Bóc tách mạch vành tự phát

Bóc tách mạch vành tự phát

Bệnh bóc tách mạch vành tự phát tuy là một bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

1. Bệnh bóc tách mạch vành tự phát là gì

2. Triệu chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bóc tách mạch vành tự phát

4. Biến chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát

5. Điều trị bệnh bóc tách mạch vành tự phát

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh bóc tách mạch vành tự phát là gì?

Bệnh bóc tách mạch vành tự phát (tên tiếng Anh là Spontaneous Coronary Artery Dissection) là một tình trạng cấp cứu ít gặp xảy ra khi có một vết rách hình thành ở một trong các mạch máu tim. Bệnh có thể làm chậm hoặc tắc dòng máu chảy tới tim, gây nhồi máu cơ tim, nhịp bất thường hoặc tử vong bất thình lình.

Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ 40 tới 50 tuổi, và bất kì tuổi nào ở nam. Người bị bệnh thường khỏe mạnh. Hầu hết đều không có yếu tố nguy cơ của bệnh tim như tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Vì lí do đó nên hãy gọi ngay cấp cứu nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nguy cơ bị nhồi máu.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát giống như các loại nhồi máu cơ tim khác, bao gồm:

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có cơn đau ngực hoặc bạn nghĩ rằng mình có cơn nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu ngay. Hãy nhờ ai đó chở bạn đi. Tự mình lái xe chỉ nên là lựa chọn cuối cùng.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Bóc tách mạch vành tự phát gây ra một vết rách bên trong động mạch. Khi lớp áo trong động mạch tách ra khỏi lớp ngoài, máu có thể đổ vào giữa hai lớp áo động mạch. Áp lực lúc này làm vết rách nhỏ trở nên lớn hơn. Và máu kẹt giữa hai lớp áo có thể hình thành huyết khối.

Bệnh có thể làm chậm dòng máu chảy tới tim, làm cơ tim bị yếu đi, hoặc làm tắc nghẽn dòng máu, làm chết cơ tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim trong bệnh bóc tách mạch vành tự phát khác với cơn nhồi máu cơ tim gây ra bởi xơ vữa động mạch (động mạch trở nên cứng).

Nguyên nhân gây ra bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Nguyên nhân gây ra bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Các yếu tố nguy cơ thường gặp có thể có:

Giới tính nữ: Mặc dù bệnh xảy ra ở hai giới, nhưng thường ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn.

Phụ nữ sau sinh: Bệnh thường xảy ra ở các tuần đầu tiên sau sanh.

Bệnh mạch máu: Một vài bệnh mạch máu có thể liên quan đến bệnh bóc tách mạch vành tự phát, thường gặp nhất là loạn sản sợi cơ, một tình trạng gây ra sự lớn bất thường cảu các tế bào thành động mạch. Điều này gây yếu thành động mạch, dẫn tới tắc mạch, bóc tách hoặc phình mạch.

Tập thể lực nặng: Một số người vừa tham gia các bài tập thể lực nặng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Căng thẳng quá mức: Một số người vừa trải qua căng thẳng quá mức có thể có nguy có cao mắc bệnh.

Các vấn đề về mạch máu: Bệnh gây viêm mạch máu như bệnh lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch đều có liên quan đến bệnh bóc tách mạch vành tự phát.

Bệnh mô liên kết di truyền: Các bệnh di truyền gây rối loạn mô liên kết như hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng Marfan đều được tìm thấy xảy ra ở những người mắc bệnh bóc tách mạch vành tự phát.

Huyết áp quá cao: Huyết áp tăng quá cao và không được điều trị có thể liên quan tới bệnh.

Sử dụng ma túy: Sử dụng cocaine hoặc ma túy có thể tăng nguy cơ của bệnh.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Đối với một số người, bệnh bóc tách mạch vành tự phát có thể tái phát, mặc dù đã được điều trị thành công. Nó có thể thái phát ngay sau đợt bệnh đầu tiên hoặc nhiều năm sau đó. Người mắc bệnh có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim khác như suy tim.

5. Các phương pháp điều trị bệnh bóc tách mạch vành tự phát

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh bóc tách mạch vành tự phát, bác sĩ có thể hỏi các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, và chỉ định nhiều xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể giống với khi đánh giá các loại nhồi máu cơ tim khác như điện tâm đồ và xét nghiệm máu. Nếu nhồi máu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ, nó sẽ được xác định bởi xét nghiệm hình ảnh động mạch để tìm các dấu hiệu bất thường.

Các xét nghiệm có thể gồm:

Chụp mạch vành: Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào động mạch để mạch máu được nhìn thấy trên hình ảnh, qua một ống catheter đặt ở động mạch tay hoặc chân và dẫn nó đến động mạch tim. X quang sẽ được dùng để chụp hình ảnh động mạch. Các hình ảnh bất thường trên X quang giúp chẩn đoán xác định bệnh bóc tách mạch vành tự phát. Chụp mạch vành cũng có thể thấy được mạch vành có bất thường và bị xoắn, điều này hay xảy ra ở người bị bóc tách mạch vành tự phát.

Siêu âm trong lòng mạch: Trong khi luồn catheter vào tim, một catheter đặc biệt có thể tạo hình ảnh sóng âm. Xét nghiệm này hỗ trợ chụp mạch vành giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh và quyết định lên kế hoạch điều trị.

Chụp cắt lớp quang học: Một catheter được trang bị một ánh sáng đặc biệt có thể được luồn vào động mạch của bạn để tạo ra các bức ảnh dựa trên ánh sáng. Các bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra này sau khi chụp mạch vành. Hình ảnh từ xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh và thêm thông tin hướng dẫn quyết định điều trị.

Chụp cắt lớp mạch máu tim: Bạn có thể nằm lên bàn bên trong một máy có hình bánh rán. Một ống X quang xoáy xung quanh bạn và thu thập các hình ảnh về tim, ngực mà có thể cho thấy bất thường trong động mạch. Xét nghiệm này có thể dùng bên cạnh các xét nghiệm khác như một test theo dõi để đánh giá tình trạng sau bệnh bóc tách mạch vành tự phát.

Điều trị

Mục đích điều trị là để khôi phục lượng máu về tim. Ở một số trường hợp, việc hồi phục có thể tự nhiên xảy ra. Một số trường hợp khác, bác sĩ phải mở động mạch đặt bóng hoặc nong mạch bằng stent hoặc thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch.

Việc điều trị tùy thuộc vào kích thước vết rách của động mạch cũng như các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn có. Khi có thể, bác sĩ sẽ để động mạch tự lành, tốt hơn là sửa chữa nó bằng các thủ thuật xâm lấn.

Một số người chỉ cần điều trị nội khoa là đủ, có thể giảm được các triệu chứng của bệnh. Nếu đau ngực hoặc các triệu chứng khác kéo dài, các phương pháp điều trị khác là điều cần thiết.

Đặt stent nong động mạch

Nếu bệnh gây tắc dòng máu hoặc việc điều trị nội khoa không đủ để kiểm soát đau ngực, bác sĩ có thể chỉ định đặt stent để mở rộng động mạch. Stent có thể giúp khôi phục lượng máu về tim.

Điều trị bệnh bóc tách mạch vành tự phát bằng cách đặt stent

Điều trị bệnh bóc tách mạch vành tự phát bằng cách đặt stent

Bác sĩ sẽ luồn một ống catheter vào động mạch ở tay hoặc chân và dẫn tới động mạch tim bị tổn thương nhờ vào X quang.

Một sợi dây gắn quả bóng xẹp được mang đến chỗ động mạch bị rách qua catheter. Sau đó bóng sẽ được phình ra, ép stent vào thành mạch. Stent sẽ được để lại đó để giữ động mạch luôn mở.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch

Nếu các điều trị khác không hiệu quả hoặc bạn có nhiều hơn một vết rách, bác sĩ có thể chỉ định mổ tạo đường đi mới cho động mạch chảy về tim.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được tiến hành bởi cắt một mạch máu khác từ cơ thể bạn gắn vào nơi động mạch tổn thương và như vậy tạo được một dòng chảy quanh động mạch đó.

Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu
  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc giảm huyết áp
  • Thuốc kiểm soát cơn đau ngực
  • Thuốc giảm cholesterol

Việc sử dụng thuộc phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc.

Chăm sóc liên tục

Sau khi điều trị, bạn sẽ cần đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị một số điều sau giúp bạn hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác:

  • Phục hồi chức năng tim mạch. Đây là một quá tình giúp bạn phục hồi từ một tình trạng tim nghiêm trọng như nhồi máu, gồm có theo dõi tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ cảm xúc và giáo dục.
  • Kiểm tra tiền căn sức khỏe gia đình. Một số bệnh di truyền như hội chứng Marfan có thể xảy ra ở người có bệnh bóc tách mạch vành tự phát. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn di truyền để xác định việc làm các xét nghiệm di truyền có phù hợp với bạn hay không.
  • Tìm các mạch máu yếu khác. Bác sĩ có thể dùng CT scan mạch máu để phát hiện bất thường ở các mạch máu khác, như loạn sản sợi cơ.

Biện pháp khắc phục

Bệnh bóc tách mạch vành tự phát có thể xảy đến một cách không lường trước được và gây ra các triệu chứng đáng sợ và nghiêm trọng. Bạn nên cố gắng:

Tìm hiểu thêm về chẩn đoán bệnh. Hãy tìm hiểu về bệnh đầy đủ. Hỏi bác sĩ tình trạng bạn cụ thể là như thế nào, vị trí và kích thước động mạch bị rách và các mô tả về điều trị mà bạn sẽ được nhận. Nếu bạn là nữ bác sĩ có thể khuyên bạn tránh mang thai. Hãy hỏi nhân viên y tế bạn có thể tìm thêm thông tin về bệnh ở đâu.

Liên hệ với những người khác cũng được chẩn đoán giống bạn. Bệnh bóc tách mạch vành tự phát không phổ biến, nhưng các tổ chức quốc gia có thể giúp bạn kết nối với những người khác có cùng chẩn đoán với bạn.

Hãy chăm sóc bản thân. Giúp cơ thể bạn phục hồi bằng cách chăm sóc tốt bản thân. Ví dụ, ngủ đủ giấc, ăn chế độ ăn uống lành mạnh có trái cây và rau quả, và tìm cách đối phó với stress, chẳng hạn như nghe nhạc hoặc viết ra suy nghĩ của bạn. Nếu bác sĩ cho phép hãy cố vận động mức trung bình như đi bộ 30-40 phút mỗi ngày. Nếu bạn thấy lo lắng hãy nói với bác sĩ, họ có thể đề nghị một nhà tâm lí học giúp đỡ bạn.

Dành thời gian với gia đình và bạn bè. Hãy nói với họ điều mà bạn quan tâm lo lắng, điều này có thể giúp bạn đối phó tình trạng của mình.

Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có các triệu chứng của bệnh bóc tách mạch vành tự phát, bạn nên đi khám để sớm được điều trị bệnh. Việc điều trị bệnh cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần giúp đỡ. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hải Dương

    Khi nghi ngờ có bệnh này, nên đi khám sớm và điều trị các bạn ạ. Biến chứng của nó rất nguy hiểm.

    24/10/2017
  • Bá Thanh

    Bài viết rất hữu ích, đã cho tôi định hướng chữa bệnh

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Mỹ Duyên

    Tôi đi khám và bác sĩ bảo tôi mắc bệnh này và khuyên tôi nên phẫu thuật. Tôi rất lo không biết có nhiểu rủi ro không

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Hằng

    Bài viết rất hay, nhưng nếu phần điều trị có thêm nhiều dẫn chứng sẽ tốt hơn

    29/09/2017
  • Vũ Thái

    Tôi đang mắc bệnh bóc tách mạch vành tự phát. Tôi thường xuyên bị đau ngực và khó thở, chỉ đến khi điều trị mới đỡ hơn. Tốt nhất là nên đi điều trị bệnh này sớm mọi người ạ.

    21/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...