Triệu chứng vú phát ban có nguy hiểm không?
Xin chào bác sĩ, em là nữ, năm nay 25 tuổi. Gần đây trên vùng ngực của em đột nhiên xuất hiện mẩn đỏ, gây cảm giác hơi ngứa và châm chích nữa. Không biết đây là bị dị ứng thông thường hay là bệnh gì khác nghiêm trọng? Mong bác sĩ sớm giải đáp. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ. Theo những dấu hiệu nêu trên thì em có thể đã mắc chứng vú phát ban. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của em về triệu chứng này như sau:
2. Nguyên nhân gây ra vú phát ban
3. Nhận biết nahan tình trạng vú phát ban
1. Vú phát ban là gì?
Vú phát ban là hiện tượng vùng ngực xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy và bị kích ứng vùng da đi kèm phồng rộp, gây cảm giác châm chích, ngứa ngáy râm ran khó chịu cho người bệnh. Theo y học, triệu chứng này còn được gọi là nổi mề đay vùng ngực hoặc nhiễm trùng da.
2. Nguyên nhân gây chứng vú phát ban
Vú phát ban là do cơ chế dị ứng gây ra, trong đó thường phần nhiều là do yếu tố thực phẩm, làm suy kém sức đầy kháng của người bệnh. Bệnh phát ban tuy là một trong những bệnh về da thường gặp, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Một số nguyên nhân gây phát ban ở vú:
- Do mồ hôi: Bạn có thể bị phát ban nhiệt vì cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều trong khi tập thể dục và thậm chí cả khi tắm nước nóng cũng có thể gây ra tình trạng phát ban trên da.
- Thuốc:Các loại thuốc kháng sinh và thậm chí cả các loại thuốc chống viêm... cũng có thể khiến cơ thể bị phát ban nhiệt. Trong thực tế, ban nhiệt có thể xuất hiện chỉ sau một giờ khi bạn uống các loại thuốc trên.
- Quần áo quá chật: Một số người có thể bị phát ban nhiệt ở các vùng da gặp phải nhiều áp lực từ các loại đồ lót, hoặc quần áo quá chật. Vì vậy, bạn nên hạn chế mặc các loại áo lót quá chật và nên mặc các loại quần áo rộng rãi.
- Bệnh tự miễn: Đôi khi một số bệnh như bệnh tuyến giáp và bệnh lupus ban đỏ có thể chính là những nguyên nhân gây phát ban trên da. Vì vậy, nếu bạn bị phát ban trong một thời gian dài thì đó có thể là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc một bệnh tự miễn nào đó.
- Do các bệnh lý khác mà cơ thể đang mắc phải: Áp xe vú; Ung thư vú; Giãn ống tuyến vú; Viêm vú; Viêm da núm vú; Kích ứng khi đeo khuyên lên núm vú hoặc những tác động khác như xăm mình…; Bệnh; Paget vú; Viêm da bức xạ; Viêm da dị ứng (eczema); Nhiễm nấm Candida (đặc biệt là dưới vú); Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da); Viêm da; Nổi mề đay và phù mạch; Bệnh vẩy nến; Ghẻ; Viêm da tiết bã
- Chất gây dị ứng:Tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như phấn hoa, bụi mạt... cũng có thể là nguyên nhân gây phát ban trên da. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ quá nóng, hoặc quá lạnh cũng có thể gây ra tình trạng phát ban nhiệt.
3. Dấu hiệu nhận biết nhanh triệu chứng phát ban ngực
- Vùng ngực xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy và bị kích ứng
- Vùng da đi kèm phồng rộp.
- Cảm giác châm chích, ngứa ngáy râm ran khó chịu.
- Có thể sốt, đau vú kéo dài.
Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh:
- Xét ngiệm máu
- Siêu âm vú
4. Những phương pháp tự chăm sóc vùng ngực bị phát ban
Khi thấy có triệu chứng vùng ngực bị phát ban, bạn có thể áp dụng những cách tự chăm sóc sau:
- Không gãi, không chà xát, tác động mạnh lên vùng da bị phát ban
- Tắm nước ấm, đắp khăn ấp lên vùng ngực bị phát ban để làm dịu mẩn đỏ
- Thoa kem dưỡng ẩm
- Không sử dụng đồ lót quá chật, ngưng sử dụng các hóa chất tác động lên gia như sữa tắm,…
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Vú phát ban là hiện tượng nhiều người mắc phải, nếu chỉ là những kích ứng da thông thường thì có thể tự hết sau quá trình chăm sóc tại nhà, nhưng nếu là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám chữa. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng đi kèm là sốt, đau vú kéo dài, xuất hiện các vết lở thì ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn có thể tự đánh giá tình trạng hiện tại của mình. Nếu bạn tự chăm sóc nhưng không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu bạn cần giúp đỡ, hay liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể giúp bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi