Rối loạn giọng nói

Rối loạn giọng nói

Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói của người bệnh trở nên khác thường so với trước đây. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giọng nói và cần phải điều trị bệnh theo đúng nguyên nhân gây ra.

1. Bệnh rối loạn giọng nói là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn giọng nói

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giống nói

4. Tác hại của bệnh rối loạn giọng nói

5. Điều trị bệnh rối loạn giọng nói

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn giọng nói là gì?

Rối loạn giọng nói (tên tiếng Anh là Voice Disorders hay Dysphonia) là căn bệnh khiến cho giọng nói của người bệnh trở nên khác thường so với trước đây. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng sẽ phụ trách chẩn đoán và điều trị tình trạng rối loạn này.

Việc điều trị sẽ dựa vào tác nhân gây ra và thường có thể chữa trị bằng liệu pháp, thuốc uống, phẫu thuật hay dùng phương pháp tiêm.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn giọng nói

Một số dấu hiệu và triệu chứng đặt trưng của bệnh rối loạn giọng nói bao gồm:

  • Giọng trầm
  • Giọng nói thều thào như thở
  • Cường độ giọng nói bất thường (lúc trầm lúc cao, quảng giọng hẹp đi)
  • Cộng hưởng giọng bất thường (giọng gió cao, giọng gió thấp, bất thường cộng hưởng âm)
  • Mất giọng
  • Phát âm ngắt quãng
  • Giọng the thé
  • Giọng khàn
  • Giọng run rẩy
  • Giọng nheo nhéo

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:

  • Kèm thêm bất thường ở giọng khi đang nói chuyện
  • Giảm độ ổn định của giọng nói khi phải nói trong thời gian dài hay khi đang mệt mỏi trong ngày
  • Thay đổi giọng nói tùy thời điểm trong ngày
  • Thở nhanh hay thở dốc
  • Thường xuyên ho hay khạc đàm
  • Căng cứng/đau cổ họng quá mức

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giọng nói có thể xuất hiện riêng lẻ hay cùng lúc. Trong quá trình điều trị, một số triệu chứng có thể biến mất và tiếp tục xuất hiện các triệu chứng mới.

Rối loạn giọng nói gây ảnh hưởng lên người bệnh phụ thuộc vào độ nặng, mức độ thương tổn của bệnh nhân. Đánh giá giọng nói có thể không đủ bằng chứng để chẩn đoán rối loạn, mà cần sự kết hợp trong lâm sàng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ khi:

  • Giọng nói của bạn khàn đi, khác với giọng nói chuyện hằng ngày, hay đau khi nói kéo dài hơn 2-3 tuần.
  • Mất giọng khi đang nói .
  • Khó khăn khi phải nói to cho người khác có thể nghe thấy.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Hô Hấp Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh rối loạn giọng nói

Bệnh rối loạn giọng nói gây ra cho người bệnh những phiền toái trong cuộc sống. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi nói, nên dễ sinh ra tự ti và ngại giao tiếp. Rối loạn giọng nói cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm hơn nên người bệnh cần đi khám khi thấy bản thân đang có các dấu hiệu của bệnh rối loạn giọng nói. 

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giọng nói

Thanh quản (larynx) có cấu tạo từ sụn, cơ mà lớp lót. Có vị trí ở phần trên khí quản (trauchea) phần dưới cuả nền lưỡi. Âm thanh được tạo ra do sự rung động của dây thanh quản (vocal cords).

Sự rung động diễn ra do luồng khí thoát ra ngoài thanh quản, và làm hai dây thanh quản sát lại gần nhau. Ngoài ra dây thanh quản có tác dụng không cho thức ăn đi vào khí quản đi đang ăn uống.

Nếu dây thanh quản của bạn có vấn đề, như bị viêm, bị tê thì chúng sẽ không còn hoạt động hiệu quả, kết quả là gây ra rối loạn giọng nói.

Một số rối loạn giọng nói phổ biến có thể kế đến:

  • Viêm thanh quản
  • Rối loạn giọng nói do yếu tố thần kinh
  • Tổn thương không sinh ung (như nang polyps hay bướu)
  • Tổn thương tiền ung hay sinh ung
  • Yếu, liệt dây thanh quản
  • Bệnh bạch sản niêm (leukoplakia)

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn giọng nói

Một số yếu tố có thể gây ra rối loạn giọng nói khác như:

  • Tuổi tác
  • Dùng chất có cồn
  • Dị ứng
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Cảm lạnh hay nhiểm trùng đường hô hấp trên
  • Các rối loạn thần kinh
  • Vệ sinh cổ họng không đúng cách
  • Phẫu thuật chấn thương vùng cổ trước
  • La hét
  • Hút thuốc
  • Ung thư vòm họng
  • Khô cổ
  • Các vấn đề ở tuyến giáp
  • Dùng giọng quá nhiều

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn giọng nói

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi cụ thể về tình trạng của bạn đang gặp phải và kết hợp thăm khám lâm sàng. Ngoài ra bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để dùng dụng cụ kiểm tra dây thanh quan của bạn:

  • Soi gương: Giống như dụng cụ soi trong nha khoa, một dụng cụ gắn đầu gương sẽ được đưa vào trong thanh quản.
  • Dụng cụ nội soi thanh quản mềm: Một đầu ống dẻo có gắn đàn và camera sẽ đi từ mũi đến cổ họng để kiểm tra dây thanh quản.
  • Dụng cụ nội soi cứng: Một đầu ống nội soi cứng sẽ được đưa từ miệng xuống dây thanh quản.
  • Quay video nội soi: Một camera kết hợp đèn flash sẽ ghi lại những chuyển động của dây thanh quản khi chúng đang hoạt động.

Một số kiểm tra có thể kèm theo như:

  • Phân tích âm (sound anaysis): Dùng máy tính để giúp bác sĩ phân ích các bất thường ở âm thanh do thanh quản tạo ra.
  • Điện cơ đồ thanh quản (laryngeal electromyography): Các cây kim nhỏ sẽ xuyên qua để do lường sóng điện cơ của thanh quản.

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn giọng nói

Điều trị

Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ, bạn sẽ được cân nhắc các phương pháp điều trị sau:

  • Liệu pháp nghỉ ngơi, hay dùng dung dịch: Cũng như các cơ quan khác, dây thanh quản cũng cần được nghỉ ngơi định kì. Bác sĩ chuyên khao sẽ giúp bạn làm cách nào sử dụng giọng nói hiệu quả nhất, cũng như cách làm sạch cổ họng là liệu lượng chất lỏng đưa vào cơ thể.
  • Điều trị dị ứng: Nếu tình trạng dị ứng làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng, bác sĩ sẽ chản đoán nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra phương pháp điều trị.
  • Bỏ thuốc lá: Nếu giọng nói của bạn bị ảnh hưởng do hút thuốc, việc ngưng sử dụng thuốc lá sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của giọng cũng như các cơ quan khác, như tăng cường sức khỏe cho tim mạch và giảm nguy cơ ung thư.
  • Thuốc: Có nhiều loại thuốc có ích trong việc điều trị rối loạn giọng nói. Dựa vào nguyên nhân, bạn có thể cần thuốc kháng viêm, trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay phòng ngừa các vấn đề ở mạch máu. Thuốc có thể dùng bằng đường uống, tiêm vào dây thanh quản hay dùng khi đang phẫu thuật. 

Lưu ý rằng: Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Phẫu thuật

- Cắt bỏ các thương tổn: Các tổn thương không sinh ung (polyp, bướu hay nang) ở dây thanh quản có thề cần can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ các tổn thương, cả sinh ung, tiền ung hay sinh ung, cũng như u nhú ở hệ hô hấp hay bệnh bạch sản viêm bằng cách tiểu phẩu, dùng tia laser CO2 hay kỹ thuật dùng tia xạ KTP mới nhất có thể cắt bỏ được một phần lớn khối u.

- Dùng botox: Bằng cách tiêm một lượng nhỏ một chất đặc biệt (botulinum toxin) vào vùng cổ để  làm giảm sự co thắt cơ hay chuyển động bất thường của cơ thanh quản.

Trong trường hợp một  dây thanh quản không di động được và dây còn lại bình thường, bạn có thể có tình trạng khản giọng. Hoặc vấn đề sặc khi uống nước, hay hiếm hơn là vấn đề khi nuốt thức ăn cứng. Đôi lúc triệu chứng này có thể biến mất mà không cần can thiệp.

Còn nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn sẽ phải cần đên một trong hay phẫu thuật để đẩy dây thanh quản đóng kín lại. Để giọng nói trở lại bình thường và thanh quản sẽ đóng khi bạn đang nuốt. Các phẫu thuật bao gồm:

- Tiêm mỡ hay collagen: Tiêm mỡ tự thân hay collagen nhằm giúp trị tê hay yếu dây thanh quản. Việc tiêm các chất này giúp hai dây thanh quản sát lại gần nhau và hoạt động lại bình thường.

- Phẫu thuật thanh quản: Bằng cách mở đường vào thanh quản qua lớp sụn. Bác sỉ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng để khép hai dây thanh quãn lại với nhau.

Hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh phình động mạch chủ bụng. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Gia Thi

    Tôi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh này thì nên đi khám ở đâu ạ

    05/10/2017
  • Nguyễn Anh Huy

    Giọng tôi đang bình thường bỗng càng ngày càng khàn đi. Không biết có phải mắc bệnh này không nữa. Có lẽ là tôi nên đi khám.

    28/09/2017
Le thi hanh (12/11/2020)
Dạ chào bác sĩ, giọng em trc h rất ổn. Nhưnh 4-5 năm trở lại đây giọng trở nên run rẩy, ngắt quãng khi nói. Bây h cảm thấy lo sợ khi phải giao tiếp. Ngay cả vs chính người thân của mình. Giúp e với!
nguyễn thanh tuấn (22/07/2020)
Tôi bi chấn thương ở vùng cổ, bây giờ tôi nói to không được và giọng hơi khàn
Thái Nguyễn(09/08/2018)
mình vừa trị liệu rối loạn giọng nói tại thầy anh xong, giờ mình đã nói được giọng con trai, trầm, trước khi mình nói giọng con gái nếu bạn nào bị như mình thì liên hệ với thầy anh qua zalo 0944 25 3311, mình thấy hiệu quả hơn rất nhiều so với luyện ở bình viện
Pham Duc Long (26/06/2018)
Da chao bac si ,em nam nay 17 tuoi giong noi nho ngat quang thieu hoi ,ko biet co phai em mac benh nay ko moi bac si tu van cho e

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...