Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại, tai biến mạch máu não(stroke) hay còn gọi là đột quỵ là sự tổn thương các chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não, đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và yếu liệt.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Theo y học cổ truyền, tai biến mạch máu não được gọi là chứng “trúng phong” và được mô tả với các triệu chứng: bán thân bất toại, mồm méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự. Ngoài ra, đông y trước đây còn gọi tai biến mạch máu não với các tên gọi như “Kích bộc” “Thiên khô” và “Đại quyết” với tiên lượng: “Khi phản phục được là sống, còn không phản phục được là chết”

NGUYÊN NHÂN

Nếu y học hiện đại chia tai biến mạch máu não thành nhồi máu não và xuất huyết não thì theo y học cổ truyền, sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:

  • Phong: tức “can phong” do can thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, can dương thịnh hóa phong.

  • Hỏa: Can dương thịnh, trường vị nhiệt kết thường biểu hiện mặt đỏ, bứt rứt dễ cáu gắt, đại tiện táo kết.

  • Đàm: ăn nhiều chất béo, nghiện rượu, tỳ vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá khí trệ sinh đờm.

  • Ứ huyết: khí trệ, ngoài ra âm hư huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4 nguyên nhân trên đều có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau và là nguyên nhân của nhau

Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

Sơ đồ bệnh lý tai biến mạch máu não

 

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thường tai biến mach máu não biểu hiện trên lâm sàng không thực sự điển hình với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, tê bì, hôn mê, liệt nửa người, …

TBMMN mang tính chất khí hư tà khí thực mà giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí → dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đã bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí) nhưng chính khí hư tổn là chính chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn tồn đọng tại kinh mạch. Ta có thể mô tả ta biến mạch máu não theo y học cổ truyền với các thể lâm sàng sau

1. Giai đoạn cấp 
a. Trúng lạc (trúng phong ở lạc)
Da tê dại váng đầu, hoa mắt. Triệu chứng này có thể thoáng qua rồi biến mất hoặc kéo dài.
b. Trúng kinh (trúng phong kinh lạc)
Bệnh tại kinh mạch: người bệnh không mê man nhưng có thể lơ mơ, ly bì, liệt nửa người, chân tay tê dại, nhiều đờm dãi, nói khó.
c. Trúng phong tạng phủ
Đặc điểm chung là hôn mê, gồm 2 nhóm bệnh chính (tùy hôn mê xuất hiện đột ngột hay từ từ):
− Trúng phong ở phủ: mê man, liệt nửa người, miệng mắt méo lệch, nói năng ú ớ hoặc đàm lấp thanh khiếu, nói không được, đại tiểu tiện không nín được hoặc bí kết.
− Trúng phong ở tạng: đột nhiên ngã ra mê man bất tỉnh. Trong nhóm bệnh này lại chia ra làm 2 nhóm nhỏ.
+ Chứng bế:
• Dương bế: mặt đỏ
• Âm bế: mặt trắng nhợt
+ Chứng thoát

2. Giai đoạn di chứng
Có 2 loại di chứng cần được quan tâm: di chứng Thần kinh (chủ yếu là vận động) và Tâm thần.

Do bệnh trở thành mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến can và thận nên triệu chứng chủ yếu gồm cân nuy, cốt nuy, kiện vong (do tinh của thận không đủ nuôi tâm). Những bệnh cảnh lâm sàng YHCT thường xuất hiện là:
− Can thận âm hư (chiếm đa số các trường hợp): sắc mặt xạm, má ửng hồng, răng móng khô, gân cứng co rút, đau eo lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém, nóng trong người, người dễ bực, lưỡi đỏ, mạch trầm sác vô lực.
− Thận âm dương lưỡng hư: không khát, ít uống nước, sợ lạnh, lưỡi nhợt, mạch trầm nhược.
− Đờm thấp (bệnh nhân béo bệu):
+ Người béo, thừa cân, lưỡi dày, to.
+ Thường ít than đau đầu (nếu có, thường là cảm giác nặng đầu) nhưng dễ than phiền về tê nặng chi.
+ Hay kèm tăng cholesterol máu, mạch hoạt.

ĐIỀU TRỊ
1. Giai đoạn cấp
Giai đoạn này cấp cứu bệnh nhân là chủ yếu với khẩu hiệu “Time is brain”  YHCT ít quan trọng, YHCT quan trọng là “điều trị ngọn (triệu chứng) mà không chú ý đến gốc bệnh (nguyên nhân)”
Cách điều trị chủ yếu chỉ là bình can tức phong.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
− Bài Thiên ma câu đằng ẩm
Công thức huyệt sử dụng: hành gian, thiếu phủ, can du, thận du, thái khê, phi dương, nội quan, thái dương, bách hội, ấn đường.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

2. Giai đoạn di chứng của TBMMN
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân gồm 2 mục tiêu:
− Phục hồi chức năng vận động và tâm thần.
− Giải quyết nguyên nhân hoặc bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,loạn dưỡng mỡ, tiểu đường…
2.1. Thể thận âm hư 
− Pháp trị: tư âm ghìm dương, tư bổ can thận.
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc) 
+ Bài thuốc bổ can thận
2.2. Thể thận âm dương lưỡng hư 
− Pháp trị: ôn bổ thận dương.
− Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Thận khí hoàn
2.3. Thể đàm thấp 
− Pháp trị: trừ đờm, thông lạc.
− Bài thuốc sử dụng: Nhị trần thang gia vị
2.4. Phục hồi di chứng vận động và tâm thần 
a. Điều trị bằng thuốc
− Pháp trị: bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.
− Bài thuốc sử dụng: dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang 
b. Điều trị bằng châm cứu
c. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tai biến mạch máu não - Đột quỵ

Dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. 1. Để...
Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Chế độ ăn uống hiện tại của bạn như thế nào? Có hợp lý và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Một...
Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. Chế độ ăn...
Sơ cứu tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch...
Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt mặt, liệt tay chân, suy giảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Nhung

    Cháu chào bác sĩ, Mẹ cháu bị tai biến mạch máu não cách đây 2 tháng, nhờ bác sĩ tư vấn tận tình cũng như giúp đỡ mà bệnh đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    05/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung