Thuốc điều trị động kinh

Thuốc điều trị động kinh

Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay là sử dụng các thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn. 

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Lựa chọn thuốc chống động kinh trong các rối loạn co giật

Động kinh co giật toàn bộ, động kinh cục bộ đơn thuần và động kinh cục bộ phức hợp: Thường dùng carbamazepinphenobarbitalphenytoinvalproat.

Động kinh cơn vắng ý thức: Thường dùng ethosuximid và valproat. Thuốc thường được dung nạp tốt. Đôi khi ethosuximid có thể gây ra lupus ban đỏ và loạn thần. Khi đó cần ngừng thuốc ngay nhưng phải thận trọng. Động kinh cơn vắng thường kết hợp với cơn co giật, do vậy valproat hay được dùng vì có tác dụng với cả hai thể.

Cơn trương lực, cơn mất trương lực và động kinh cơn vắng không điển hình: Để điều trị cơn trương lực thường dùng phenobarbitalhoặc phenytoin; để điều trị cơn mất trương lực thường dùng valproat hoặc clonazepam, với động kinh cơn vắng không điển hình thường dùng clonazepam.

Động kinh rung giật cơ: Valproat có tác dụng tốt với động kinh rung giật cơ thiếu niên. Tuy nhiên, do hay bị tái phát nên thường phải dùng thuốc suốt đời.

Co thắt trẻ em (động kinh rung giật cơ trẻ em): Thường do có tổn thương nặng ở não và có thể kháng lại các thuốc chống động kinh. Đôi khi clonazepam có tác dụng với các trường hợp kháng thuốc.

Co giật do sốt cao thường được chữa bằng cách đắp khăn mát và dùng thuốc giảm sốt như paracetamol. Thể nặng (cơn co giật tái phát hoặc kéo dài từ 15 phút trở lên) có thể dùng diazepam dạng dung dịch thụt vào trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch. Có thể phải điều trị kéo dài nếu những cơn co giật đầu tiên xảy ra ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, ở trẻ có bất thường về thần kinh hoặc trước đấy đã từng bị co giật kéo dài hoặc co giật cục bộ. Với các trường hợp này, dùng phenobarbital nhưng phải theo dõi chặt chẽ. Valproat cũng có tác dụng nhưng không nên dùng vì có nguy cơ độc cho gan ở trẻ nhỏ. Có thể ngăn ngừa có kết quả các cơn co giật bằng cách đặt diazepam vào trực tràng xen kẽ với uống thuốc trong các giai đoạn có sốt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cơn động kinh liên tục (Trạng thái động kinh)

Là tình trạng cơn co giật kéo dài hơn 5-10 phút hoặc các cơn co giật liên tiếp nhau mà giữa các cơn bệnh nhân không có giai đoạn phục hồi hoàn toàn, đây là một cấp cứu nội khoa có tỷ lệ tử vong cao. Ngay khi phát hiện co giật kéo dài nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. Khi đã kiểm soát được cơn co giật thì phải giữ cho đường thở thông thoáng và phải hỗ trợ thông khí vì các thuốc điều trị động kinh có thể ức chế hô hấp. Diazepam hoặc clonazepam tiêm tĩnh mạch thường có tác dụng trong các trường hợp này

Tác dụng phụ của các thuốc điều trị động kinh

Một số loại thuốc điều trị động kinh có thể gây tác dụng phụ. Có ba loại phản ứng thường gặp gồm:

- Tác dụng phụ nhẹ, phổ biến, bao gồm buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng.

- Tác dụng phụ thường gặp: Là những phản ứng tương tự như “say rượu” với các triệu chứng không tập trung, buồn ngủ, nhìn đôi, nôn mửa, run.

- Một số tác dụng phụ đặc biệt đối với từng loại thuốc và chỉ xảy ra ở một số người như phát ban, vấn đề về máu, vấn đề về gan, rối loạn hành vi nghiêm trọng hoặc bệnh động kinh bị nặng thêm.

Lời khuyên cho người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị động kinh

Có một số lời khuyên giúp bạn giảm bớt các nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc điều trị động kinh như sau:

- Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng liều và đúng thời gian quy định, cần kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Cần xây dựng thói quen uống thuốc để tránh việc bỏ liều. Trong trường hợp lỡ quên mất một liều, bạn nên uống ngay lúc nhớ ra, không được tăng gấp đôi liều hoặc dùng liều lỡ nếu nó gần với liều kế tiếp.

- Các bệnh nôn ói hoặc tiêu chảy có thể ảnh hưởng đến lượng thuốc hấp thu vào máu, làm giảm tác dụng. Nên nếu bạn bị nôn sau vài phút uống thuốc có thể dùng bổ sung liều khác.

- Chú ý đến tần suất cơn để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc cũng như các tác dụng phụ gặp phải. Căn cứ vào đó, bác sĩ có thể đổi, ngừng thuốc hoặc giảm liều nếu tình trạng của bạn tốt hơn.

- Khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai bị động kinh, cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc nguy cơ và lợi ích của các thuốc đang dùng cho cả mẹ và thai nhi. Trong suốt thai kỳ, phải theo dõi cẩn thận để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

- Một số thuốc điều trị động kinh làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai dạng hormon. Thường các bác sĩ khuyên tăng liều thuốc tránh thai hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai khác.

- Thuốc có thể gây buồn ngủ và phản ứng chậm, vì vậy bạn nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...
Động kinh ở người lớn
Động kinh không phải là một bệnh với vài triệu chứng đơn thuần nhưng là một bệnh gây nên rất nhiều nhóm triệu chứng khác nhau, nguyên...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Bài viết rẩ hữu ích. Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn tận tình.

    08/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung