Gãy xương

Gãy xương

Xương có thể bị gãy ở nhiều vị trí khác nhau và mức độ đa dạng. Tùy vào mức độ và vị trí xương bị gãy mà sẽ có các cách điều trị phù hợp.

1. Bệnh gãy xương là gì

2. Triệu chứng của bệnh gãy xương

3. Tác hại của bệnh gãy xương

4. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương

5. Điều trị bệnh gãy xương

6. Phòng chống bệnh gãy xương

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy. Tình trạng đó có thể xảy ra hay xuất hiện từ một vết nứt nhỏ cho đến sự gãy hay phá hủy xương hoàn toàn. Xương có thể bị gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Hầu hết các vết nứt xương hay gãy xương xảy ra khi xương bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi nhiều lực tác động.

Phân loại các kiểu gãy xương

Gãy kín và gãy hở:

Gãy xương khép kín còn gọi là gãy đơn giản. Trong gãy xương kín, xương bị gãy không ảnh hưởng đến lớp da của bệnh nhân.

Gãy xương hở được gọi là gãy phức tạp. Trong gãy xương hở, các đầu của xương bị gãy ảnh hưởng đến da của bệnh nhân. Khi xương và các mô trong cơ thể bị phơi nhiễm sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Gãy xương không hoàn toàn và gãy hoàn toàn:

Trong gãy xương không hoàn toàn, xương không bị phá hùy hoàn toàn. Nói cách khác, xương chỉ bị nứt chứ không phải bị vỡ vụn. Các loại gãy xương không hoàn toàn bao gồm:

  • Nứt xương nhỏ: xương của bệnh nhân bị gãy trong một vết nứt rất mỏng
  • Gãy cành tươi: xương bị gãy ở một bên, trong khi phía bên kia bị uốn cong
  • Gãy xương Torus: xương bị hỏng ở một bên và một vết sưng phát triển ở phía bên kia

Trong gãy hoàn toàn, xương bị vỡ hoàn toàn. Xương bị vỡ hoặc nghiền thành hai hoặc nhiều mảnh. Các loại gãy xương hoàn toàn bao gồm:

  • Gãy đơn giản: xương bị gãy thành hai mảnh ở một vị trí.
  • Gãy nhiều mảnh: xương gãy thành ba hoặc nhiều mảnh.
  • Gãy lún: xương bị gãy do áp lực tác động lên xương.
  • Gãy chồng ngắn: xương gãy thành nhiều mảnh nằm trong sự sắp xếp bình thường của xương.
  • Gãy di lệch sang bên: xương gãy di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu của xương.
  • Gãy dọc trục xa nhau: xương bị gãy khiến 2 đầu xương ở hai cách xa nhau ít nhất một đoạn và không liên kết

Các loại gãy xương

Các loại gãy xương

Gãy xương không hoàn toàn thường thấy ở trẻ em. Xương của trẻ em giòn hơn so với người lớn. Kết quả là ở trẻ em có nhiều khả năng uốn cong hơn phá vỡ. Gãy xương hoàn toàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gãy xương

Hầu hết bệnh nhân gãy xương đều đau dữ dội khi chấn thương. Tình trạng đó trở nên tệ hơn khi bệnh nhân di chuyển hoặc chạm vào vị trí có tổn thương. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chịu đựng được cơn đau. Tệ hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ớn lạnh vì sốc.

Các triệu chứng khác của gãy xương bao gồm:

  • Âm thanh lạo xạo dưới da sau khi bị chấn thương
  • Sưng, đỏ và bầm tím ở vị trí vết thương
  • Khó vận động linh hoạt tại nơi bị gãy
  • Biến dạng tại vị trí xương gãy
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể thấy xương bị gãy xuyên qua da

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn nghi ngờ bị gãy xương, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh gãy xương

Gãy xương tùy vào mức độ và vị trí xương gãy sẽ có tác động ít nhiều đến bệnh nhân. Tuy nhiên, gãy xương nói chung khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong vận động, nếu không được xử lý kịp thời, có thể xảy ra những trường hợp xấu như biến dạng xươn hay xương bị gãy xuyên qua da gây nguy hiểm cho người bệnh.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương

Gãy xương tiến triển khi xương chịu ảnh hưởng bỏi áp lực hay trọng lượng nặng vượt quá giới hạn khả năng chịu đựng bình thường của xương. Độ lớn của lực xác định mức độ nghiêm trọng của gãy xương.

Một số nguyên nhân thường gặp của gãy xương:

  • Té ngã.
  • Một lực mạnh đột ngột trực tiếp tác động vào cơ thể.
  • Chấn thương do tại nạn, hoạt động thể thao,…

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gãy xương

Bất kể lứa tuổi nào cũng có thể bị gãy xương. Nguy cơ gãy xương cao hơn nếu bệnh nhân có xương giòn và mật độ xương thấp. Một trong những khả năng khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh xương giòn là:

  • Tuổi cao
  • Loãng xương
  • Rối loạn nội tiết
  • Đang dùng corticoid
  • Lười vận động
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá

5. Các phương pháp điều trị bệnh gãy xương

Chẩn đoán

Nếu bạn nghi ngờ bị gãy xương, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn và khám tại vị trí bị tổn thương. Họ có thể yêu cầu bạn di chuyển vận động theo những cách nhất định để kiểm tra các dấu hiệu chấn thương.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương, họ sẽ yêu cần bạn chụp X-quang. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để kiểm tra xương và các mô cơ quan xung quanh.

Điều trị

Việc điều trị gãy xương sẽ tùy thuộc vào kiễu gãy và vị trí của xương bị gãy.

Bác sĩ sẽ cố gắng  nắn hoặc xếp xương bị gãy trở lại vị trí ban đầu. Điều quan trọng là giữ cho các mảnh xương bị gãy không dịch chuyển cho đến khi chúng lành. Trong quá trình chữa bệnh, xương mới sẽ hình thành xung quanh các cạnh của mảnh xương vỡ. Nếu chúng được sắp xếp đúng và ổn định, xương mới sẽ kết nối các mảnh xương vỡ lại với nhau.

Điều trị gãy xương

Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để cố định xương gãy. Nó sẽ giúp giữ khu vực bị thương cố định và ngăn ngừa các mảnh xương gãy bị dịch chuyển trong khi quá trình lành xương

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng hệ thống ròng rọc nằm trong khung kim loại trên giường của bạn. Hệ thống này sẽ tạo ra chuyển động nhẹ nhàng mà bác sĩ có thể sử dụng để ổn định vùng bị tổn thương tạo Sự kéo căng kéo giãn cơ và gân quanh xương giúp xương mau lành và đồng thời các cơ xung quanh không bị yếu đi.

Đối với gãy xương phức tạp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng những thủ thuật cắt lọc, nối xương bên trong để sửa và nối các xương bị gãy vào vị trí bình thường và cố định bên ngoài để giữ cho xương của bạn không bị di chuyển.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giúp bệnh nhân giảm đau, chống nhiễm trùng, hoặc ngăn ngừa các biến chứng khác. Sau giai đoạn điều trị ban đầu, bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu để có thể vận động sinh hoạt lại như bình thường trước đây.

6. Phòng chống bệnh gãy xương

Không thể ngăn chặn việc bạn bị gãy xương, nhưng có thể giữ cho xương của bạn được khỏe mạnh để ít gặp tổn thương hoặc có khả năng chống chịu tốt. Để duy trì sức khoẻ của xương, hãy ăn uống chế độ bổ dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Điều quan trọng là tập luyện thể dục thường xuyên. Các bài tập thể dục đặc biệt hữu ích cho việc duy trì độ bền của xương. Ví dụ như đi bộ, đi bộ đường dài, chạy, khiêu vũ,…

Ngay khi thấy bản thân có khả năng bị gãy xương, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp xử ly kịp thời, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Vũ Thùy Mai

    5 sao cho bài này. Cảm ơn vì các thông tin rất hữu ích.

    16/10/2017
  • Nguyễn Đức Duy

    Bị bệnh gãy xương thì tốt nhất là nên đi cấp cứu ngay, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

    05/10/2017
  • Trần Hà Mi

    Gãy xương ở người trẻ tuổi còn dễ lành chứ ở người lớn tuổi thì mệt đấy.

    29/09/2017
  • Ngô Minh Nguyệt

    Khi bị gãy xương thì nên cố định chỗ gãy, không là xương có thể chọc ra ngoài da đó. Tôi đã từng thấy trường hợp này rồi.

    22/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...