Lao khớp

Lao khớp

Bệnh lao khớp hay còn gọi là lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra.

1. Bệnh lao khớp là gì

2. Triệu chứng của bệnh lao khớp

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao khớp

4. Điều trị bệnh lao khớp 

5. Phòng chống bệnh lao khớp

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bệnh lao xương khớp là gì?

Lao xương khớp được coi là lao thứ phát, do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.

Trong các loại viêm khớp do vi khuẩn thì viêm khớp do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu về tỉ lệ và mức độ gây tàn phế. Lao xương khớp được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hại hàng đầu. Tất cả các xương, khớp đều có thể bị tổn thương, nhưng những xương xốp, khớp lớn và chịu trọng lực nhiều thường dễ bị bệnh hơn. Tổn thương thường khu trú ở một vị trí, rất ít khi ở nhiều vị trí.

Nhờ những tiến bộ về mặt chẩn đoán và điều trị, hiện nay bệnh lao nói chung và viêm xương khớp do lao nói riêng có thể được chữa khỏi hoàn toàn với điều kiện chẩn đoán sớm và điều trị sớm đúng nguyên tắc.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh lao xương khớp

Có hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc mạn tính. Sốt vừa và nhẹ, thường tăng cao về chiều và tối, sốt kéo dài. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, da xanh tái, ra mồ hôi trộm. Những triệu chứng cụ thể của bệnh lao xương khớp đó là:

  • Đau mỏi mình mẩy, đau vùng thắt lưng.
  • Sốt và thường sốt cao hơn khi về đêm.
  • Cơn đau tăng khi vận động và khiến cho bệnh nhân trở nên hạn chế vận động.
  • Biến dạng các khớp, cột sống bị gù, vẹo.
  • Rò mủ ở xương khớp.
  • Teo cơ.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao xương khớp

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao người, có thể gặp vi khuẩn lao bò, rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình. Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 - 3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke). Hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng.

4. Điều trị bệnh lao xương khớp

Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Để điều trị bệnh thường áp dụng các phương pháp phổ biến.

  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị ngoại khoa
  • Phẫu thuật chỉnh hình
  • Vật lý trị liệu

Việc điều trị bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ và nên được tiến hành sớm khi  bệnh còn chưa tiến triển theo chiều hướng xấu. Bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ Đoàn Công Minh - 11 năm kinh nghiệm chuyên khoa cơ xương khớp để được hỗ trợ tốt nhất.

5. Phòng chống bệnh lao xương khớp

  • Cách ly người bệnh
  • Ăn tăng chất đạm, rau xanh và hoa quả tươi

  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.

  • Giữ tinh thần thanh thản

  • Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ

Tham khảo thêm các thông tin hữu ích:

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Võ Hữu Nghĩa

    Bị lao khớp cần phải kiên trì chữa bệnh và đi theo hướng điều trị của bác sĩ. Bở dở giữa chừng thì không khỏi bệnh được đầu.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thu Hiền

    Với bệnh lao khớp thì không tự điều trị tại nhà được đầu, tốt nhất là nên đi khám và điều trị với bác sĩ mới có hy vọng khỏi bệnh.

    05/10/2017
  • Nguyễn Như

    Mẹ tôi đi khám và phát hiện bị bệnh lao khớp. Tôi đang thắc mắc là không biết bệnh này điều trị bằng thuốc có hiệu quả không.

    29/09/2017
  • Phạm Thị Ngân

    Mẹ tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận là bị lao khớp. Tôi có tìm hiểu về căn bệnh và rất lo lắng cho tình trạng của mẹ tôi.

    22/09/2017
  • Thảo Vân

    Lời khuyên cho những ai đang có triệu chứng đau trong xương khớp là nên đi khám. Tôi cũng vì có triệu chứng này nên đi khám và phát hiện ra bị bệnh lao khớp đây, cũng may là điều trị sớm nên bệnh của tôi đã thuyên giảm nhiều.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Thái Tuấn Anh (15/01/2018)
Bố tôi thường hay kêu đau nhức khắp người, cảm thấy mệt mỏi, ăn rất ít, đặc biệt hay lên cơn sốt. Tôi thấy vậy nên đã đưa bố tôi đi khám. Được bác sĩ Thái khám thì mới biết là bị lao khớp. Nhưng rất may là do phát hiện sớm và được điều trị kịp thời nên bây giờ bệnh tình của bố tôi đã thuyên giảm phần nào. Tôi khuyên mọi người nếu thấy người thân có dấu hiệu của bệnh thì hãy đưa đi khám bác sĩ ngay nhé.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh lao xương khớp
Triệu trứng
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao xương khớp thường là sốt vừa và nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, sút cân, đau tại vị trí bị tổn thương và hạn chế...
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao xương khớp
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh lao xương khớp chủ yếu là do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2...
Phương pháp điều trị bệnh lao xương khớp là gì
Điều trị
Các phương pháp điều trị bệnh lao xương khớp cần phải được triền khai và tiến hành sớm, mỗi cách kéo dài ít nhất 18 tháng, điều trị...
Các biện pháp phòng chống bệnh lao xương khớp
Phòng chống
Các biện pháp phòng chống bệnh lao xương khớp thường là cách ly người bệnh, có một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và...