Triệu chứng đau ngón tay, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau ngón tay, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Bốn ngày nay tôi có biểu hiện bị đau các ngón tay mà không rõ nguyên nhân vì sao, tay tôi cũng không có bị thương. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về tình trạng của mình được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau các ngón tay. Một vài thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây hy vọng là sẽ hữu ích cho bạn:

1. Đau ngón tay là gì?

2. Nguyên nhân gây đau ngón tay

3. Hệ quả lâu dài của đau ngón tay

4. Điều trị đau đầu ngón tay

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau các đầu ngón tay là gì?

Đau ngón tay là cảm giác của đập mạnh hay như chuột rút và đau ở bất kì ngón tay nào, bao gồm cả ngón cái. Đau ngón tay thường là hậu quả sau một chấn thương tai nạn hay do một bệnh lí nền gây ra.

Trong hầu hết trường hợp, đau ngón tay không quá trầm trọng và sẽ tự hết triệu chứng. Tuy nhiên, những cơn đau ngón tay không giải thích được có thể là một dấu hiệu của tình trạng bệnh lí nền nghiêm trọng. Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn trải qua những đợt đau ngón tay không rõ này.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ngón tay

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngón tay là chấn thương bàn tay. Nếu chấn thương đến ngón tay có thể gây ra vết thương hở, bầm tím hay nứt và gãy xương, hoặc tổn thương cơ và mô mềm.

Những kiểu chấn thương thường gặp có thể gây đau ngón tay là:

  • Gãy ngón tay, thường do áp lực đè ép lên ngón tay trong khi chơi thể thao hoặc trong khi mang vác vật nặng sai cách
  • Cắt trúng ngón tay
  • Gãy móng tay

Những bệnh lí nền có ảnh hưởng lên thần kinh, cơ hay xương đều có thể gây đau ngón tay. Ví dụ, thoái hóa khớp có thể gây vỡ sụn (sụn là mô có chức năng như lớp đệm giữa các xương tại khớp). Nếu sụn bị gãy vỡ có thể làm cho xương cọ xát vào nhau và gây đau kèm cứng khớp. Ở bàn tay, thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến khớp bàn-ngón tay, khớp ở giữa ngón tay và khớp ở xa nhất gần móng tay. Những bệnh lí khác có thể gây đau ngón tay bao gồm:

Dây thần kinh bị chèn ép ở cánh tay, cổ tay hay bàn tay cũng có thể gây đau ngón tay, đau ngón cái.

Một số kiểu đau ngón tay

Một số kiểu đau ngón tay

Một số kiểu đau ngón tay

Đau ngón tay có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội và giống kiểu chuột rút. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột và hết nhanh chóng.

Nếu bạn bị gãy ngón tay, thường sẽ bị phù, bầm tím hoặc xanh da và đặc biệt là đau rất dữ dội. Trong một số trường hợp, xương có thể bị tách rời và thấy rõ qua da.

Lệch vị trí ngón tay xảy ra khi xương ngón tay hoặc xương ngón cái lệch ra khỏi vị trí cố định của các khớp. Trong một số trường hợp, sự lệch ngón này có thể thấy được bằng mắt thường. 

Hội chứng ống cổ tay và những tình trạng khác ảnh hưởng lên thần kinh, cơ ở cánh tay và bàn tay có thể gây ra:

  • Cơn đau theo nhịp đập của mạch ở bàn tay và ngón tay
  • Đau khi cử động ngón tay bị ảnh hưởng hoặc khi cử động cổ tay
  • Khó khăn trong việc đánh máy và viết tay
  • Rung tay

Việc vô tình cắt trúng ngón tay có thể gây đau ở chỗ bị chấn thương. Tùy thuộc vào độ sâu của vết cắt mà bạn sẽ cảm giác cơn đau lan truyền đến các khu vực khác nhau quanh bàn tay.

Nếu bạn có những dạng tổn thương nổi lên mặt da như nhọt hoặc nốt thì bạn có thể bị đau ngón tay kèm theo các triệu chứng sau:

  • Nốt ở da chứa đầy dịch
  • Vùng da bị chai cứng
  • Cục hay nốt dưới da di động
  • Nốt ở da có dạng mềm mỏng

3. Hệ quả lâu dài của triệu chứng đau ngón tay

Đau ngón tay có thể gây trở ngại hay khó khăn trong cuộc sống. Cơn đau có thể khiến bạn làm việc khó khăn khi dùng ngón tay ví dụ như khi đánh máy hoặc những việc cần đến bàn tay. Đau ngón tay cũng gây trở ngại cho các hoạt động giải trí hoặc những công việc đơn giản trong nhà, tuy vậy bạn cũng không nên sống mãi với cơn đau mà hãy đến khám bác sĩ mỗi khi đau không giảm hay tệ hơn.

4. Các phương pháp điều trị triệu chứng đau ngón tay

Chẩn đoán

Nếu bạn bị cắt trúng tay hay có nốt lồi ở ngón tay thì bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng của bạn chỉ cần dựa vào thăm khám. Nếu bạn bị đau khi dùng ngón tay mà không rõ nguyên nhân thì bác sĩ có thể sẽ cần biết thêm một số chi tiết.

Bác sĩ sẽ hỏi một số câu liên quan đến tiền sử bệnh lí bản thân của bạn, thuốc bạn dùng và nghề nghiệp của bạn. Từ những thông tin này, bác sĩ có thể quyết định đưa ra những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

Những xét nghiệm thường làm để chẩn đoán đau ngón tay bao gồm xét nghiệm máu và test hình ảnh học ví dụ như X-quang. Phim X-quang có thể cho thấy đường gãy hay nứt xương ở bất cứ xương nào và đồng thời còn cho thấy những tổn thương tăng sinh bất thường ở ngón tay. Nếu phim X-quang không đủ để đưa ra chẩn đoán thì bác sĩ có thể làm thêm một số test hình ảnh khác, hoặc test dây thần kinh nhằm tìm sự phá hủy hay rối loạn chức năng ở dây thần kinh.

Điều trị

Đau ngón tay gây ra bởi vết cắt, cạo hay do phỏng thường sẽ tự lành mà không cần điều trị. Bạn chỉ cần đợi sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày để lành vết thương. Bạn có thể dùng những thuốc có bán trên thị trường để làm giảm triệu chứng đau. 

Nhưng nếu phỏng quá nhiều, vết cắt sâu hay bầm tím do gãy xương thường sẽ không thể khỏi nếu không được điều trị. Nếu bạn bị phỏng quá nhiều thì nên đến bệnh viện hay trung tâm y tế dùng gạc đắp vết phỏng và uống kèm theo thuốc giảm đau. Nếu bị cắt trúng tay quá sâu thì có thể bạn sẽ phải khâu vài mũi ở vết thương. Cơn đau thường kéo dài vài tuần kể từ lúc điều trị.

Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau trong những trường hợp đau ngón tay không rõ nguyên nhân hoặc đau do chèn ép thần kinh, tổn thương mô và cơ. Những phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, tập vận động bàn tay hoặc dùng vật dụng hỗ trợ như nẹp tay, có thể cần thiết để làm giảm đau hoàn toàn.

Bạn Ngọc thân mến, dựa trên những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến cho mình bị đau các ngón tay. Tuy nhiên nếu bạn không xác định được nguyên nhân và tình trạng đau ngón tay vẫn tiếp diễn hay có chiều hướng tăng lên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Thùy Dung

    Tôi cũng hay bị đau ngón tay kèm theo ngứa và tê. Tôi đến gặp bác sĩ Thái và được chẩn đoán là bị bệnh hội chứng ống cổ tay. Sau khi điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì tôi thấy đỡ hơn rất nhiều. Cảm ơn bác sĩ.

    28/02/2018
  • Thùy Dương

    Tôi có triệu chứng này và đã đi khám. Nay đã không còn cảm thấy đau ngon tay nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    29/09/2017
Nguyễn Duy Mạnh (28/02/2018)
Tôi cũng hay bị đau ngón tay và có đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Suốt ngày tôi luôn cảm thấy đau ở các khớp bị viêm và mệt mỏi. Nó ảnh hưởng đến rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của tôi.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung