Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Trang. Mẹ tôi đi khám và mới được chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp. Mẹ tôi hiện nay đang điều trị. Tôi muốn hỏi bác sĩ là chế độ dinh dưỡng như thế nào thì tốt cho người bị suy giáp, tôi nên cho mẹ ăn gì và không nên ăn gì. Mong bác sĩ giúp đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Trả lời:

Chào bạn Trang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi và. Một chế độ dinh dưỡng tốt là điều rất cần thiết để giúp đỡ cho người bệnh mau chóng được bình phục. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Tình trạng suy giáp là gì?

Suy giáp là tình trạng khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Hormone giáp giúp kiểm soát sự phát triển, sửa chữa và chuyển hoá của cơ thể. Những người mắc suy giáp có thể trải nghiệm cảm giác mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, cảm giác lạnh, buồn bã hay nhiều triệu chứng khác. Suy giáp ảnh hưởng 1 tới 2% dân số thế giới và có tần suất cao gấp 10 lần ở nữ so với nam.

Thức ăn đơn thuần sẽ không chữa được bệnh suy giáp. Tuy nhiên, một sự phối hợp của chất dinh dưỡng đúng và thuốc có thể giúp phục hồi chức năng của tuyến giáp và tối thiểu hoá những triệu chứng của người bệnh.

>>>Để biết thêm thông tin về bệnh suy giáp, bạn có thể xem tại BỆNH SUY GIÁP.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Suy giáp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chuyển hóa?

Hormone giáp giúp kiểm soát tốc độ của chuyển hóa. Sự chuyển hóa của bạn càng nhanh thì càng nhiều calo được tiêu thụ khi cơ thể nghỉ ngơi. Những người bị suy giáp sản xuất được ít hormone giáp hơn. Điều này có nghĩa rằng họ có chuyển hóa chậm hơn và đốt ít calo hơn khi nghỉ.

Chuyển hóa chậm đi cùng với những nguy cơ sức khỏe. Nó có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi, tăng mức cholesterol huyết của bạn và khiến họ khó giảm cân hơn.

Nếu người bệnh thấy khó duy trì được cân nặng khi mắc suy giáp, thì nên thử thực hiện những bài tập cardio cường độ trung bình hay cao. Điều này bao gồm những bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, leo núi và chèo thuyền. Những nghiên cứu cho thấy những bài tập aerobic cường độ trung bình tới cao có thể giúp tăng mức hormone giáp. Và như thế, điều này có thể giúp tăng tốc độ chuyển hóa của người bệnh.

Những người suy giáp cũng có thể hưởng lợi ích từ việc tăng thu nạp protein. Những nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều protein hơn giúp tăng tốc độ chuyển hóa.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Những chất dinh dưỡng nào có lợi?

Dưới đây là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khoẻ tối ưu của tuyến giáp.

Iod

Iod là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc sản xuất những hormone giáp. Vì thế, những người thiếu iod có thể có nguy cơ mắc suy giáp. Thiếu iod rất phổ biến và ảnh hưởng gần 1/3 dân số thế giới.

Nếu bạn bị thiếu iod, thêm muối đã được iod hoá vào bữa ăn hay ăn nhiều những thức ăn chứa nhiều iod như tảo biển, cá, trứng và chế phẩm từ sữa. Viên uống bổ sung iod không cần thiết vì bạn có thể lấy nhiều iod từ thực đơn của bạn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy lượng iod quá nhiều cũng có thể gây hại cho tuyến giáp.

Selenium

Selenium giúp cơ thể “hoạt hóa” những hormone giáp để cơ thể có thể dùng chúng được. Khoáng chất thiết yếu này cũng có những lợi ích chống oxy hóa, điều có nghĩa rằng nó có thể bảo vệ tuyến giáp khỏi những phân tử được gọi là gốc tự do.

Thêm những thức ăn giàu selenium vào thực đơn của bạn là cách tốt để nâng cao mức selenium của bạn. Những thức ăn này bao gồm đậu Brazil, cá ngừ, cá mòi, trứng và rau củ.

Tuy nhiên, tránh dùng viên uống bô sung selenium trừ khi được sự cho phép của bác sĩ của bạn. Viên uống bổ sung hàm lượng cao, và selenium có thể gây độc ở hàm lượng cao.

Kẽm

Cũng như selenium, kẽm cũng giúp cơ thể “hoạt hóa” những hormone tuyến giáp. Những nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp cơ thể điều hòa TSH, hormone báo cho tuyến giáp giải phóng hormone giáp.

Thiếu kẽm hiếm gặp ở những nước phát triển, do kẽm có nhiều trong nguồn thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn mắc suy giáp, bạn nên hướng tới việc ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như hàu và những loài động vật có vỏ khác, bò và gà.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Những chất dinh dưỡng nào có hại?

Sau đây là những thực phẩm có thể gây hại đối với những người bị  suy giáp:

Chất gây phình giáp

Những chất phình giáp là những hợp chất có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chúng đươc lấy tên từ thuật ngữ “phình giáp”, là sự lớn lên của tuyến giáp có thể xuất hiện cùng với suy giáp.

Đáng ngạc nhiên là rất nhiều thực phẩm hằng ngày chứa chất gây phình giáp. Chúng gồm:

  • Thực phẩm làm từ đậu nàng: đậu hũ, sữa đậu nành,…
  • Một số rau nhất định: bắp cải, bông cải, cải xoăn, bông cải trắng, rau cải,…
  • Những thực phẩm và trái cây giàu tinh bột: khoai lang, khoai mì, đào, dâu,…
  • Hạt: kê, quả thông, đậu phộng,…

Như vậy theo lý thuyết, những người suy giáp nên tránh những chất gây phình giáp. Tuy nhiên, điều này có vẻ chỉ là vấn đề đối với những người bị thiếu iod hay ăn lượng lớn những chất gây phình giáp.

Hơn nữa, nấu những thức ăn chứa chất gây phình giáp có thể “bất hoạt” những chất gây phình giáp. Một ngoại lệ đối với những thức ăn trên là kê ngọc trai. Nhiều nghiên cứu cho thấy kê ngọc trai có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, dù bạn không thiếu iod.

Gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy ở những loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen và đại mạch.
Những người mắc bệnh celiac, một bệnh tự miễn, không thể ăn gluten. Cơ thể của họ tấn công chúng và gây ra những tổn thương đối với những vùng ruột xung quanh.

Không may, những nghiên cứu cho thấy những người có bệnh tự miễn có nguy cơ mắc những bệnh tự miễn khác.

Đó là lý do vì sao những người có viêm giáp Hashimoto’s, nguyên nhân chính của suy giáp, cũng có thể mắc bệnh celiac.

Điều này cũng có nghĩa những người mắc viêm giáp Hashimoto’s có thể cần phải loại gluten để giúp cải thiện những triệu chứng của họ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì?

May mắn thay, không có nhiều thức ăn bạn cần tránh nếu bạn mắc suy giáp. Tuy nhiên, những thức ăn chứa chất gây phình giáp nên được ăn mới lượng vừa phải và được nấu chín.

Bạn cũng nên tránh ăn những thức ăn qua chế biến nhiều, do chúng thường chứa nhiều calo hơn. Điều có thể là vấn đề đối với những người bị suy giáp, do họ có thể lên cân dễ dàng.

Dưới đây là danh sách thức ăn và thực phẩm bạn nên tránh hoàn toàn:

  • Kê: tất cả các loại.
  • Thực phẩm qua chế biến nhiều: hot dog, bánh ngọt, bánh quy,…
  • Viên uống bổ sung: viên uống bổ sung selenium và iod nên được tránh trừ khi được kê toa bởi bác sĩ của bạn.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm bạn có thể ăn với lượng vừa phải. Những thức ăn này chứa những chất gây phình giáp là những chất gây kích ứng nếu được tiêu thụ với lượng nhiều.

  • Thức ăn chứa gluten: bánh mì, pasta, ngũ cốc, bia,…
  • Thực phẩm làm từ đậu nành: đậu hũ, sữa đậu nành,…
  • Những loại rau thuộc họ mù tạt: bông cải, cải xoắn, cải thìa, bắp cải,…
  • Một vài trái cây: đào, lê và dâu.
  • Thức uống: cà phê, trà xanh và thức uống có cồn – những thức uống này có thể gây kích ứng tuyến giáp của bạn.

Nếu bạn mắc bệnh celiac vì viêm giáp Hashimoto’s hay cảm thấy khó chịu khi ăn những thực phẩm chứa gluten, bạn nên tránh ăn chúng hoàn toàn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Người bị bệnh suy giáp không nên ăn gì?

Có rất nhiều những lựa chọn thực phẩm đối với những người, bao gồm những thực phẩm sau:

  • Trứng: trứng nguyên quả là tốt nhất, do nhiều iod và selenium được tìm thấy trong lòng đỏ, trong khi lòng trắng chứa nhiều protein.
  • Thịt: tất cả các loại thịt, bao gồm thịt cừu, bò, gà,…
  • Cá: tất cả hải sản, bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, tôm,…
  • Rau: tất cả các loại rau đều ăn được. Những rau thuộc họ mù tạt đều ăn được với lượng vừa phải, đặc biệt khi đã được nấu chín.
  • Trái cây: tất cả những trái cây khác bao gồm họ dâu, chuối, cam, cà chua,…
  • Ngũ cốc và hạt không chứa gluten: gạo, mạch ba góc, quinoa, hạt chia và hạt lanh.
  • Những chế phẩm từ sữa: tất cả những thực phẩm từ sữa bao gồm sữa, phô mai, yaua,…
  • Thức uống: nước lọc và những thức uống không chứa caffeine khác.

Những người mắc suy giáp nên có một thực đơn xoay quanh các loại rau củ, trái cây và thịt chứa ít mỡ. Chúng chứa ít calo và giúp no lâu, điều có thể giúp ngăn tăng cân.

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn cũng nên động viên mẹ bạn tích cực điều trị nhé. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Suy giáp

Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến...
10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp bẩm sinh (CH) là tình trạng hormone tuyến giáp không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc bất thường của...
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp....
Tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh suy giáp ở trẻ em
Mặc dù theo thống kê phụ nữ trung niên và người cao tuổi là những người hay bị suy giáp. Nhưng thật ra, bất cứ ai cũng vẫn có thể bị bệnh, kể cả trẻ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Đức Việt

    Chị gái tôi cũng đang mắc căn bệnh suy giáp này. Tôi đang không biết phải cho chị ấy phải kiêng khem gì. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì được biết đến bài viết này. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết rất bổ ích.

    26/01/2018
Lê Duy Hùng (26/01/2018)
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi cảm thấy da của tôi khô và thô. Còn lưỡi tôi càng to và dày, đặc biệt tôi còn cảm thấy khó thở. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải tôi đang bị bệnh này phải không ạ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung