mô liên kết của bạn trở nên mỏng manh hơn và làm cho da bạn căng ra dễ dàng.

Các tình trạng bệnh khác: Các tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm động mạch tế bào khổng lồviêm động mạch Takayasu, có thể gây phình động mạch chủ ngực.

Vấn đề do van động mạch chủ: Thỉnh thoảng những người có vấn đề với bệnh van tim chỗ mà máu chảy qua khi chúng rời khỏi tim (van động mạch chủ) có nguy cơ tăng phình động mạch chủ ngực. Điều này chủ yếu đúng đối với những người sinh ra với van động mạch chủ 2 mảnh, có nghĩa là van động mạch chủ chỉ có hai mảnh thay vì ba.

Nhiễm trùng không điều trị: Mặc dù đây là một nguyên nhân hiếm gặp của phình động mạch chủ ngực, nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng không được điều trị, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc nhiễm salmonella.

Chấn thương: Rất hiếm, một số người bị thương do té ngã hoặc tai nạn xe sau đó phát triển phình động mạch chủ ngực.

Các trường hợp cấp cứu của động mạch chủ

Phình động mạch chủ khác với bóc tách động mạch chủ. Bóc tách động mạch chủ xảy ra tại vị trí phình. Trong bóc tách động mạch chủ, thành động mạch chủ bị xé rách. Điều này gây ra chảy máu bên trong và dọc theo thành mạch động mạch chủ và, trong một số trường hợp, có thể chảy máu hoàn toàn ra ngoài động mạch (vỡ).

Bóc tách động mạch chủ là một trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng. Điều quan trọng là phải điều trị phình mạch động mạch chủ trước khi bóc tách xảy ra. Nếu bóc tách xảy ra, vẫn có thể điều trị bằng phẫu thuật, nhưng bệnh nhân sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ ngực

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh phình động mạch chủ ngực

Các yếu tố nguy cơ phình động mạch chủ ngực:

Tuổi tác: Phình động mạch chủ ngực thường xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên.

Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ mạnh cho sự tiến triển của phình động mạch chủ.

Huyết áp cao: Tăng huyết áp làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, tăng khả năng phát triển chứng phình mạch.

Tích tụ mảng bám trong động mạch (chứng xơ vữa động mạch): Sự tích tụ chất béo và các chất khác có thể gây tổn thương lớp lót trong mạch máu (xơ vữa động mạch) làm tăng nguy cơ bị phình mạch. Đây là một nguy cơ phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Tiền căn gia đình: Những người có tiền căn gia đình về phình mạch động mạch chủ có nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ cao hơn người khác. Những người có tiền sử gia đình bị phình mạch có xu hướng phát triển phình mạch ở tuổi trẻ hơn và có nguy cơ cao bị vỡ. Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu ở người trẻ tuổi.

Hội chứng Marfan và rối loạn liên quan: Nếu bạn có hội chứng Marfan hoặc các rối loạn liên quan như hội chứng Loeys-Dietz hoặc hội chứng Ehlers-Danlos, gây tăng nguy cơ đáng kể về phình động mạch chủ ngực.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh phình động mạch chủ ngực

Xé rách thành động mạch chủ (bóc tách) và vỡ động mạch chủ là những biến chứng chủ yếu của phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch chủ vỡ có thể dẫn đến chảy máu nội tạng đe doạ đến tính mạng. Nhìn chung, phình động mạch càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao.

Dấu hiệu và triệu chứng mà phình động mạch chủ ngực đột ngột vỡ bao gồm:

  • Đau ngực hoặc đau lưng đột ngột, dữ dội và liên tục
  • Đau lan ra sau lưng
  • Hít thở khó khăn 
  • Huyết áp tụt
  • Mất ý thức
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Yếu hoặc liệt một bên cơ thể, khó nói, hoặc các dấu hiệu đột quỵ khác

5. Các phương pháp điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực

Chẩn đoán

Phình động mạch chủ ngực thường gặp qua khi làm các xét nghiệm thường quy, chẳng hạn như X-quang ngực hoặc siêu âm tim hoặc bụng, đôi khi chỉ định này vì một lý do khác.

Xét nghiệm

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có phình mạch động mạch chủ, các xét nghiệm đặc hiệu có thể xác định. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

- Chụp X-quang ngực

Bác sĩ trước tiên có thể nghi ngờ bạn có phình động mạch chủ ngực khi nhìn vào hình ảnh chụp X quang ngực, được chỉ định khi kiểm tra tình trạng bệnh khác.

- Siêu âm tim

Phình động mạch chủ ngực có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim, và kỹ thuật này thường được sử dụng để sàng lọc các thành viên trong gia đình những người có phình động mạch chủ ngực. Siêu âm tim sử dụng sóng âm để thể hiện những hình ảnh chuyển động ngay lúc đó của tim và động mạch chủ lên.

Siêu âm tim cho thấy hoạt động của các buồng tim và van tim tốt như thế nào. Đôi khi, để thấy được động mạch chủ của bạn rõ hơn, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm tim qua thực quản - trong đó sóng âm được tạo ra từ bên trong cơ thể bằng thiết bị luồn vào trong thực quản của bạn.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Xét nghiệm này không đau và có thể cung cấp cho bác sĩ những hình ảnh rõ ràng về động mạch chủ, xác định kích thước và hình dạng của phình mạch. Trong quá trình chụp CT, bạn nằm trên một cái bàn bên trong một chiếc máy hình bánh donut. Máy CT phát ra các tia X để tạo ra các hình ảnh chụp cắt lớp của cơ thể. Các bác sĩ có thể tiêm thuốc nhuộm vào mạch máu giúp cho động mạch của bạn được nhìn thấy trên các hình ảnh CT (chụp cắt lớp vi tính mạch máu).

Một nhược điểm của việc sử dụng CT trong việc phát hiện và theo dõi phình động mạch chủ là phơi nhiễm với tia bức xạ, đặc biệt đối với những người cần theo dõi thường xuyên, chẳng hạn như hội chứng Marfan. Tuy nhiên, các kỹ thuật chụp CT mới có thể giảm lượng phóng xạ phơi nhiễm ở một số trung tâm y tế.

- Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA)

Chụp cộng hưởng từ mạch máu là một bài xét nghiệm hình ảnh không đau mà có thể được sử dụng để chẩn đoán chứng phình động mạch và xác định kích thước và vị trí của nó. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn di động trượt vào trong một máy hình ống. Máy cộng hưởng từ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến điện để tạo ra hình ảnh các mô của cơ thể. Các bác sĩ có thể tiêm thuốc nhuộm vào các mạch máu để giúp tạo hình ảnh cho mạch máu của bạn (chụp cộng hưởng từ mạch máu).

Xét nghiệm này có thể thay thế cho chụp cắt lớp vi tính ở những người cần theo dõi thường xuyên, để giảm phơi nhiễm với tia bức xạ.

Sàng lọc phình động mạch chủ ngực

Các điều kiện gây phình động mạch chủ ngực có thể từ gia đình. Với lý do này, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng động mạch chủ ngực nếu người có quan hệ cận huyết, như cha mẹ, anh chị em ruột, con trai hoặc con gái, bị hội chứng Marfan hoặc tình trạng khác có thể gây phình động mạch chủ ngực. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

- Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể khuyên các thành viên gia đình có quan hệ cận huyết làm siêu âm tim hoặc các hình ảnh chẩn đoán khác để kiểm tra hội chứng Marfan hoặc bệnh động mạch chủ ngực khác. Nếu bác sĩ phát hiện bạn có động mạch chủ giãn rộng hoặc phình, bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm hình ảnh khác trong vòng sáu tháng để đảm bảo rằng động mạch chủ của bạn không tiến triển to ra.

- Xét nghiệm di truyền: Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc hội chứng Marfan, hoặc tình trạng di truyền khác làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ ngực, bạn có thể cân nhắc làm xét nghiệm di truyền. Bạn cũng có thể muốn tư vấn di truyền trước khi kết hôn.

Điều trị

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa phình mạch không bị vỡ. Nói chung, các phương pháp điều trị của bạn là theo dõi hoặc phẫu thuật. Quyết định điều trị của bác sĩ phụ thuộc vào kích thước của phình động mạch chủ và tốc độ phát triển của nó.

Theo dõi 

Nếu phình động mạch chủ ngực của bạn nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi, bao gồm hẹn tái khám thường xuyên để đảm bảo phình mạch của bạn không phát triển và kiểm soát các bệnh khác, có thể khiến phình mạch của bạn tồi tệ hơn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào bạn có, liên quan đến phình mạch.

Có thể bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh thường xuyên để kiểm tra kích thước của phình mạch. Siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) ít nhất sáu tháng sau khi chẩn đoán phình mạch và làm các xét nghiệm theo dõi và chẩn đoán hình ảnh thường xuyên sau khi chẩn đoán hình ảnh ban đầu. Tần số xét nghiệm hình ảnh phụ thuộc vào việc liệu phình động mạch có đang phát triển hay không và tốc độ phát triển nhanh như thế nào.

Thuốc 

Nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc tắc nghẽn động mạch, có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm huyết áp và giảm mức cholesterol để giảm nguy cơ biến chứng do phình mạch. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp bằng cách làm chậm nhịp tim. Đối với những người có hội chứng Marfan, chất chẹn beta có thể làm giảm tốc độ giãn động mạch chủ. 
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Bác sĩ cũng có thể kê toa các thuốc này nếu chất chẹn beta không đủ kiểm soát huyết áp của bạn hoặc nếu bạn không thể dùng thuốc chẹn beta. Những loại thuốc này được khuyến cáo cho những người có hội chứng Marfan, ngay cả khi họ không bị cao huyết áp. 
  • Thuốc hạ mỡ máu Statins: Những loại thuốc này có thể giúp làm giảm cholesterol, làm giảm tắc nghẽn động mạch và giảm nguy cơ biến chứng phình mạch. 

Mục tiêu huyết áp thấp hơn 140/90 mmHg.

Nếu bạn hút thuốc, điều quan trọng là phải bỏ thuốc. Sử dụng thuốc lá có thể làm nặng hơn tình trạng phình mạch.

Phẫu thuật ngăn ngừa vỡ

Nếu bạn có phình động mạch chủ ngực, phẫu thuật thường được đề nghị nếu phình khoảng từ 1,9 đến 2,4 inch (khoảng 5 đến 6 cm) và lớn hơn. Nếu bạn có hội chứng Marfan, bệnh mô liên kết khác, van động mạch chủ hai mảnh hoặc tiền căn gia đình về bóc tách động mạch chủ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cho phình động mạch nhỏ vì bạn có nguy cơ cao bị vỡ.

Điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực

Hầu hết những người có phình động mạch chủ ngực đều có phẫu thuật ngực hở, nhưng trong một số trường hợp chọn lọc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội mạch cho bạn. Tùy theo tình trạng và vị trí của phình động mạch chủ ngực, bác sĩ có thể khuyến cáo:

- Phẫu thuật ngực hở. Phẫu thuật ngực hở để sửa chữa phình động mạch chủ ngực, cắt bỏ phần động mạch chủ bị tổn thương và thay thế bằng một ống tổng hợp (mảnh ghép), được khâu vào vị trí phình. Thủ thuật này đòi hỏi mở ổ bụng hoặc mở ngực, và bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng một tháng.

Nếu bạn có hội chứng Marfan hoặc các bệnh khác có liên quan, có thể phẫu thuật để điều trị một đoạn động mạch chủ nằm gần với chỗ nối động mạch chủ và tim (gốc động mạch chủ). Khi phẫu thuật tái tạo thế gốc động mạch chủ, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một đoạn động mạch chủ và van động mạch chủ thay đoạn động mạch chủ bằng một ống nhân tạo. Van động mạch chủ được thay bằng van cơ học hoặc sinh học.

Ngoài ra, có thể sửa chữa gốc động mạch chủ giữ lại van, trong đó bác sĩ phẫu thuật thay thế đoạn phình của động mạch chủ với mảnh ghép, và vẫn giữ nguyên van động mạch chủ.

- Phẫu thuật nội mạch: Các bác sĩ sẽ gắn một mảnh ghép tổng hợp vào đầu của ống thông mỏng (ống thông) đưa vào động mạch ở chân và luồn vào trong động mạch chủ của bạn. Mảnh ghép – một ống dệt được bao phủ bằng lưới kim loại - được đặt tại vị trí của phình mạch và được đính chặt bằng kim móc hoặc ghim. Mảnh ghép giúp củng cố nâng đỡ đoạn động mạch chủ yếu để ngăn ngừa vỡ mạch phình.

Thời gian phục hồi nói chung là nhanh hơn so với phẫu thuật ngực hở, nhưng phẫu thuật nội mạch không thể thực hiện được đối với tất cả mọi người. Thảo luận với bác sĩ của bạn cho dù bạn được gợi ý cho thủ thuật điều trị này. Sau khi phẫu thuật nội mạch, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm hình ảnh theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng mảnh ghép không bị sút ra.

- Các phẫu thuật tim khác: Nếu bạn có bệnh khác góp phần vào sự phát triển phình mạch, chẳng hạn như vấn đề van tim, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật kèm theo để sửa chữa hoặc thay thế van bị hỏng để ngăn chứng phình mạch của bạn xấu đi.

Sau khi giải phẫu, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi thường xuyên tình trạng của bạn.

Phẫu thuật cấp cứu

Mặc dù có thể sửa chữa phình mạch động mạch bị vỡ bằng phẫu thuật cấp cứu, nhưng nguy cơ cao hơn và tỉ lệ xảy ra biến chứng nhiều hơn. Vì lý do này, bác sĩ muốn xác định và điều trị phình động mạch chủ ngực trước khi vỡ và tiếp tục theo dõi suốt đời và phẫu thuật phòng ngừa thích hợp. Bạn có thể liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Loan

    Chứng bệnh này tốt nhất là đi gặp bác sĩ. Đọc để lấy thêm tư liệu tham khảo thôi, không nên tự chữa trị. Quá nguy hiểm

    16/10/2017
  • Ngô Minh Đạt

    Tham khảo bài viết xong thì mới thấy căn bệnh thật nguy hiểm. Tôi khuyên mọi người khi có dấu hiệu của bệnh thì hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn nhé.

    05/10/2017
  • Hoàng Thị Duyên

    Bố của tôi mắc bệnh này và có sử dụng thuốc để điều trị, đến nay đã đỡ hơn nhiều. Ai đang mắc phải căn bệnh này thì cũng nên điều trị sớm đi nhé.

    28/09/2017
  • Ngô Quang Hưng

    May mà tôi phát hiện bệnh sớm nên điều trị bệnh không gặp khó khăn. Giờ tìm hiểu mới thấy bệnh có nhiều biến chứng đáng sợ quá.

    11/09/2017
Huỳnh thị bích phương(16/07/2018)
Thưa bs ba e bị phình DMC ngực ở bv chợ rẫy kêu mổ tới 300triệu mà gia đình e k hó khăn quá chỉ vai mượn được 150triệu vậy có lên ca mổ được không ạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...