Triệu chứng đau vú - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau vú - nguyên nhân và cách chữa trị

Mặc dù đa số các cơn đau vú báo hiệu cho các bệnh lý ở vú lành tính; nhưng thỉnh thoảng đau vú cũng là dấu hiệu báo động cho ung thư vú. Việc có những hiểu biết về triệu chứng đau vú sẽ giúp bạn biết cách đối phó khi gặp triệu chứng này.

1. Đau vú là gì

2. Biểu hiện của đau vú

3. Nguyên nhân gây ra đau vú

4. Biện pháp tự chăm sóc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Chẩn đoán đau vú

7. Điều trị đau vú

8. Bác sĩ điều trị

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Đau vú là gì

Hiện nay, đau vú là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Cơn đau có thể bao gồm cảm giác căng tức, đau rát hay tăng nhạy cảm trong mô vú. Cơn đau có thể thỉnh thoảng xuất hiện hoặc đau dai dẳng liên tục. 

Cơn đau vú có nhiều mức độ đau, từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện khi:

- Cơn đau có thể xuất hiện trước kinh nguyệt, kéo dài từ hai đến ba ngày. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể.

- Cường độ đau từ nhẹ đến trung bình và xuất hiện ở cả 2 bên vú. 

- Cơn đau có thể kéo dài hơn một tuần mỗi tháng trước kì kinh và có thể kéo dài trong suốt kì kinh. Cơn đau có cường độ trung bình đến nặng và xảy ra ở cả 2 vú. 

- Cơn đau kéo dài suốt tháng và không liên quan đến kinh nguyệt. 

- Những người phụ nữ đã mãn kinh thỉnh thoảng cũng có thể trải qua cơn đau vú. Tuy nhiên, đau vú thường xảy ra hơn ở những phụ nữ trẻ chưa mãn kinh. 

Dù đau ở mức độ nào, những người phụ nữ đau vú không rõ lý do, kéo dài qua một đến hai chu kì kinh, hay xuất hiện sau khi mãn kinh vẫn cần đến khám bác sĩ để tránh trường hợp bị mắc bệnh ung thư vú mà không phát hiện sớm.

2. Biểu hiện của đau vú

Đa số các trường hợp đau vú được chia thành hai loại là theo chu lỳ và không theo chu kỳ. Mỗi loại có các đặc tính riêng biệt.

Đặc tính cơn đau:

Đau vú theo chu kỳ

  • Có liên quan rõ ràng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơn đau được miêu tả: cơn đau âm ỉ, cảm thấy nặng vùng vú.
  • Thường kèm theo sưng vú hay sờ thấy lổn nhổn.
  • Thường xảy ra ở cà hai vú, đặc biệt là vùng trên ngoài, có thể lan đến dưới cánh tay.
  • Đau tăng trong suốt hai tuần trước kỳ kinh, sau đó cơn đau giảm dần.
  • Thường xảy ra ở phụ nữ 20-30 năm trước mãn kinh cũng như 40 năm trước giai đoạn chuyển tiếp sang giai đoạn mãn kinh.

Đau vú không theo chu kỳ

  • Không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cơn đau được miêu tả: cơn đau như thắt chặt, nóng rát.
  • Đau không liên tục.
  • Thường xảy ra một bên vú, khu trú một chỗ và có thể lan rộng cả một bên vú.
  • Đa số cơn đau sẽ kéo dài đến sau mãn kinh.

Cơn đau khởi phát ngoài vú: đối với trường hợp này, mặc dù bạn cảm thấy đau trong mô vú, nhưng thật chất, nó bắt nguồn từ nơi khác trong cơ thể. Ví dụ như kéo căng cơ ở ngực có thể gây ra cơn đau tại thành ngực, xương sườn, từ đó lan đến mô vú và gây đau.

3. Nguyên nhân gây ra đau vú

Thỉnh thoảng, thật sự rất khó xác định rõ nguyên nhân đau vú là gì. Tuy nhiên, những yếu tố góp phần gây ra cơn đau có thể kể đến như:

Hóc môn sinh sản: đau vú theo chu kỳ có mối liên hệ chặt chẽ đến hóc môn là chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau này sẽ giảm, thậm chí sẽ biến mất khi có thai hoặc mãn kinh. 

Cấu trúc vú: đau vú không theo chu kỳ xảy ra khi có sự thay đổi trong ống dẫn sữa và tuyến sữa dẫn đến sự phát triển nang vú. Chấn thương vú, sau khi phẫu thuật vú, hay bất cứ yếu tố nào tác động lên vú đều gây ra đau vú. Ngoài ra, cơn đau ở ngoài mô vú như thành ngực, cơ, khớp, tim sau đó lan đến vú đều có thể gây ra đau vú. 

Mất cân bằng axit béo: sự mất cân bằng axit béo trong tế bào có thể làm mô vú tăng nhạy cảm với hóc môn; từ đó gây ra đau vú. 

Sử dụng thuốc: các loại thuốc bổ sung hóc môn như các loại thuốc bổ sung hóc môn cho phụ nữ sau mãn kinh hay thuốc ngừa thai dạng uống có thể liên quan đến cơn đau vú. Cảm giác căng tức ngực cũng có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc bổ sung hóc môn estrogen và progesterone được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh. Cơn đau vú còn có thể liên quan đến các thuốc chống trầm cảm như loại ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). 

Kích thước vú: ở những người phụ nữ có kích thước vú lớn, đau vú không theo chu kỳ còn có thể liên uan đến kích thước vú của họ và có thể kèm theo đau ở cổ, vai, lưng. 

Phẫu thuật vú: cơn đau vú liên quan đến phẫu thuật vú và sự hình thành sẹo có thể kéo dài đến sau khi vết mổ đã lành. 

4. Biện pháp tự chăm sóc

Mặc dù có rất ít nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc tự chăm sóc tại nhà đối với đau vú. Nhưng các phương pháp sau có thể có ích đối với bạn:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vú.
  • Mặc các loại áo ngực đặc biệt giúp năng đỡ ngực: nên được tư vấn bởi chuyên gia.
  • Mặc áo ngực thể thao khi chơi các môn thể thao: đặc biệt đối với những phụ nữ có bộ ngực nhạy cảm.
  • Thư giãn: giúp giảm căng thẳng, từ đó có thể giúp giảm đau vú.
  • Hạn chế caffeine: nên hạn chế các loại thức uống có caffeine, mặc dù các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác định rõ tác dụng của Caffeine lên đau vú và các triệu chứng trước mãn kinh khác.
  • Chế độ ăn ít chất béo, ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrates: sẽ giúp giảm cơn đau vú.
  • Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc giảm đau: như acetaminophen (Tylenol,…) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB,…). Tuy nhiên, nên tư vấn Bác sĩ trước khi sử dụng; vì việc dùng loại thuốc này lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về gan và nhiều tác dụng phụ khác.
  • Ghi lại những lúc bạn cảm thấy đau vú và các triệu chứng khác, điều này giúp xác định xem cơn đau đó có theo chu kỳ hay không.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hãy đến khám Bác sĩ ngay lập tức khi triệu chứng đau vú có các tính chất sau:

  • Kéo dài liên tục từ hai tuần trở lên.
  • Xảy ra ở một vùng đặc biệt trên vú.
  • Đau vú tăng dần theo thời gian.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Mặc dù ung thư vú có nguy cơ thấp ở những phụ nữ có triệu chứng đau vú, nhưng nếu cần thiết, Bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp để đánh giá thêm.

6. Chẩn đoán đau vú

Các phương pháp giúp đánh giá cơn đau vú bao gồm:

Khám vú: Bác sĩ sẽ đánh giá sự thay đổi 2 vú, khám mô vú, các hạch ở nách và dưới cánh tay. Ngoài ra, Bác sĩ còn nghe tim, phổi, kiểm tra ngực, bụng, xem liệu cơn đau đó có liên quan đến bệnh nào khác không. Nếu như tiền sử bệnh lý, mô vú, các cơ quan khác không có gì bất thường, bạn có thể sẽ không cần làm thêm xét nghiệm nào khác. 

Chụp nhũ ảnh: nếu như Bác sĩ cảm thấy một khối hoặc chỗ dày lên bất thường trong vú hay để kiểm tra một cách khu trú chỗ đau, bạn sẽ cần chụp nhũ ảnh (chụp mô vú bằng tia X) để đánh giá phần bất thường đã được phát hiện khi khám trước đó. 

Siêu âm: phương pháp này dùng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh mô vú và thường được thực hiện cùng với chụp nhũ ảnh. Nó giúp đánh giá chỗ đau nếu như nhũ ảnh không thầy bất thường. 

Sinh thiết vú: được chỉ định trước khi Bác sĩ đưa ra chẩn đoán khi trong vú có những khối, những chỗ dày lên hay nơi bất thường được phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trong khi sinh thiết, Bác sĩ sẽ lấy một mô nhỏ ở nơi cần khảo sát trên vú và gởi đến phòng xét nghiệm để phân tích. 

Biểu hiện của đau vú

7. Điều trị đau vú

Đối với đa số phụ nữ, cơn đau vú sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian và không cần bất cứ một phương pháp điều trị nào. 

Nếu thật sự cần điều trị thì sau đây là một số phương pháp mà Bác sĩ có thể sẽ đề nghị:

- Xóa bỏ yếu tố khởi phát hay các yếu tố làm trầm trọng bệnh: bao gồm các phương pháp điều chỉnh cực kì đơn gian như sử dụng áo ngực đặc biệt giúp nâng đõ vú một các tối ưu. 

- Sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs): nếu cơn đau trở nên nặng hơn, Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc này. Khi đó, bạn nên dùng loại thuốc dưới dạng kem, thoa lên khi cơn đau xuất hiện. 

- Điều chỉnh các thuốc tránh thai: nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai, hãy ngưng dùng thuốc vài tuần hoặc chuyển sang phương pháp tránh thai khác sẽ giúp giảm triệu chứng đau vú. Tuy nhiên, không nên thực hiện khi chưa có sự tư vấn của Bác sĩ. 

- Giảm liều thuốc trong liệu pháp điều trị thay thế hóc môn ở phụ nữ mãn kinh: bạn sẽ phải xem xét việc giảm liều hoặc ngừng hẳn liệu pháp điều trị. 

- Điều trị thuốc: bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số phương pháp điều trị thuốc thay thế: Vitamin và các việc bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm đau vú cho một số phụ nữ. Hãy tìm đến Bác sĩ để được tư vấn về các loại thuốc sau (bao gồm liều và tác dụng phụ) nếu bạn thấy chúng có ích cho bản thân:

- Dầu anh thảo: hợp chất này sẽ giúp cân bằng axit béo trong tế bào, từ đó giúp giảm cơn đau vú.

- Vitamin E: các nghiên cứu khoa học đã cho thấy Vitamin E có tác dụng trên đau vú ở những phụ nữ trước mãn kinh có cơn đau vú trong kỳ kinh. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra, 200 UI Vitamin E dùng hai lần mỗi ngày trong vòng hai tháng giúp giảm triệu chứng đau vú. Sau bốn tháng sử dụng, loại thuốc này hầu như không cho tác dụng có lợi nào thêm. Đối với phụ nữ trên 18 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, liều tối đa của Vitamin E có thể sử dụng là 1000mg (1500 UI) mỗi ngày.

Nếu bạn cần được hỗ trợ thăm khám và điều trị đau vú, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ hợp chất nào với mục đich giảm đau vú, hãy ngưng ngay nếu không có sự cải thiện nào sau vài tháng. Hãy thử sử dụng một loại trong một thời gian để bạn có thể đánh giá một cách chính xác loại hợp chất nào giúp giảm triệu chứng đau vú cho bạn.

Nếu bạn cần được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị đau vú, bạn có thể 

Để được thăm khám và điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Như Trúc

    Bài viết rất tốt, hy vọng có thêm bài hữu ích như vậy cho người bệnh như vậy

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung