Triệu chứng nói ngọng ở trẻ em và cách khắc phục
Chào bác sĩ, tôi tên là Phương, năm nay tôi 29 tuổi. Tôi sinh được một bé gái đến nay đã 4 tuổi, nhưng cháu hiện nay nói vẫn ngọng. Gia đình tôi rất lo lắng và không biết nên làm thế nào. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Trả lời:
Chào bạn Phương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi rất thấu hiểu những lo lắng mà gia đình bạn đang gặp phải. Để giúp đỡ cho bạn, chúng tôi xin được đưa ra một số thông tin về triệu chứng nói ngọng như sau:
3. Nguyên nhân gây ra nói ngọng
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nói ngọng là gì?
Nói ngọng là tình trạng rối loạn giọng nói mà khó có thể phát âm một cách chuẩn xác. Trẻ em thường có tật nói ngọng hơn độ tuổi khác, đặc biệt là khi trẻ bị mất răng cửa lúc thay răng sữa. Nói ngọng (lisp) đôi lúc còn được gọi là rối loạn phát âm ở lứa tuổi đang phát triển (developmental phonetic disorder). Hiện tượng nói ngọng do mất răng cửa là dạng thường gặp nhất. Việc phát âm âm gió cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác, tất cả đều được gọi là nói ngọng khi âm gió không được tạo được từ việc phối hợp giữa lưỡi và răng, cho nên âm gió được tạo ra ở cổ họng hay thanh quản.
Một vài trẻ em có tình trạng rối loạn chức năng giọng nói (funtional speech disorders) gặp khó khăn khi phát các âm như “sh”, “l”, “r”, “ch”. Khi trẻ không thể nói được các âm đó, tình trạng này không hẳn là nói ngọng, mà đó là rối lọan chức năng giọng nói.
Phân loại nói ngọng
Có 4 loại nói ngọng, bao gồm:
- Nói ngọng giữa răng: Khi hai răng cửa bị thưa, khi phát âm thì âm “s” và “z” sẽ thành âm “th”.
- Nói ngọng kiểu răng: Xảy ra khi lưỡi bị đẩy ngược khỏi răng cửa khi phát âm.
- Nói ngọng kiểu bên: phát âm không rõ vì khi phát âm lưỡi đẩy nhiều không khí ra ngoài, điển hình khi phát âm “l”.
- Nói ngong kiểu khẩu cái hay vòm miệng: xảy ra khi lưỡi đặt ở giữa khẩu cái mềm (solf palate) hay vòm miệng để phát âm âm “s”.
2. Biểu hiện của nói ngọng
Cũng như rối loạn phát âm, nói ngọng không có nguyên do cụ thể. Các bất thường ở lưỡi, vòm miệng (khẩu cái) hay răng (về số lượng hay vị trí của các răng) có thể ảnh hưởng đến việc nói ngọng, nhưng thông thường chúng không phải là nguyên nhân chính. Mất thính lực nhẹ cũa góp phần nguy cơ ảnh hưởng đến kỹ năng nghe ngôn ngữ một cách chính xác dẫn đến phát âm không đúng. Điều này ảnh hưởng từ người lớn hay những trẻ đồng trang lứa khác có tình trạng nói ngọng.
3. Nguyên nhân gây ra nói ngọng
Nói ngọng thường liên quan đến lứa tuổi đang phát triển. Khi trẻ có tình trạng nói ngọng thì cũng là lúc sẽ bị chú ý nhiều hơn. Một số trẻ bắt đầu nói ngọng khi có vấn đề tâm lý nghiêm trọng hay trải qua chấn thương. Hành động này là một phần của sự thoái lui giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, cũng như hành động đái dầm (bed wetting) hay cần ngủ có đèn.
Một giả thiết khác về nguyên nhân đẩy lưỡi là kết quả của tật đẩy lưỡi (tongue thrusting), là hành động lưỡi bị bẹt ra và đẩy về trước khi nuốt hay đang nói. Cũng có thể tình trạng nói ngọng là do nút lưỡi (thumb sucking) do bú bình ngậm ti giả hay các bệnh đường hô hấp trên. Việc ngâm ti giả lâu ngày làm lưỡi bị bẹt ra và không thể vận động các cơ lưỡi như bình thường, nên khi nói, lưỡi bị đẩy ra gây nên tình trạng ngọng.
Ngoài ra các bệnh ở đường hô hấp trên gây nghẹt mũi, làm trẻ có thói quen thở bằng miệng. Lâu ngày làm cho việc phát âm của trẻ không chuẩn xác , và gây nên hiện tượng nói ngọng. Việc phát âm “s” và “z” do không đóng miệng lại hoàn toàn làm âm bị kéo dài ra, hiện tượng nói ngọng từ đó được hình thành.
Ở người lớn, tình trạng nói ngọng xảy ra khi có một số bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh tai biến mạch máu não, ....
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Dạng nói ngọng giữa răng hay nói ngọng kiểu răng là hai trường hợp phổ biến. Tuy nhiên nếu kéo dài quá bốn tuổi rưỡi và việc khó khăn khi phát âm này khiến trẻ không thể hiểu được thì nên nhờ sự trợ giúp cả bác sĩ. Việc điều chỉnh từ bác sĩ sẽ phát hiện xem dạng nói ngọng nào trẻ đang. Nhiều trường hợp phải mất nhiều tháng để chữa trị nếu tình trạng trầm trọng hơn. Còn dạng nói ngọng dạng bên hay khẩu cái cần có sự trợ giúp của bác sĩ chuyên chữa trị về phát âm, vì nếu không chữa trị, nói ngọng sẽ theo trẻ đến lứa tuổi trưởng thành.
Ở vài trẻ, việc có tình trạng giống như dạng nói ngọng giữa răng do tình trạng nghẹt mũi xuất phát từ việc nhiễm trùng, dị ứng, amidan to hay các vấn đề ở mặt khác. Ngoài ra việc kiểu nói ngọng giữa răng cũng liên quan đến việc thở bằng miệng hay nút lưỡi. Các trẻ có tình trạng này cần đến gặp bác sĩ để chữa nguyên nhân trước, rồi mới nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên về phát âm và ngôn ngữ để chỉnh cách phát âm lại cho trẻ.
Trong trường hợp của con bạn đã 4 tuổi mà vẫn nói ngọng, thì bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi