Động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên có thể là một dấu hiệu cho thấy sự tích tụ chất béo ở động mạch (Xơ vữa động mạch). Điều này có thể làm giảm lượng máu tới tim, não và chân.

1. Bệnh động mạch ngoại biên là gì

2. Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên

4. Biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên

5. Điều trị bệnh động mạch ngoại biên

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Bệnh động mạch ngoại biên (tên tiếng Anh là peripheral artery disease - PAD) là một rối loạn tuần hoàn thường gặp trong đó các động mạch bị hẹp làm giảm lượng máu đến các chi dưới. Khi bạn mắc bệnh động mạch ngoại biên, các chi - đặc biệt chi dưới - không được nhận đủ máu để đáp ứng nhu cầu của nó, gây ra các triệu chứng như đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên

Trong khi một số người mắc bệnh động mạch ngoại biên không biểu hiện hoặc có triệu chứng nhẹ, một vài người khác có biểu hiện đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.

Triệu chứng đau chân này bao gồm đau cơ hoặc vọp bẻ ở chân hay tay khi đang làm một hoạt động gì đó, như đi bộ, nhưng nó sẽ biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Vị trí đau phụ thuộc vào nơi động mạch bị tắc hoặc hẹp, đau ở đùi là chỗ thường gặp nhất.

Mức độ đau rất đa dạng, từ một khó chịu nhẹ cho đến suy nhược cơ. Cơn đau nặng có thể làm bạn khó đi hoặc khó làm các động tác khác.

Các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Đau ở hông, đùi khi hoạt động, như đi bộ hoặc leo cầu thang.
  • Tê hoặc yếu chân
  • Lạnh ở phần thấp của chân hoặc ở bàn chân
  • Đau không hồi phục ở ngón chân, bàn chân hoặc chân
  • Chân đổi màu
  • Rụng lông hoặc lông mọc ít ở chân 
  • Móng chân mọc chậm
  • Vùng da bóng ở chân
  • Mạch chân yếu hoặc không có
  • Rối lọan chức năng sinh dục ở nam

Nếu bệnh đang tiến triển, bạn có thể bị đau ngay cả khi ngồi nghỉ hoặc nằm xuống. Cơn đau có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Thả chân xuống cạnh giường hoặc đi bộ quanh phòng có thể tạm thời làm giảm đau.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau cách hồi, tê hoặc có các triệu chứng đặc biệt, hãy đi khám bác sĩ.

Ngay cả khi bạn không có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, cũng cần thiết kiểm tra nếu như bạn:

  • Trên 70 tuổi
  • Trên 50 tuổi và có tiền căn bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá
  • Dưới 50 tuổi, nhưng có bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên, như béo phì hoặc cao huyết áp

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên thường gây ra bởi xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, các chất béo tích tụ ở thành mạch làm giảm lượng máu.

Xơ vữa động mạch thường gây ảnh hưởng đến tim, và các động mạch trong cơ thể. Khi bệnh xảy ra ở các động mạch dẫn đến chi dưới, nó gây bệnh động mạch ngoại biên.

Ít gặp hơn, nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại biên có thể do tình trạng viêm, tổn thương ở chi, bất thường giải phẫu của dây chằng hoặc cơ, hoặc tiếp xúc phóng xạ.

Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên

Thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch ngoại biên

  • Hút thuốc
  • Bị bệnh Tiểu đường
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Cholesterol cao
  • Sau 50 tuổi
  • Tiền căn gia đình có bệnh bệnh động mạch ngoại biên, tim mạch hoặc đột quị
  • Nồng độ homocysteine cao – một protein giúp xây dựng và duy trì mô

Những người hút thuốc lá hoặc bệnh tiểu đường có nguy cơ lớn nhất bị bệnh động mạch ngoại biên do lượng máu giảm.

4. Biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên

Nếu bệnh động mạch ngoại biên gây ra bởi xơ vữa động mạch, bạn sẽ có nguy cơ:

  • Thiếu máu chi: Tình trạng này bắt đầu như một vết loét hở không lành, một chấn thương, hay một nhiễm trùng ở chân hay bàn chân. Thiếu máu trầm trọng xảy ra khi thương tích hay nhiễm trùng tiến triển và có thể gây chết mô, đôi khi phải đoạn chi.
  • Đột quị và nhồi máu tim: Xơ vữa động mạch gây ra các triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên không chỉ giới hạn ở chân. Các chất béo cũng tích tụ ở các động mạch cung cấp máu cho não và tim, gây ra đột quy và nhồi máu tim.

5. Các phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên

Chẩn đoán

Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên trong quá trình khám lâm sàng, như mạch yếu hoặc không có mạch dưới vùng động mạch bị hẹp, tiếng âm thổi động mạch, bằng chứng của việc kém lành vết thường ở vùng lượng máu bị giới hạn, và giảm áp lực máu chi bị ảnh hưởng.

Chỉ số cánh tay mắt cá chân (ABI): Đây là test thường sử dụng nhất để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên. Nó cho phép so sánh áp lực máu ở mắt cá chân và ở tay.

  • Bác sĩ dùng một máy đo huyết áp thông thường và một thiết bị siêu âm đặc biệt để đánh giá áp lực máu và dòng máu chảy.
  • Bạn có thể đi trên máy chạy bộ và các thông số sẽ được ghi lại trước và sau khi đi để nắm bắt độ nặng của các động mạch bị hẹp trong suốt quá trình thực hiện.

Siêu âm: Siêu âm Doppler có thể giúp đánh giá dòng máu chảy và phát hiện các động mạch bị tắc hay hẹp.

Mạch máu đồ: Bằng cách tiêm vào một chất cản quang, xét nghiệm này cho phép bác sĩ thấy được dòng máu khi đang chảy qua động mạch. Bác sĩ có thể theo dõi chất cản quang nhờ vào kĩ thuật hình ảnh, như Xquang hay MRI (chụp cộng hưởng từ mạch máu) hoặc CT (chụp cắt lớp mạch máu).

  • Chụp mạch máu đồ bằng catheter là một thủ thuật xâm lấn bằng cách đưa catheter vào động mạch ở vùng háng đến động mạch bị ảnh hưởng và tiêm thuốc cản quang vào. Thủ thuật này cho phép chẩn đoán và điều trị ngay lập tức – tìm động mạch bị hẹp và mở rộng nó bằng một thủ thuật giãn nở hoặc dùng thuốc để cải thiện dòng máu chảy.

Xét nghiệm máu:  Xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và triglyceride và kiểm tra bệnh tiểu đường.

Hình ảnh về bệnh động mạch ngoại biên

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh động mạch ngoại biên có 2 mục đích chính:

  • Điều trị triệu chứng, như đau cách hồi để bạn có thể sinh hoạt trở lại như bình thường.
  • Ngăn chặn diễn tiến của xơ vữa để giảm nguy cơ nhồi máu tim và đột quị.

Bạn có thể hoàn thành các mục đích trên cùng với thay đổi lối sống. Nếu bạn có hút thuốc, bỏ thuốc là điều quan trọng duy nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ biến chứng.

Nếu thay đổi lối sống vẫn không đủ, bạn sẽ cần phải điều trị thêm. Bác sĩ sẽ cho thuốc ngăn ngừa cục máu đông, giảm huyết áp và cholesterol và kiểm soát cơn đau cũng như các triệu chứng khác.

Thuốc

-Thuốc giảm cholesterol: Bác sĩ có thể kê thuốc giảm cholesterol để giảm nguy cơ nhồi máu tim và đột quỵ.
Mục đích điều trị là làm giảm LDL cholesterol - một cholesterol “xấu” – xuống còn ít hơn 100 mg/dL hoặc 2.6 mmol/L. Mức LDL này có thể sẽ phải làm cho thấp hơn nữa nếu bạn có các yếu tố nguy cơ nhồi máu và đột quị, đặc biệt là tiểu đường hoặc tiếp tục hút thuốc lá.

- Thuốc trị cao huyết áp: Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho thuốc này để làm giảm huyết áp. Mục đích là để làm giảm huyết áp tâm thu (số nằm trên) xuống 140mmHg hoặc nhỏ hơn và huyết áp tâm trương (số nằm dưới) xuống 90mmHg hoặc nhỏ hơn. Nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp mục tiêu sẽ là dưới 130/80 mmHg.

- Thuốc kiểm soát đường huyết: Nếu bạn bị tiểu đường, sẽ rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy hỏi bác sĩ về mục tiêu đường huyết mà bạn cần phải đạt được là bao nhiêu và bạn cần phải làm những gì.
Thuốc ngăn máu đông. Vì bệnh động mạch ngoại biên liên quan đến việc giảm lượng máu ở chi nên việc cải thiện dòng máu là cần thiết. 

- Thuốc giảm triệu chứng: Thuốc làm tăng dòng máu đến chi và làm giãn mạch. Nó đặc biệt giúp điều trị đau cách hồi ở chân. Các tác dụng phụ thường gặp có thể là đau đầu hoặc tiêu chảy.

Phương pháp nong mạch và phẫu thuật

Trong một số trường hợp, nong mạch hoặc phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị đau cách hồi

  • Nong mạch: Một catheter sẽ được đưa vào động mạch bị ảnh hưởng. Tại đây, một bong bóng nhỏ sẽ được bơm phồng lên để mở rộng động mạch và san phẳng thứ làm tắc nghẽn trên thành động mạch, đồng thời làm căng động mạch để làm tăng lượng máu.
  • Bác sĩ có thể đặt stent vào động mạch để giữ nó được mở rộng: Thủ thuật này tương tự như đặt stent ở động mạch tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Bác sĩ có thể tạo một cầu nối bằng cách sử dụng mạch máu khác trong cơ thể hoặc dùng sợi tổng hợp. Kĩ thuật này cho phép máu chảy qua ngoài vùng động mạch bị tắc hoặc hẹp.
  • Liệu pháp tiêu sợi huyết: Nếu bạn bị cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, bác sĩ có thể cho tiêm thuốc làm tan cục máu đông.

Chương trình quản lí tập thể dục

Ngoài việc điều trị thuốc và phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một chương trình tập thể dục để làm tăng khoảng cách bạn bước đi mà không bị đau. Thể dục thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, bao gồm việc giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn.

Là một bệnh thể mạn tính, Động Mạch Ngoại Biên cần được khám và điều trị sớm. Vui lòng liên lạc để đặt khám bác sĩ chuyên khoa Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Trần Hương Ly

    Mấy người hút thuốc và bia rượu nhiều hay bị bệnh này nè.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Trang

    Mắc bệnh này thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ, chứ tự điều trị ở nhà biết thuốc gì mà uống đâu. Uống không đúng thuốc có khi còn nguy hiểm ấy chứ.

    05/10/2017
  • Nguyễn Hải Huyền

    Đối với căn bệnh này thì tốt nhất là nên điều trị sớm, càng để lâu càng nguy hiểm. Vì vậy, mọi người không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà nhé.

    29/09/2017
  • Đỗ Đức Minh

    Tôi vì thường xuyên có cảm giác đau khi đi lại nên mới đi khám và phát hiện ra mình bị bệnh động mạch ngoại biên. Cũng may tôi đi khám sớm nên sau khi điều trị đã đỡ hơn nhiều.

    21/09/2017
  • Đinh Thị Ngân

    Mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này. Ông chú tôi mắc bệnh này mà không biết đường đi khám nên sau đó bị biến chứng, bàn chân loét ra trông rất sợ.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

vũ xuân tình (09/08/2020)
tôi bị xơ vữa động mạch ngoại biên,bác sĩtư vấn cho cách điều trị và nên uống thuốc gì hỗ trợ tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ
Trung (09/08/2020)
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị cũng như chẩn đoán tốt hơn.
Phan Thành Đức (01/02/2018)
Chào bác sĩ. Những lúc tôi đi bộ hay leo cầu thang luôn cảm thấy đau ở hông và đùi, tôi còn càm thấy lạnh ở bàn chân. Đặc biệt lông chân tôi rụng khá nhiều. Sau đó đi khám bác sĩ Bình thì biết mình bị bệnh động mạch ngoại biên. Nhờ điều trị với bác sĩ Bình mà tôi đã đỡ nhiều rồi.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...