Suy giáp

Suy giáp

Bệnh suy giáp hay còn gọi là bệnh nhược giáp là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Bệnh suy giáp là gì

2. Triệu chứng của bệnh suy giáp

3. Tác hại bệnh suy giáp

4. Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp

5. Điều trị bệnh suy giáp

6. Phòng chống bệnh suy giáp

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Bệnh suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Tuyến giáp tiết ra các hormone giúp kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể,... cũng bị ảnh hưởng do suy giáp. Trong trường hợp suy giáp, tuyến giáp của bạn sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn cần xét nghiệm và tư vấn điều trị bệnh suy giáp hãy liên hệ đến số hotline bác sĩ 0886006167

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy giáp

Các triệu chứng của bệnh suy giáp khác nhau ở mỗi người. Một số người bệnh không có triệu chứng nhưng một số khác có một số triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên người bị suy giáp thường có những triệu chứng điển hình như: 

  • Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, có khi lại tăng cân.
  • Sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh.
  • Tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa.
  • Phù niêm mạc toàn thể, da trông láng bóng.
  • Nặng mi mắt, lưỡi to dày, khó thở, giả phì đại cơ
  • Khàn tiếng
  • Dễ táo bón
  • Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim.
  • Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.
  • Yếu cơ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do hoặc có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khác của chứng suy giáp, như là da khô, nhợt nhạt, sưng tấy hoặc giọng khàn khàn. Bạn cũng cần phải đi khám bác sĩ để kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp nếu bạn đã từng: phẫu thuật tuyến giáp; điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp; Xạ trị vào đầu, cổ hoặc trên ngực. Nếu bạn có lượng cholesterol trong máu cao, hãy nói với bác sĩ để biết liệu chứng suy giáp có thể là nguyên nhân hay không?

3. Tác hại của bệnh suy giáp

Khi tuyến giáp không được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng có thể dần dần trở nên trầm trọng hơn. Sự kích thích liên tục của tuyến giáp để giải phóng nhiều hormone hơn có thể dẫn tới một tuyến giáp mở rộng (bướu cổ). Ngoài ra, trí nhớ của bạn cũng bị suy giảm, quá trình suy nghĩ của bạn có thể chậm lại, hoặc bạn có thể cảm thấy chán nản.

Ngoài ra, khi suy giáp ở mức độ nặng còn có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, tuy trường hợp này rất hiếm, nhưng khi nó xảy ra nó có thể đe doạ tính mạng.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở đáy cổ, ngay bên dưới quả táo của Adam. Hormone do tuyến giáp gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, tất cả các khía cạnh của sự trao đổi chất của bạn. Chúng giúp duy trì tốc độ cơ thể sử dụng chất béo và carbohydrate, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể, ảnh hưởng đến nhịp tim và giúp điều chỉnh sự sản sinh protein.

Khi tuyến giáp của bạn không sản sinh đủ hormone, sự cân bằng các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn có thể bị suy giảm. Có thể có một số nguyên nhân, bao gồm bệnh tự miễn dịch, điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc.

Hai nguyên nhân phổ biến gây suy giáp đó là do thiếu iốt và bệnh viêm tuyến giáp mạn tính. Thiếu i-ốt ít khi xảy ra ở Mỹ và châu Âu tuy nhiên xảy ra phổ biến ở hầu hết các nước còn lại trên thế giới. Trong khi đó, viêm tuyến giáp mạn tính là một bệnh di truyền.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh suy giáp

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh suy giáp, tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn nếu:

  • Là phụ nữ trên 60 tuổi
  • Có tiền sử gia đình về bệnh tuyến giáp
  • Có các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lupus ban đỏ, một chứng viêm mãn tính
  • Đã được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp
  • Nhận bức xạ tới cổ hoặc trên ngực
  • Đã có phẫu thuật tuyến giáp (cắt tuyến giáp cục bộ)
  • Đã mang thai hoặc sinh em bé trong vòng sáu tháng qua

5. Điều trị bệnh suy giáp

Chẩn đoán

Vì tuyến giáp xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, nên những đối tượng này nên đi khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện bệnh. Ngay cả những người phụ nữ mang thai hoặc có ý định về việc mang thai được kiểm tra về tuyến giáp.

Nói chung, bác sĩ có thể nhận biết bệnh nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, da khô, táo bón và tăng cân, hoặc có các vấn đề về tuyến giáp trước đó hoặc bướu cổ. 

Chẩn đoán về tuyến giáp được dựa trên các triệu chứng của bạn và kết quả xét nghiệm máu đo mức TSH và mức thyroxine của tuyến giáp. Mức thyroxine thấp và mức TSH cao cho thấy tuyến giáp hoạt động bị suy yếu. 

Điều trị bệnh

Bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày là phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong điều trị bệnh suy tuyến giáp. Loại thuốc này giúp phục hồi đủ lượng hormone cần thiết, đảo ngược các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp. Cần lưu ý rằng trong suốt quá trình điều trị, bạn cần phải tuân theo sự điều trị của bác sĩ.

6. Phòng chống bệnh suy giáp

Để phòng chống bệnh suy giáp, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và lưu ý bổ sung i ốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh cũng sẽ rất hữu ích cho bạn.

Liên hệ ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm của chúng tôi.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thúy Hường

    Ai mà nỡ bị suy giáp thì nên đi gặp bác sĩ nội tiết khám và điều trị sớm, bệnh nhiều biến chứng tai hại, nhất là nó mang đến nhiều khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày. Cảm ơn vì bài viết.

    17/10/2017
  • Lê Ngọc Thảo

    Tôi mới đi khám về và biết mình mắc bệnh suy giáp. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh mình đang mắc phải.

    05/10/2017
  • Hoàng Anh

    Tôi vừa đi khám và bác sĩ bảo bị bệnh này, tôi lo quá nên tra cứu thông tin ngay về nó. Sau khi tham khảo thông tin về nó tôi đã hiểu rõ hơn vấn đề mình đang gặp phải. Tôi sẽ tích cực điều trị bệnh.

    28/09/2017
  • Nguyễn Hòa Bình

    Thấy đứa bạn chia sẻ bài này trên Facebook nên vào xem thử. Nhờ vậy mà tôi biết thêm một căn bệnh và cách đối phó với nó ra sao. Cảm ơn.

    26/07/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy giáp
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy giáp không giống nhau ở mỗi người, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mởi, rụng tóc, khô da và trí...
Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp - nhược giáp
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do thiếu iot và viêm tuyến giáp mạn tính, ngoài ra còn...
Phương pháp chuẩn đoán và điều trị chữa bệnh suy giáp
Điều trị
Phương pháp chuẩn đoán và điều trị chữa bệnh suy giáp cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi được chuẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra...
Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
Kinh nghiệm - chia sẻ
Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến...
10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Kinh nghiệm - chia sẻ
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Xem thêm tin liên quan