U Thành Ngực

U thành ngực (tên tiếng anh là Chest wall tumors) là khối u xuất hiện ngoài xương tại vị trí lồng ngực, cho dù ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không ung thư), các khối u thành ngực vẫn có thể can thiệp vào chức năng của phổi. Được phân loại là thứ phát (sự phát sinh bệnh thêm từ căn bệnh trước hay còn gọi là hậu quả của căn bệnh trước đây) hoặc nguyên phát (căn bệnh tự động phát sinh không phải vì những căn bệnh trước gây ra). Các khối u thành ngực ác tính phổ biến nhất là mô mềm. Các khối u nguyên phát bắt nguồn từ xương hoặc cơ của thành ngực.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
2. Dấu hiệu nhận biết u thành ngực
4. Khi nào cần điều trị u thành ngực?
5. Các bước phẫu thuật u thành ngực
7. Bác sĩ phẫu thuật u thành ngực
1. U thành ngực là gì?
U thành ngực là một khối u tăng trưởng bất thường ở trên thành ngực.
Tùy thuộc vào loại và đặc điểm của khối u thành ngực, nó có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hoặc không có vấn đề gì lớn cả. Nếu trường hợp khối u của người bệnh là ác tính thì là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Ngay cả khi là một khối u lành tính nhưng dựa trên kích thước, vị trí và tốc độ tăng trưởng của nó cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh. Ví dụ, một khối u lành tính lớn có thể áp vào phổi và cản trở nhịp thở. Tuy nhiên, phần lớn các khối u lành tính cho thấy không có triệu chứng, không có nguyên nhân nào đáng báo động và thường không bị phát hiện.
U thành ngực có nhiều loại có thể u lành tính hoặc ác tính: u mỡ, u máu,mô mềm (phần mềm trên cơ thể như phần thit, da) …
2. Dấu hiệu nhận biết u thành ngực
Khối u thành ngực lành tính có thể gây ra:
- Đau ngực
- Sưng ở ngực
- Teo cơ
Các triệu chứng của khối u thành ngực ác tính có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau đây:
- Một cục hoặc vết sưng nhô ra khỏi ngực
- Khó thở
- Sưng ở ngực
- Đau ngực
- Suy nhược cơ bắp
- Chuyển động suy yếu hoặc mở rộng ngực
Đôi khi ung thư thành ngực không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng vào khoảng 20% bệnh nhân được tìm thấy tình cờ trên X-quang tại vùng ngực. Vì lý do đó, điều quan trọng là bạn phải thường xuyên gặp bác sĩ và báo cho bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự bất thường.
Ngoài ra nếu bệnh nhân gặp những triệu chứng tương tự như u thành ngực như: khó thở, tức ngực,... Nhưng vẫn đi kèm với những triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, tắt nghẽn hô hấp, sưng hạch bạch huyết, khàn tiếng,... thì rất có thể bệnh nhân đăng mắc một căn bệnh khác có tên là U trung thất.
>> Tham khảo thêm về U Trung Thất tại đây
3. Nguyên nhân
Việc lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống cũng như yếu tố di truyền và lựa chọn lối sống chung đều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển những khối u này, nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra khối u thành ngực.
4. Khi nào cần điều trị u thành ngực?
- Chỉ định mổ đặt ra khi u thành ngực có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân hoặc gây hạn chế hoạt động chức năng cơ thể.
- Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào loại khối u thành ngực được tìm thấy. Mặc dù đôi khi những khối u thành ngực là lành tính và không phát triển nhưng vẫn đòi hỏi phải cắt bỏ.
- Nếu khối u lành tính can thiệp vào chức năng cơ quan, cản trở chuyển động hoặc khiến cơ bắp bị teo, khối u có thể cần phẫu thuật.
* Chống chỉ định (theo dõi chưa cần phẫu thuật): các khối u lành tính có thể không cần điều trị miễn là chúng không làm suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng.
Để hiểu biết thêm thông tin và được tư vấn điều trị về căn bệnh u thành ngực hãy liên hệ 1900 1246.
5. Các bước phẫu thuật u thành ngực
Việc cần làm cho sự tăng trưởng của các khối u thành ngực ác tính là phẩu thuật cắt bỏ
Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa nằm nghiêng hoặc nằm sấp tùy thuộc vào vị trí của khối U.
Vô cảm:
Gây mê toàn thân nội khí quản, Mark thanh quản hoặc gây tê tại chỗ tùy thuộc
vào kích thước của khối u.
Kỹ thuật:
- Rạch da dọc theo trung tâm khối u
- Phẫu tích bóc tách lấy hết tổ chức U
- Gửi giải phẫu bệnh
- Cầm máu
- Đóng vết mổ
- Dẫn lưu nếu vùng tổ chức u xâm lấn rộng
6. Xử lí tai biến
Thường không gây tai biến gì đáng kể
7. Bác sĩ phẫu thuật u thành ngực
Để thực hiện phẫu thuật u thành ngực đòi hỏi tay nghề của các bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực. Trước khi phẫu thuật cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, đánh giá tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết. Tránh xảy ra biến chứng đáng tiếc.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Bác sĩ khám, điều trị

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 33 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi