Dị dạng động tĩnh mạch

Dị dạng động tĩnh mạch

Dị dạng động tĩnh mạch là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não, gây chảy máu não và có thể khiến người bệnh tử vong rất nguy hiểm. Bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong vì thế bạn cần hết sức thận trọng.

1. Dị dạng động tĩnh mạch là gì

2. Triệu chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch

3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị dạng động tĩnh mạch

4. Biến chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch

5. Điều trị bệnh dị dạng động tĩnh mạch

6. Cách tự quản lý bệnh dị dạng động tĩnh mạch

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh dị dạng động tĩnh mạch là gì?

Dị dạng động tĩnh mạch (tên tiếng Anh là Brain Arteriovenous Malformation) là một rối loạn của mạch máu liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch não. Mạch máu não tại khu vực não bộ thường được chia thành nhiều nhánh nhỏ. Đến một điểm nhất định, các mạch máu sẽ phân nhánh thành nhiều mạch nhỏ hay còn gọi là mao mạch. Mao mạch có đường kính bằng một tế bào máu, khoảng 1/5 kích thước sợi tóc con người. Bình thường con người có rất nhiều mao mạch, dòng chảy và áp suất bên trong mao mạch rất thấp.

Tuy nhiên do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. Dị dạng động tĩnh mạch gây ra rất nhiều vấn đề, phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh (co giật).

Dị dạng động tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở não và cột sống. Dù vậy, dị dạng động tĩnh mạch thường hiếm và gây ảnh hưởng tới dưới 1% dân số.

Nguyên nhân của dị dạng động tĩnh mạch chưa được làm rõ. Một số người bị bẩm sinh, nhưng bệnh thường hình thành ở giai đoạn sau của cuộc đời. Bệnh hiếm khi di truyền.

Một số người mắc bệnh dị dạng động tĩnh mạch biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng như đau đầu hoặc co giật. Các dị dạng động tĩnh mạch thường được tìm thấy sau khi làm xét nghiệm hình ảnh học ở não vì một vấn đề sức khỏe khác hoặc sau khi mạch máu bị vỡ và gây chảy máu trong não (xuất huyết não).

Khi đã được chẩn đoán, một dị dạng động tĩnh mạch có thể được điều trị thành công để ngăn ngừa biến chứng như tổn thương não hoặc đột qụy

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Một dị dạng động tĩnh mạch có thể không gây bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi dị dạng này bị vỡ ra, gây ra xuất huyết não. Phân nửa các tình trạng dị dạng mạch máu não có dấu hiệu đầu tiên là xuất huyết.
Nhưng một số người mắc dị dạng động tĩnh mạch có thể có dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến dị dạng động tĩnh mạch ngoài chảy máu.

Ở những người không bị xuất huyết, dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng động tĩnh mạch có thể bao gồm:

  • Co giật
  • Đau cả đầu hoặc một vùng ở đầu
  • Yếu cơ hoặc tê một phần cơ thể

Một số người có thể trải qua các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng, gồm có:

  • Đau đầu dữ dội
  • Yếu, tê liệt tay chân
  • Giảm thị lực
  • Nói khó
  • Lú lẫn hoặc mất khả năng hiểu được người khác
  • Bất ổn định trầm trọng

Các triệu chứng có thể bắt đầu ở bất cứ tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở giai đoạn 10 tới 40 tuổi. Các dị dạng động tĩnh mạch có thể gây tổn thương mô não theo thời gian. Các ảnh hưởng cứ tích lũy dần và thường gây triệu chứng sớm ở tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, khi bạn đến tuổi trung niên, dị dạng động tĩnh mạch có xu hướng ổn định và ít gây triệu chứng.

Một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng nặng hơn do sự thay đổi về thể tích máu và huyết áp.

Một trường hợp nặng của dị dạng động tĩnh mạch, gọi là khiếm khuyết mạch máu Galen, gây dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sớm hơn hoặc ngay sau sinh. Mạch máu chính trong loại dị dạng này có thể tạo dịch và gây tích tụ dịch trong não gây phù. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm phù các tĩnh mạch thấy được trên da đầu, co giật, kém phát triển và suy tim sung huyết.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Tìm trợ giúp y tế ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng động tĩnh mạch như đột nhiên bị đau đầu dữ đội, có khi cứng gáy, lơ mơ, bất ngờ lên cơn động kinh, co giật toàn thân…. Một xuất huyết dị dạng động tĩnh mạch gây đe dọa tử vong và cần được hỗ trợ y tế khẩn cấp. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chuẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị bệnh sớm.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Nguyên nhân dị dạng động tĩnh mạch chưa được rõ, nhưng các nhà khoa học tin rằng hầu hết các dị dạng động tĩnh mạch xuất hiện trong quá trình phát triển phôi thai.

Bình thường, tim bơm máu giàu oxy đến não thông qua động mạch. Các động mạch làm chậm dòng máu chảy bằng cách truyền chúng qua một loạt các mạng lưới mạch máu nhỏ hơn, kết thúc với các mạch máu nhỏ nhất (mao mạch). Các mao mạch từ từ phân phối máu qua các thành mạch mỏng và xốp tới mô não.

Máu nghèo oxy từ não sau đó di chuyển tới các mạch máu nhỏ và vào các mạch máu lớn hơn dẫn máu về tim và phổi để lấy thêm oxy.

Các động mạch và tĩnh mạch trong dị dạng động tĩnh mạch thiếu mạng lưới hỗ trợ của mạch máu nhỏ và mao mạch này. Thay vào đó, một mạng lưới bất thường làm máu đi nhanh hơn và đi trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch, bỏ qua các mô xung quanh.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Bất kì ai sinh ra cũng có thể mắc phải một dị dạng động tĩnh mạch, nhưng các yếu tố sau đây có thể là nguy cơ:

  • Giới tính nam: Các dị dạng động tĩnh mạch thường xảy ra ở nam hơn ở nữ.
  • Có tiền căn gia đình: Các trường hợp dị dạng động tĩnh mạch trong gia đình đã được ghi nhận, nhưng vẫn chưa rõ liệu có một yếu tố di truyền chắc chắn nào hay không hay đó chỉ là các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Các tình trạng bệnh tật khác có thể di truyền gây ra các bất thường mạch máu như dị dạng động tĩnh mạch.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch não

Các biến chứng của bệnh dị dạng động tĩnh mạch bao gồm:

Xuất huyết não: Một dị dạng động tĩnh mạch làm tăng áp lực đáng kể lên thành mạch, làm chúng bị mỏng và yếu đi. Điều này gây vỡ dị dạng động tĩnh mạch và xuất huyết não.

Nguy cơ một dị dạng động tĩnh mạch gây xuất huyết não chiếm khoảng 2% mỗi năm. Nguy cơ xuất huyết cao hơn ở một số loại dị dạng mạch máu nhất định hoặc nếu bạn đã từng trải qua vỡ mạch máu trước đây.

Một số xuất huyết liên quan dị dạng động tĩnh mạch nhưng chúng không được phát hiện vì không gây ra tổn thương não nghiêm trọng hoặc triệu chứng nào, nhưng nguy cơ có các đợt xuất huyết gây đe dọa tính mạng vẫn tồn tại.

Các dị dạng động tĩnh mạch chiếm 2% các trường hợp đột qụy xuất huyết não mỗi năm và thường là nguyên nhân xuất huyết não ở trẻ em và người trẻ.

Giảm oxy cho mô não: Trong dị dạng động tĩnh mạch, máu sẽ không đi qua các mao mạch mà chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch. Máu chảy nhanh vì nó không được làm chậm lại bởi các kênh mạch máu nhỏ.

Các mô não xung quanh không kịp hấp thụ oxy vì máu chảy quá nhanh. Vì không có đủ oxy, mô não yếu đi và có thể chết hoàn toàn. Điều này gây ra các triệu chứng đột quỵ, nói khó, yếu, tê, thị lực giảm hoặc mất ổn định trầm trọng.

Mạch máu mỏng và yếu: Một dị dạng mạch máu làm tăng áp lực đáng kể lên thành mạch mỏng và yếu. Một phình động mạch có thể phát triển và dễ dàng bị vỡ.

Tổn thương não: Khi bạn phát triển, cơ thể có thể cần thêm các mạch máu để cung cấp máu cho các dị dạng động tĩnh mạch chảy quá nhanh này. Kết quả là, một số dị dạng có thể to hơn và chiếm chỗ hoặc tạo áp lực lên một phần của não. Điều này ngăn không cho các chất lỏng bảo vệ chảy tự do xung quanh hai bán cầu não. Nếu dịch tích tụ dần, chúng có thể đẩy mô não chống lại nền sọ (não úng thủy).

5. Các phương pháp điều trị bệnh dị dạng động tĩnh mạch não

Chẩn đoán

Để chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch, bác sĩ sẽ xem lại các triệu chứng của bạn và tiến hành khám lâm sàng.

Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh của bạn. Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh về thần kinh sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh học.

Các xét nghiệm chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch gồm có:

- Chụp động mạch não: Xét nghiệm này được biết đến như chụp mạch máu não, là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán một dị dạng mạch máu. Xét nghiệm cho thấy vị trí và các đặc điểm của động mạch được nuôi và tĩnh mạch dẫn máu đi, rất quan trọng trong việc lên kế hoạch điều trị.

Ở xét nghiệm này, bác sĩ luồn một ống catheter vào động mạch đùi và dẫn nó đến não nhờ vào hình ảnh X-quang. Bác sĩ sẽ cho thuốc cản quang vào mạch máu não để nhìn thấy được chúng trên phim X-quang.

- CT scan: Một CT scan sẽ dùng một loạt các X-quang để tạo ra một hình ảnh cắt ngang chi tiết của não.

Đôi khi bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang qua ống tiêm tĩnh mạch để hình ảnh động mạch đến nuôi máu cho mạch máu dị dạng và tĩnh mạch dẫn máu từ đó đi được nhìn thấy chi tiết hơn (CT scan mạch máu đồ)

- MRI: MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng tần số để tạo các hình ảnh chi tiết của não bộ.

MRI nhạy hơn nhiều so với CT và có thể cho thấy các thay đổi tinh vi trong mô não liên quan đến một dị dạng mạch máu não.

MRI cũng cung cấp thông tin về vị trí chính xác của dị dạng và các xuất huyết liên quan trong não, điều này rất quan trọng trong việc quyết định chọn lựa điều trị.

Bác sĩ có thể tiêm chất cản quang để nhìn thấy tuần hoàn máu trong não (MRI mạch máu đồ).

Cách điều trị dị dạng mạch máu não bằng phẫu thuật

Điều trị dị dạng mạch máu não bằng phẫu thuật

Điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh dị dạng động tĩnh mạch. Mục đích chính của điều trị là để ngăn ngừa xuất huyết, nhưng điều trị để kiểm soát các cơn co giật hoặc các biến chứng thần kinh khác có thể cũng được cân nhắc.

Bác sĩ sẽ quyết định điều trị nào là thích hợp nhất cho tình trạng của bạn, phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, vị trí và kích thước của các mạch máu bất thường.

Thuốc cũng được dùng để điều trị triệu chứng gây ra bởi dị dạng động tĩnh mạch, như đau đầu hoặc co giật.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thông dụng nhất cho bệnh dị dạng động tĩnh mạch. Có 3 phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị dị dạng động tĩnh mạch:

Phẫu thuật cắt bỏ thông thường

Nếu dị dạng động tĩnh mạch đã bị xuất huyết hoặc ở trong vùng dễ được tiếp cận, phẫu thuật cắt bỏ dị dạng thông qua một phẫu thuật não thông thường sẽ được đề nghị tiến hành. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ lấy ra tạm thời một phần xương sọ để tìm đường vào vị trí của dị dạng.

Với sự trợ giúp của kính hiển vi năng lượng cao, phẫu thuật viên sẽ kẹp dị dạng với dụng cụ đặc biệt và cẩn thận cắt bỏ nó ra khỏi mô xung quanh. Sau đó phẫu thuật viên sẽ gắn lại sọ và khâu lại vết cắt.

Phẫu thuật cắt bỏ thường được thực hiện khi dị dạng có thể được bỏ với ít nguy cơ chảy máu hay co giật. Các dị dạng mạch máu ở sâu trong não sẽ co nguy cơ biến chứng cao hơn. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác.

Phương pháp gây tắc mạch

Trong thủ thuật này, bác sĩ luồn một catheter vào động mạch ở chân và dẫn nó đến mạch máu não nhờ vào hình ảnh X-quang.

Catheter được định vị ở một trong các động mạch nuôi máu cho dị dạng và tiêm một chất gây tắc mạch, một chất giống như keo để làm tắc động mạch đó và giảm lượng máu đến chỗ dị dạng.

Phương pháp gây tắc mạch ít xâm lấn hơn phẫu thuật thông thường. Nó có thể được thực hiện độc lập, tuy nhiên thường được làm trước các điều trị phẫu thuật khác để thủ thuật được an toàn hơn bằng cách giảm kích thước của dị dạng và khả năng xuất huyết.

Ở một số dị dạng động tĩnh mạch lớn, phương pháp tắc mạch có thể dùng để làm giảm các triệu chứng giống như đột qụy bằng cách chuyển máu trực tiếp đến các mô não bình thường.

Điều trị tia xạ

Điều trị này tập trung chính xác các tia xạ để hủy dị dạng mạch máu. Đây không phải là phẫu thuật theo nghĩa đen vì không có bất cứ vết cắt nào được thực hiện.

Thay vào đó, phẫu thuật này tập trung cao độ các chùm tia xạ vào chỗ dị dạng để hủy mạch máu ở đó và gây sẹo. Các vết sẹo sau đó sẽ từ từ bị tắc trong vòng một tới ba năm điều trị sau đó.

Điều trị này là thích hợp nhất cho các dị dạng mạch máu nhỏ khó được loại bỏ với phẫu thuật thông thường và cho các loại không gây xuất huyết đe dọa mạng sống.

Nếu bạn không có hoặc quá ít các triệu chứng hay dị dạng nằm ở vị trí khó có thể điều trị, bác sĩ có thể cần phải kiểm tra tình trạng của bạn thường xuyên.

7. Cách tự quản lý bệnh dị dạng động tĩnh mạch

Việc bị bệnh dị dạng động tĩnh mạch khiến bạn cảm thấy như bạn không kiểm soát dược hoàn toàn sức khỏe của mình. Nhưng bạn có thể thực hiện các bước sau để đối mặt với cảm xúc của mình và sẵn sàng để hồi phục sức khỏe:

  • Bạn cần biết đủ thông tin về dị dạng động tĩnh mạch để có thể có quyết định sáng suốt về việc chăm sóc sức khỏe cho bạn. Hỏi bác sĩ về kích thước và vị trí dị dạng động tĩnh mạch và nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị. Nếu như bạn học hỏi thêm về dị dạng động tĩnh mạch, bạn có thể tự tin hơn trong việc quyết định các điều trị.
  • Chấp nhận cảm xúc của mình: Các biến chứng của dị dạng động tĩnh mạch, như xuất huyết và đột quị, có thể gây ra các vấn đề về mặt xúc cảm cũng như về mặt thực thể. Hãy nhận thức rằng cảm súc khó có thể kiểm soát, và một số thay đổi về cảm xúc và trạng thái có thể đến từ chấn thương chính nó cũng như từ việc chẩn đoán.
  • Giữ bạn bè và gia đình gần bên bạn: Giữ các mối quan hệ gần gũi sẽ giúp ích bạn trong quá trình phụ hồi. Bạn bè và gia đình có thể cung cấp hỗ trợ thực tế mà bạn cần, như dẫn bạn đi khám bác sĩ, và hỗ trợ ổn định tinh thần bạn.
  • Tìm ai đó để nói chuyện cùng: Tìm một người biết lắng nghe để sẵn sàng nghe bạn tâm sự về hi vọng cũng như nỗi sợ hãi. Đây có thể là một người bạn hoặc người thân trong gia đình. Sự quan tâm và hiểu biết của một cố vấn, nhân viên xã hội y tế hoặc nhóm hỗ trợ có thể giúp ích.

Để được khám và điều trị bệnh dị dạng động tĩnh mạch với những bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246,chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phạm Hương

    Thỉnh thoảng tôi hay bị lên cơn co giật, thấy vậy tôi đã đi khám, và được chẩn đoán là bị bệnh dị dạng động tĩnh mạch. Sau khi được điều trị một thời gian, tôi cảm thấy ổn hơn, các cơn co giật không còn nhiều như trước.

    16/10/2017
  • Đỗ Văn Tài

    Các bạn nhớ nếu phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh thì hãy liên hệ các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn nhé.

    05/10/2017
  • Nguyễn Lệ

    Bệnh dị dạng động tính mạch tốt nhất nên được điều trị sớm chứ càng để lâu càng nguy hiểm.

    29/09/2017
  • Phạm Thanh Phúc

    Nhờ bài viết tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh dị dạng động tĩnh mạch não. Gia đình tôi đang có người mắc bệnh này và tôi khuyên mọi người nên đi điều trị từ sớm.

    21/09/2017
  • Trần Trung Hiếu

    Những căn bệnh liên quan đến động, tĩnh mạch đều khá nguy hiểm. Tôi có người nhà bị mắc bệnh này, hiện nay vẫn chưa biết thế nào nhưng bác sĩ bảo vẫn có cơ hội chữa khỏi.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...