Hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi là một căn bệnh về mạch máu có liên quan đến dòng máu chạy từ tim đến phổi. Bệnh có thể từ nhẹ không có triệu chứng cho đến rất nặng cần phải phẫu thuật.

1. Bệnh hẹp van động mạch phổi là gì

2. Triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch phổi

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van động mạch phổi

4. Biến chứng của bệnh hẹp van động mạch phổi

5. Điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi (tên tiếng anh là Pulmonary Valve Stenosis) là một tình trạng biến dạng trên hoặc gần van động mạch phổi, van có liên quan đến dòng máu chảy từ tim đến phổi, làm chậm dòng máu lưu thông. Đôi khi ở người lớn hẹp van như là biến chứng của bệnh khác, nhưng chủ yếu hẹp van động mạch phổi là một dị tật tim bẩm sinh.

Hẹp van động mạch phổi có thể nhẹ, không có triệu chứng đến nặng. Hẹp nhẹ thường không trở nên nặng hơn theo thời gian, nhưng với những trường hợp vừa và nặng có thể trở nên nặng hơn và cần phẫu thuật. Tuy nhiên tỷ lệ điều trị thành công căn bệnh này lại rất cao và hầu hết những người bị hẹp van động mạch phổi có thể mong đợi sống cuộc sống bình thường.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng hẹp van động mạch phổi rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn. Những người bị hẹp nhẹ thường không có triệu chứng, còn trường hợp bị hẹp nghiêm trọng hơn thường phát hiện các triệu chứng lần đầu khi tập thể dục.

Dấu hiệu và triệu chứng hẹp van động mạch phổi có thể bao gồm:

  • Âm thổi của tim - âm thanh bất thường như tiếng rít khi nghe bằng ống nghe, gây ra bởi sự hỗn loạn lưu lượng máu 
  • Khó thở, đặc biệt khi gắng sức
  • Đau ngực
  • Mất ý thức (ngất xỉu)
  • Mệt mỏi

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đau ngực

Nếu bạn bị hẹp van động mạch phổi hoặc một vấn đề khác ở tim, việc đánh giá và điều trị kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi thường xảy ra khi van động mạch phổi phát triển không chính xác trong quá trình phát triển bào thai. Trẻ sinh ra có tình trạng này thường kèm theo các bất thường tim bẩm sinh khác. Nguyên nhân dẫn đến van phát triển bất thường chưa rõ.

Giải phẫu bình thường của van động mạch phổi 

Van động mạch phổi được tạo thành từ ba mảnh mô mỏng được gọi là lá van và sắp xếp thành một vòng tròn. Với mỗi nhịp đập, van sẽ mở ra theo hướng máu lưu thông - vào động mạch phổi rồi đến phổi - sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược lại vào thất phải của tim.

Điều gì xảy ra trong hẹp van động mạch phổi

Một hoặc nhiều lá van có thể xuất hiện những khiếm khuyết như quá dày, hoặc các lá van không tách biệt nhau. Nếu điều này xảy ra, van không mở một cách chính xác, hạn chế máu lưu thông.

Các tình trạng khác kèm theo

Đôi khi các tình trạng bệnh khác hoặc có van tim nhân tạo có thể gây ra tình trạng này ở người cao tuổi.

  • Hội chứng carcinoid: Hội chứng này - sự kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm đỏ bừng da và tiêu chảy - là kết quả của việc giải phóng hóa chất, serotonin, từ các khối u được gọi là các u carcinoid trong hệ tiêu hóa.
  • Sốt thấp khớp: Biến chứng của một loại nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn liên cầu, chẳng hạn như viêm họng do liên cầu hoặc sốt hồng ban, có thể gây tổn thương van tim.

Nguyên nhân gây ra hẹp van động mạch phổi

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hẹp van động mạch phổi

Vì hẹp van động mạch phổi thường phát triển trước khi sinh nên không có nhiều yếu tố nguy cơ được biết rõ. Tuy nhiên, một số tình trạng nhất định có thể làm tăng nguy cơ hẹp van động mạch phổi khi về già, bao gồm:

  • Hội chứng carcinoid
  • Sốt thấp khớp
  • Hội chứng Noonan

4. Biến chứng và tác hại của bệnh hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi từ nhẹ tới trung bình thường không gây biến chứng. Hẹp phổi nặng có thể liên quan đến những điều sau đây:

  • Nhiễm trùng: Những người có vấn đề về cấu trúc tim, chẳng hạn như hẹp phổi, có nguy cơ cao nhiễm khuẩn lớp nội mạc của tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).
  • Các vấn đề về bơm máu: Trong hẹp phổi nặng, tâm thất phải của tim phải bơm mạnh hơn để đưa máu vào động mạch phổi. Thất phải bơm chống lại sự gia tăng áp lực làm cho thành cơ tâm thất trở nên dày lên và buồng thất phải lớn ra (phì đại thất phải). Cuối cùng, tim trở nên cứng và có thể suy yếu.
  • Suy tim: Nếu thất phải không thể bơm hiệu quả, suy tim sẽ phát triển. Điều này dẫn đến phù chân và bụng và có thể gây ra sự mệt mỏi và khó thở.
  • Loạn nhịp tim: Những người bị hẹp phổi thường có nhịp tim bất thường. Trừ trường hợp hẹp nặng, nhịp tim không đều liên quan đến hẹp phổi thường không đe dọa đến mạng sống.

5. Các cách điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi

Chẩn đoán

Hẹp van động mạch phổi thường được chẩn đoán ở trẻ em, nhưng đôi khi không được phát hiện đến khi lớn. Nếu bác sĩ nghe thấy âm thổi của tim trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ và nghi ngờ có hẹp phổi thì có thể sử dụng nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Điện tâm đồ: Trong thủ thuật này, miếng dán gắn với dây (điện cực) được đặt lên trên ngực, cổ tay và mắt cá. Các điện cực đo hoạt động điện của tim, ghi nhận vào giấy. Xét nghiệm này giúp xác định thành cơ của thất phải có dày lên hay không (phì đại thất phải).

Siêu âm tim: Sóng âm dội lại từ tim và tạo ra các hình ảnh chuyển động có thể được nhìn thấy trên màn hình video. Xét nghiệm này rất hữu ích để kiểm tra cấu trúc của van động mạch phổi, vị trí và mức độ hẹp nghiêm trọng như thế nào, và chức năng tâm thất phải.

Xét nghiệm hình ảnh khác: Chụp cộng hưởng từ (MRI) và cắt lớp vi tính (CT) đôi khi được sử dụng để xác định chẩn đoán hẹp van động mạch phổi.

Thông tim: Trong suốt thủ thuật này, bác sĩ luồn một ống mềm dẻo vào động mạch hoặc tĩnh mạch ở háng đến tim hoặc mạch máu. Thuốc nhuộm được tiêm qua ống thông làm cho mạch máu hiển thị trên tia X. Các bác sĩ cũng tiến hành thông tim để đo áp lục trong các buồng tim và các mạch máu.

Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm này khi họ nghi ngờ bạn hoặc con bạn sẽ cần phẫu thuật nong van bằng bóng, một.

Điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi bằng phẫu thuật

Điều trị

Hẹp van động mạch phổi được phân loại nhẹ, trung bình hoặc nặng, tùy thuộc vào sự đo lường sự chênh lệch huyết áp giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Hẹp van động mạch phổi nhẹ thường không cần điều trị, chỉ cần kiểm tra định kỳ.

Tùy theo mức độ tắc nghẽn, các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần phải phẫu thuật nong van tim bằng bóng hoặc phẫu thuật tim hở.

Nong van tim bằng bóng: Sử dụng ống nhỏ luồn vào tĩnh mạch ở chân đến tim để thông tim, bác sĩ sẽ đặt một quả bóng xẹp hơi qua van động mạch phổi hẹp đang mở. Bác sĩ sẽ bơm phồng bóng lên, nới rộng van bị hẹp để tăng lưu lượng máu, và sau đó tháo bóng ra
Phản ứng phụ thường gặp nhất của nong van bằng bóng là máu sẽ chảy ngược lại qua van động mạch phổi (hở van tim). Giống như hầu hết các thủ thuật, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng hoặc cục máu đông đều có thể xảy ra.

Phẫu thuật tim hở: Khi phẫu thuật nong van không phải là một lựa chọn, bạn có thể cần phẫu thuật tim hở. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sửa chữa động mạch phổi hoặc van động mạch phổi hoặc thay van nhân tạo. Việc sửa chữa các dị tật tim bẩm sinh khác có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật. Có một nguy cơ nhỏ như chảy máu, nhiễm trùng hoặc huyết khối liên quan đến phẫu thuật.

Bệnh hẹp van động mạch phổi nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ  đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Vũ Anh Tuấn

    Mẹ em đang điều trị bệnh này. Có lần mẹ đang ngồi ăn cơm thì bệnh bốc lên, ngất xỉu phải đi cấp cứu ngay.

    16/10/2017
  • Nguyễn Hà Anh

    Điều trị bằng phẫu thuật có nhiều rủi ro không bác sĩ

    05/10/2017
  • Nguyễn Văn Ninh

    Gia đình tôi đang có người mắc bệnh hẹp van động mạch phổi và sắp điều trị bằng phương pháp nong van tim. Bài viết đã giúp tôi về bệnh và cách điều trị.

    29/09/2017
  • Văn Quyết

    Tôi đã đưa mẹ tôi đi khám sau khi thấy mẹ tôi thường bị đau tức ngực, thở khò khè và phát hiện ra bị bệnh hẹp van động mạch phổi. Cũng may là tôi đã đưa mẹ đi khám sớm nên việc điều trị không quá khó khăn.

    11/09/2017
Đinh Thị Trí(04/03/2020)
Thưa bác sĩ. Bé nhà e 2 tháng tuổi hiện đang bị hẹp khít van động mạch phổi. Con đã nong tim 1 lần. Vậy đối với bệnh lý này chỉ cần nong tim có thể hết vĩnh viễn được không hay cần phải mổ hở khi con lớn hơn xí nữa.
Em cảm ơn !
Nguyễn Thị Lý (10/07/2018)
Chào bác sy. E hiện tại đang mang bầu duoc 24 tuần. Va e di khám thì được biết là e đã nị hẹp van động mạch phổi nặng. E muốn tiếp tục giữ thai lại. Không biết e nên két thúc thai kỳ ở tuần bao nhiêu thì an toan cho me và bé. E xin bác sỹ tư vấn dùm e với . e chân thành cảm ơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...