Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường gây đau đầu, căng da đầu, đau hàm và các vấn đề về thị giác. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới đột quỵ hoặc mù lòa.

1. Viêm động mạch tế bào khổng lồ là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

4. Biến chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

5. Điều trị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ là gì?

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (tên tiếng Anh là Giant cell arteritis) là tình trạng viêm của lớp áo động mạch. Thông thường, nó ảnh hưởng đến các động mạch trong đầu, đặc biệt là ở vùng thái dương. Vì vậy, viêm động mạch tế bào khổng lồ đôi khi được gọi là viêm động mạch thái dương.

Điều trị bằng phương pháp nội khoa thường làm giảm triệu chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ và có thể ngăn việc mất tầm nhìn. Bệnh có dấu hiệu cải thiện trong những ngày đầu điều trị tuy nhiên vẫn xảy ra tái phát.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm động mạch tế bào khổng lồ là đau và căng đầu – thường là nghiêm trọng – gây ảnh hưởng đến hai bên thái dương. Triệu chứng ban đầu có thể giống như cảm cúm.

Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ gồm có:

  • Đau đầu nặng và dai dẳng, thường ở vùng thái dương
  • Căng da đầu
  • Đau hàm khi nhai hay miệng mở rộng
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân ngoài ý muốn
  • Mất thị lực hay nhìn đôi, đặc biệt là ở những người có đau hàm kèm theo
  • Đột nhiên mất thị lực một mắt kéo dài

Đau và cứng cổ, vai hoặc hông là triệu chứng phổ biến của các rối loạn liên quan, viêm đau nhiều khớp (polymyalgia rheumatica). Khoảng 50% người bị viêm động mạch tế bào khổng lồ cũng có viêm đau nhiều khớp.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bạn bị một cơn đau đầu mới, kéo dài tăng dần hay bất kì các vấn đề đã liệt kê trên, hãy đến khám bác sĩ và đừng chậm trễ. Nếu bạn đã được chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ, việc bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt có thể giúp ngừa bị mù lòa.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Đau đầu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Với bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, lớp áo động mạch bị viêm, làm cho chúng bị sưng lên. Điều này làm hẹp mạch máu của bạn, gây giảm lưu lượng máu, vì vậy, làm giảm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mô cơ thể.

Hầu hết các động mạch lớn hoặc vừa đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng sưng thường xảy ra ở động mạch thái dương. Các động mạch này nằm ngay trước tai và tiếp tục đi lên da đầu. Đôi khi chỉ có một phần động mạch này bị sưng.

Điều gì làm cho các động mạch bị viêm vẫn chưa rõ. Một số gen nhất định và các biến dạng gen có thể làm tăng tính nhạy cảm của bạn đối với bệnh này.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Một số yếu tố nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm động mạch tế bào khổng lồ:

  • Tuổi: Viêm động mạch tế bào khổng lồ chỉ ảnh hưởng ở người lớn, và hiếm ở người dưới 50 tuổi. Hầu hết những người mắc bệnh có các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên ở độ 70 tới 80 tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.
  • Chủng tộc và vùng miền địa lý: Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường xảy ra ở người da trắng ở Bắc Âu hoặc gốc Scandinavian.
  • Viêm đau nhiều khớp: Bị viêm đau nhiều khớp cũng khiến bạn tăng nguy cơ của viêm động mạch tế bào khổng lồ.
  • Tiền căn gia đình: Đôi khi bệnh xảy ra ở những người trong gia đình.

4. Tác hại và biến chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ có thể gây các biến chứng sau:

  • Mù lòa: Giảm lượng máu đến mắt có thể gây mất thị lực đột ngột, không đau ở một hay hiếm khi là ở hai bên. Mất thị lực thường kéo dài.
  • Phình động mạch chủ: Một phình mạch thường hình thành ở mạch máu bị suy yếu, hay gặp ở động mạch chủ, động mạch lớn chạy xuống giữa ngực và bụng. Phình động mạch có thể bị vỡ, gây xuất huyết nội làm đe dọa mạng sống. Bởi vì biến chứng này có thể xảy ra thậm chí nhiều năm sau chẩn đoán ban đầu của viêm động mạch tế bào khổng lồ, bác sĩ có thể kiểm tra động mạch chủ của bạn bằng X-quang hằng năm hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác, như siêu âm và CT scan.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là biến chứng ít phổ biến của viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

6. Điều trị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Chẩn đoán

Viêm động mạch tế bào khổng lồ có thể khó chẩn đoán bởi vì các triệu chứng ban đầu có thể giống với các bệnh khác. Để hỗ trợ chẩn đoán bệnh, bạn có thể phải thực hiện vài hoặc tất cả các xét nghiệm và thủ thuật sau:

  • Thăm khám: Bên cạnh việc hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể thăm khám toàn diện cho bạn, đặc biệt chú tâm đến động mạch thái dương. Thông thường, một hoặc cả hai động mạch bị căng với mạch giảm và cảm giác sờ thấy giống sợi dây, cứng.
  • Xét nghiệm máu: Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị viêm động mạch tế bào khổng lồ, bạn có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu – thường được gọi là tỉ lệ sed. Xét nghiệm này cho biết tế bào hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm nhanh như thế nào. Tế bào máu lắng nhanh có thể chỉ ra tình trạng viêm.

Bạn cũng có thể làm xét nghiệm protein phản ứng C (C reactive protein - CRP), một chất do gan sản xuất khi có sự hiện diện của quá trình viêm. Các xét nghiệm tương tự có thể dùng để theo dõi trong khi điều trị.

  • Sinh thiết: Cách tốt nhất để xác định chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ là lấy một mẫu (sinh thiết) động mạch thái dương. Thủ thuật này được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú với gây tê vùng, thường gây ra một ít khó chịu hoặc lo sợ. Mẫu bệnh được kiểm tra dưới kính hiển vi ở phòng thí nghiệm.

Nếu bạn bị viêm động mạch tế bào khổng lồ, động mạch sẽ cho thấy tình trạng viêm bao gồm tế bào lớn bất thường, gọi là tế bào khổng lồ. Cũng có xảy ra trường hợp bạn bị viêm động mạch tế bào khổng lồ nhưng kết quả sinh thiết lại âm tính. Nếu kết quả không rõ ràng, bác sĩ có thể tư vấn sinh thiết động mạch thái dương khác ở phía đầu còn lại.

Một số xét nghiệm hình ảnh cũng được dùng cho chẩn đoán viêm động mạch tế bào khổng lồ và cho việc kiểm tra đáp ứng điều trị. Các xét nghiệm gồm có:

  • Chụp động mạch cộng hưởng từ (MRA): Xét nghiệm này kết hợp sử dụng chụp cộng hưởng từ (MRI) với chất cản quang để cho ra hình ảnh chi tiết của các mạch máu. Cho bác sĩ biết trước nếu bạn bị chứng sợ không gian hẹp bởi vì xét nghiệm được thực hiện trong máy có hình ống.
  • Siêu âm Doppler: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh dòng máu đang chảy qua mạch máu bạn.
  • Chụp cắt lớp phát xạ (PET): Sử dụng thuốc chích tĩnh mạch có chứa lượng rất nhỏ chất phóng xạ, PET scan có thể cho ra hình ảnh chi tiết về các mạch máu và làm nổi bật những vùng bị viêm.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ nhằm ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, bác sĩ có thể bắt đầu cho thuốc ngay cả trước khi chẩn đoán xác định bằng sinh thiết.

Bạn có thể sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn chỉ trong vài ngày điều trị khởi đầu. Nếu bạn không bị mất thị lực hoàn toàn, các triệu chứng về thị giác sẽ hoàn toàn khỏi trong vòng ba tháng.

Bạn có thể cần tiếp tục uống thuốc trong một hoặc hai năm hoặc lâu hơn. Sau tháng điều trị đầu tiên, bác sĩ có thể giảm liều từ từ cho đến liều lượng thấp nhất có thể để kiểm soát tình trạng viêm.

Một vài triệu chứng, đặc biệt là đau đầu, có thể trở lại trong thời gian ngắn này. Đây cũng là lúc nhiều người tiến triển các triệu chứng của viêm đau nhiều khớp. Các dấu hiệu này có thể được điều trị với liều thuốc đặc trị tăng nhẹ.

Thuốc trị chứng viêm động mạch tế bào khổng lồ có thể dẫn tới một số tác dụng phụ nghiêm trọng, như loãng xương, tăng huyết áp và yếu cơ. Để chống lại các tác dụng phụ tiềm ẩn này, bác sĩ có thể kiểm tra mật độ của xương bạn và cho thuốc bổ sung canxi và vitamin D hoặc các thuốc khác để ngăn ngừa loãng xương. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp và đề nghị một lộ trình tập thể dục, thay đổi chế độ ăn và thuốc giữ huyết áp ở mức bình thường. 

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi viêm động mạch tế bào khổng lồ được chẩn đoán và điều trị sớm, tiên lượng thường tốt. Các triệu chứng có thể cải thiện nhanh chóng và thị lực có thể không bị ảnh hưởng. Thách thức lớn nhất của bạn trong trường hợp này có thể là đối phó với vài tác dụng phụ của thuốc. Các gợi ý sau đây có thể giúp ích:

  • Chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống khỏe có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn, như loãng xương, huyết áp cao và tiểu đường. Tăng cường bổ sung trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc, thịt nạc và cá, trong khi đó giảm muối, đường, và cồn. Hãy chắc chắn bạn lấy vào đủ lượng canxi và vitamin D. Các chuyên gia khuyến cáo nên lấy vào1,200 mg canxi và 800 IU vitamin D mỗi ngày cho phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi. Hỏi bác sĩ để biết liều lượng phù hợp với bạn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên, như đi bộ có thể giúp ngừa loãng xương, huyết áp cao và tiểu đường. Điều này cũng có lợi cho tim và phổi của bạn. Ngoài ra, nhiều người thấy rằng tập thể dục làm cải thiện tâm trạng và các cảm giác tổng thể được tốt. Nếu bạn chưa từng tập thể dục, hãy bắt đầu thật chậm và nâng mức từ từ. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho lộ trình tập thể dục phù hợp với bạn.
  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra: Đi khám bác sĩ để theo dõi các tác dụng phụ của điều trị và tiến triển của các biến chứng.

Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được điểu trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi qua số điện thoại 1900 1246để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Mai Anh

    Bệnh này có mấy cái triệu chứng dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác đặc biệt là đầu đau, căng như dây đàn. Mình đi khám cơ sở y tế gần nhà bị chẩn đoán sai. Thấy bệnh không đỡ nên tìm hiểu và đặt khám bác sĩ của phòng khám. Kết quả trị liệu khiến tôi rất an tâm.

    16/10/2017
  • Vũ Quý Minh

    Dạo gần đây tôi hay bị đau ở vùng thái dương, tình trạng này cứ kéo dài khiến tôi rất mệt mỏi. Cho nên tôi đã đi khám và được biết mình bị bệnh viêm động mạch tế bào. Hiện nay tôi vẫn đang điều trị, nhưng tôi cảm thấy đỡ hơn nhiều.

    05/10/2017
  • Trung Kiên

    Tôi có biết đến bệnh này sau khi người bạn của tôi mắc bệnh. Sau khi đọc bài viết này, tôi đã có cái nhìn cụ thể về bệnh và biết cách phải đối phó ra sao khi mắc bệnh.

    28/09/2017
  • Vũ Quý

    Tất cả cũng chỉ xuất phát từ cơn đau đầu thôi mọi người ạ. Những cơn đau đầu xuất hiện tăng dần và dai dẳng khiến tôi phải đến khám bác sĩ và phát hiện mình mắc bệnh này. Hiện tại tôi đang điều trị và có thấy khá hơn. Mọi người nên đi khám khi bị đau đầu nhé.

    15/09/2017
  • Lê Hoài

    Bài viết hay, đánh giá chung là tốt

    26/07/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...