Triệu chứng hơi thở hôi - hôi miệng và cách chữa trị

Triệu chứng hơi thở hôi - hôi miệng và cách chữa trị

Hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng là triệu chứng có thể xuất hiện trong cuộc đời mỗi người nhưng mức độ và thời gian mắc phải ở mỗi người là khác nhau. Khi tình trạng hôi miệng kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. 

1. Hôi miệng là gì

2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng

3. Chẩn đoán hôi miệng

4. Điều trị hôi miệng

5. Phòng ngừa hôi miệng

6. Bác sĩ điều trị

1. Hôi miệng là gì?

Hơi thở hôi cũng được biết như chứng hôi miệng. Mùi của hơi thở ảnh hưởng đến mọi người tại một số thời điểm. Mùi có thể xuất phát từ miệng, răng, hoặc là kết quả của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hơi thở hôi có thể là vấn đề tạm thời hoặc là một tình trạng mạn tính. 

Ngoài mùi hôi trong miệng, bạn còn có thể cảm thấy đắng miệng. Nếu nguyên nhân đắng miệng là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn mà không phải do thức ăn, thì thường sẽ không hết, ngay cả khi đánh răng hay súc miệng.

2. Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn bị kẹt lại ở răng hoặc trong miệng. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và phân hủy thức ăn trong miệng sẽ tạo ra mùi khó chịu. Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn còn lại trước khi nó bị phân hủy.

Chải răng cũng giúp loại bỏ các mảng bám, các chất dính trên răng gây ra mùi hôi. Mảng bám tích tụ có thể gây ra sâu răng và bệnh nha chu. Hơi thở có mùi khó chịu cũng có thể là một vấn đề khi có mang răng giả và không vệ sinh chúng mỗi tối.

Thức ăn và đồ uống có mùi “nồng”

Khi ăn hành, tỏi, hoặc những thức ăn có mùi nồng, dạ dày sẽ hấp thu dầu từ các thực phẩm đó trong quá trình tiêu hóa. Những loại dầu này sẽ đi vào trong máu và đến phổi. Chính điều này sẽ tạo ra mùi và người khác có thể nhận thấy trong hơi thở của bạn trong suốt 72 giờ. Uống đồ uống có mùi mạnh như café cũng có thể gây ra hơi thở có mùi khó chịu.

Thức ăn có mùi nồng là một nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hút thuốc lá

Hút thuốc là hoặc xì gà gây ra hôi miệng và làm khô miệng, điều này có thể làm cho hơi thở có mùi hôi nặng hơn. 

Khô miệng

Khô miệng cũng có thể xảy ra nếu tiết không đủ nước bọt. Nước bọt giúp giữ miệng sạch và giảm có mùi. Khô miệng cũng có thể là một vấn đề nếu tuyến nước bọt có tình trạng bệnh lý, ngủ há miệng, hoặc đang dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tiết niệu.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu xảy ra khi các mảng bám ở răng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm quanh răng. Sau một thời gian, các mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng. Lúc này bạn sẽ không thể loại bỏ được cao răng qua việc đánh răng và chính cao răng sẽ gây kích ứng nướu răng. Cao răng sẽ tạo thành các hốc, những đường hầm nhỏ giữa răng và nướu. Các hốc này có thể chứa vi khuẩn, thức ăn hoặc mảng bám và gây ra mùi hôi.

Các vấn đề về xoang, miệng, vùng họng

Hơi thở hôi có thể gặp trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm xoang
  • Dẫn lưu mũi họng
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới

Các hạch amidan cũng có thể tạo ra mùi hôi vì là nơi các vi khuẩn có xu hướng sống ở đó.

Các bệnh lý khác

Hơi thở có mùi khó chịu cũng có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh đái tháo đườngbệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh GERD là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng hôi miệng. Nếu bị suy gan hoặc suy thận hoặc đái tháo đường thì hơi thở có thể có mùi tanh. Nếu như bệnh lý đái tháo đường không được kiểm soát thì hơi thở có thể ngửi thấy mùi ceton.

3. Chẩn đoán hôi miệng

Nha sĩ sẽ ngửi hơi thở và hỏi bạn một số vấn đề. Họ có thể khuyên bạn nên hẹn lịch khám vào buổi sáng trước khi đánh răng. Bạn có thể sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa bao nhiêu lần, các loại thực phẩm bạn ăn, các dị ứng hoặc bệnh lý bạn đang mắc phải. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc ngủ ngáy của bạn, thuốc bạn uống và thời gian bắt đầu các tình trạng đó.

Bác sĩ sẽ ngửi miệng, mũi và lưỡi để đưa ra chẩn đoán bệnh. Họ sẽ cố gắng xác định nơi xuất phát mùi hôi. Nếu mùi này không được tạo ra từ răng hoặc miệng, bác sĩ nội tổng quát hoặc tiêu hóa sẽ là người có thể phát hiện các bệnh lý đang tiềm ẩn.

4. Điều trị hôi miệng

Nếu hơi thở hôi là do sự tích tụ của các mảng bám thì việc làm sạch răng có thể giải quyết được vấn đề này. Việc làm sạch răng miệng kĩ có thể là cần thiết đối với bệnh nha chu. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như viêm xoang, bệnh thận cũng có thể giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Bác sĩ cũng có lời khuyên là sử dụng sản phẩm nước bọt nhân tạo và uống nhiều nước nếu khô miệng là nguyên nhân gây ra vấn đề có mùi hôi.

5. Phòng ngừa hôi miệng 

Nên chải răng hai hoặc nhiều hơn hai lần trong ngày. Xỉa ở các kẽ giữa tất cả răng hằng ngày. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hằng ngày để tiêu diệt vi khuẩn. Chà lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc đồ nạo lưỡi cũng giúp loại bỏ vi khuẩn.

Uống nước có thể giúp loại bỏ hoặc phòng ngừa hơi thở hôi. Uống nước sẽ làm loại bỏ thức ăn và giữ miệng ẩm. Bỏ thuốc lá cũng có thể giúp giữ miệng ẩm và hết hôi miệng

Có một vài thói quen có thể giúp ngăn ngừa hơi thở hôi như vệ sinh bộ răng giả, niềng răng hằng ngày, thay đổi bàn chải đánh răng cũ bằng một cái mới mỗi 3 tháng, đi khám nha sĩ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng 6 tháng 1 lần.

Để chữa hôi miệng có thể cần có sự phối hợp của nhiều bác sĩ đến từ các chuyên khoa khác nhau. Để điều trị tình trạng hôi miệng, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Diễm Quỳnh(15/01/2024)
    0565151438

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung