Triệu chứng mắt đỏ - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng mắt đỏ - nguyên nhân và cách chữa trị

Mắt đỏ là một triệu chứng phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy đa phần các trường hợp đau mắt đỏ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến người bệnh nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với triệu chứng này.

1. Mắt đỏ là gì

2. Nguyên nhân gây ra mắt đỏ

3. Biến chứng của mắt đỏ

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Điều trị mắt đỏ

6. Phòng chống mắt đỏ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Mắt đỏ là gì?

Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra trên một hoặc cả hai mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên lớp củng mạc, phần tròng trắng của mắt, bị sưng hoặc giãn ra do một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng. Nếu bạn nghĩ đôi mắt đỏ của bạn có thể là trường hợp khẩn cấp, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám. 

Mắt đỏ có thể kèm theo đau mắt, ngứa, chảy nước mắt, mắt bị sưng hoặc rối loạn thị giác như nhìn mờ. Trong các trường hợp khác, mắt đỏ có thể không gây kích ứng.

Mắt đỏ có thể phát triển theo thời gian hoặc xuất hiện đột ngột, đặc biệt là khi cơ thể có phản ứng dị ứng hoặc chấn thương mắt.

2. Nguyên nhân gây ra mắt đỏ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đỏ mắt là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị viêm. Các  kích thích khác nhau có thể gây ra hiện tượng này, bao gồm:

  • Không khí khô
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Bụi bặm
  • Phản ứng dị ứng
  • Cảm lạnh, sốt theo mùa
  • Vi khuẩn hoặc vi rút
  • Ho

Mỏi mắt hoặc ho có thể gây ra một tình trạng đặc biệt được gọi là xuất huyết dưới kết mạc. Khi điều này xảy ra, có thể xuất hiện đốm máu ở một bên mắt. Tình trạng có thể trông rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không kèm theo đau, thông thường nó sẽ tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Nguyên nhân gây ra mắt đỏ

Những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra mắt đỏ bao gồm nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể xảy ra trong các cấu trúc khác nhau của mắt và thường gây ra các triệu chứng kèm theo như đau, rỉ dịch, hoặc thay đổi thị lực của bạn.

Nhiễm trùng gây đỏ mắt bao gồm:

  • Viêm bờ mi
  • Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
  • Loét giác mạc
  • Viêm màng bồ đào
  • Nhiễm herpes giác mạc 
  • Viêm thượng củng mạc (viêm màng bao phủ tròng trắng của mắt)
  • Viêm mống mắt (viêm tròng đen của mắt)
  • Viêm giác mạc
  • Viêm mô tế bào ổ mắt (nhiễm trùng nặng ở mô xung quanh mắt)
  • Viêm củng mạc (viêm tròng trắng của mắt)

Các tình trạng khác có thể gây đỏ mắt bao gồm:

  • Tăng nhãn áp
  • Chắp mắt (Chalazion)
  • Chợt giác mạc (trầy xước)
  • Khô mắt (giảm lượng nước mắt)
  • Tật lộ mi (mi mắt lộn ra phía ngoài)
  • Tật quặm mi (mi mắt lộn vào phía trong)
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Chấn thương, chẳng hạn như chấn thương kín hoặc bỏng
  • Lẹo mắt (một khối u đỏ, đau đớn gần cạnh mí mắt của bạn)

3. Biến chứng của mắt đỏ

Hầu hết các nguyên nhân gây đỏ mắt sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn bị nhiễm trùng gây thay đổi thị lực, điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn như nấu ăn hoặc lái xe. Các khiếm khuyết về thị lực ở những khu vực này có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng . Nhiễm trùng không được điều trị cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Nếu mắt đỏ không tự hết trong hai ngày, bạn nên gọi bác sĩ.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp

Gọi cấp cứu nếu:

  • Tầm nhìn thay đổi đột ngột
  • Đi kèm theo nhức đầu dữ dội, đau mắt, sốt hoặc nhạy cảm nhẹ với ánh sáng
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn
  • Do một vật lạ hoặc chất hóa học bắn vào mắt 
  • Đột nhiên nhìn thấy các quầng sáng
  • Cảm thấy có cái gì đó trong mắt
  • Sưng trong hoặc xung quanh mắt của bạn
  • Không thể mở mắt hoặc giữ mắt mở lâu

Lên lịch hẹn với bác sĩ

Mắt đỏ trong thời gian ngắn thường không có gì đáng lo. Nếu bạn nghĩ rằng mắt đỏ là do phản ứng của thuốc nhỏ mắt, hãy thử một nhãn hiệu khác hoặc tạm ngừng sử dụng chúng.

Liên hệ với bác sĩ để lên lịch hẹn nếu bạn bị mắt đỏ mà vẫn không nhìn rõ sau vài ngày, đặc biệt là nếu mắt liên tục rỉ mủ hoặc chất nhầy.

Liên hệ bác sĩ phẫu thuật mắt khi mắt bạn bị đỏ và đau, nếu trước đó bạn đã phẫu thuật mắt hoặc được phẫu thuật mắt hoặc tiêm vào mắt gần đây.

Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi để giúp chẩn đoán các triệu chứng của bạn. Những câu hỏi này có thể bao gồm:

  • Tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng không?
  • Mắt bạn có chảy nước hay chất gì không?
  • Bạn có đau không?
  • Bạn có nhạy cảm với ánh sáng hoặc thấy những vầng sáng màu hay không?
  • Lịch sử  sử dụng kính áp tròng, tiếp xúc với hóa chất, hoặc thương tích cơ thể bạn?
  • Bệnh sử nhãn khoa của bạn là gì?

5. Điều trị mắt đỏ

Có nhiều cách điều trị mắt đỏ, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó, bao gồm nghỉ ngơi, làm dịu mắt và thuốc nhỏ mắt không cần kê toa cho đến điều trị tích cực hơn như dùng kháng sinh hoặc thậm chí phẫu thuật.

Nếu mắt đỏ do viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào, bạn có thể điều trị các triệu chứng ở nhà. Chườm ấm trên mắt có thể giúp làm giảm các triệu chứng của những tình trạng này. Nên rửa tay thường xuyên, tránh trang điểm hoặc tiếp xúc, tránh chạm vào mắt.

Điều trị mắt đỏ

Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo bỏ kính áp tròng khi mắt bạn có dấu hiệu đỏ hoặc kích ứng.

Nếu mắt đỏ kèm theo đau hoặc thay đổi thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, sưng hoặc nhìn mờ, bạn cần gặp bác sĩ để điều trị. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn, những vấn đề có thể gây kích ứng mắt. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mắt và sử dụng dung dịch muối để rửa trôi yếu tố gây kích ứng trong mắt bạn.

Tùy theo chẩn đoán, bác sĩ có thể kê toa điều trị giúp làm giảm các triệu chứng của bạn. Điều này có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt và chăm sóc tại nhà như được mô tả ở trên. Trong một số trường hợp, khi mắt quá khó chịu, bác sĩ có thể khuyên dùng một miếng che mắt để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và giúp mắt bạn lành lại.

6. Phòng chống mắt đỏ

Hầu hết các trường hợp bị đỏ mắt có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh hợp lý và tránh các chất kích thích có thể gây đỏ.

Làm theo những lời khuyên này để ngăn ngừa đỏ mắt:

  • Rửa tay nếu bạn tiếp xúc với người bị nhiễm trùng mắt.
  • Loại bỏ tất cả trang điểm trên mắt mỗi ngày.
  • Không đeo kính áp tròng lâu hơn khuyến cáo.
  • Làm sạch kính áp tròng thường xuyên.
  • Tránh các hoạt động có thể gây mỏi mắt.
  • Tránh những chất có thể khiến mắt bạn bị kích ứng.
  • Nếu mắt bạn bị nhiễm bẩn, rửa ngay bằng nước.

Nếu bạn nhận thấy tình trạng mắt đỏ của mình là nghiêm trọng thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Nếu bạn cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi giúp đỡ.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thành Lộc

    Bài viết rất tốt, mang đến nhiều thông tin mới mẻ và có ích cho mọi người

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung