Triệu chứng đau hàm - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau hàm - nguyên nhân và cách chữa trị

Đau hàm là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó gây ra nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Để biết được tại sao đau hàm gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Đau hàm là gì

2. Biểu hiện của đau hàm

3. Nguyên nhân gây ra đau hàm

4. Biến chứng của đau hàm

5. Biện pháp tự chăm sóc

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Chẩn đoán đau hàm

8. Điều trị đau hàm

9. Phòng chống đau hàm

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau hàm là gì

Đau hàm là tình trạng suy yếu hàm làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và nói chuyện. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau hàm, nó có thể bắt nguồn từ xoang và tai cho đến răng hoặc từ chính cái hàm đó.

Vì có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây  đau, nên chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Các bác sĩ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng thì mới có thể điều trị dứt điểm cơn đau.

2. Biểu hiện của đau hàm

Các triệu chứng của đau hàm thay đổi tùy theo nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Đau vùng mặt khi sử dụng hàm
  • Cứng khớp và căng cơ hàm
  • Giới hạn chuyển động
  • Lệch hàm
  • Tiếng lụp cụp khi mở đóng hàm
  • Ù tai
  • Đau tai
  • Đau đầu, có thể kèm đau tai và áp lực đằng sau mắt
  • Hoa mắt
  • Chứng khít hàm
  • Từ đau âm ỉ đến đau nhói
  • Nhạy cảm quá mức với cơn đau
  • Chóng mặt
  • Đau răng
  • Đau đầu căng cơ
  • Đau dây thần kinh
  • Sốt
  • Sưng mặt

Nhiều triệu chứng khác nữa có thể xuất hiện, phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau.

Cần tìm đến cơ sở y tế để có thể xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau và lên kế hoạch điều trị. Càng sớm thực hiện thì càng giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài có thể xảy ra. Các nha sĩ, phẫu thuật viên và bác sĩ có thể đánh giá về tình trạng của cơn đau đó.

3. Nguyên nhân gây ra đau hàm

Có nhiều nguyên nhân gây đau đau hàm, có thể liên quan đến các chấn thương vật lý, vấn đề thần kinh, hoặc các vấn đề về mạch máu.

Nguyên nhân gây đau hàm thường gặp nhất là chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Hàng triệu người phải tìm đến sự chăm sóc y tế do mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thường mắc phải TMJ.

TMJ là những rối loạn của khớp thái dương hàm và những cơ chi phối vận động cho hàm, còn gọi là cơ nhai.

Các nguyên nhân khác gây đau hàm bao gồm:

  • Nghiến răng, hoặc mở miệng quá rộng: Thông thường, nghiến răng sẽ xuất hiện trong lúc ngủ, có thể dẫn đến đau răng và đau hàm. Việc đó cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi.
  • Viêm tủy xương: là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến xương và các mô liên quan trong cơ thể.
  • Viêm khớp: chẳng hạn như thoái hóa khớp, dẫn đến bề mặt xương bị mất dần đi.
  • Viêm màng hoạt dịch hoặc viêm bao khớp: là tình trạng lớp màng bao quanh khớp hoặc dây chằng nối bị viêm.
  • Bệnh răng miệng: bao gồm bệnh về nướu, sâu răng, hở răng, tổn thương răng, hoặc abcesse.
  • Các vấn đề về xoang: Những bệnh ảnh hưởng đến khoang mũi.
  • Đau đầu căng cơ: thường do căng thẳng và có thể dẫn đến đau vùng mặt.
  • Đau thần kinh: là cơn đau kéo dài xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương và gửi tín hiệu đau đến não. Cơn đau này có thể xảy ra liên tục hoặc từng đợt.
  • Đau cơ: Là cơn đau xảy ra khi cơ không được cung cấp đủ máu, gây ra bởi các tế bào khổng lồ, viêm khớp và bóc tách động mạch cảnh (dissection carotid artery).
  • Đau thần kinh-mạch máu: Là cơn đau do dây thần kinh và mạch máu bị ảnh hưởng, chẳng hạn như đau nửa đầu và nhức đầu cụm.

Đau hàm cũng có thể do các yếu tố liên quan đến lối sống gây ra, như căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, thiếu chất dinh dưỡng nhất định hoặc mệt mỏi.

Các tình trạng khác có thể gây đau hàm bao gồm nhồi máu cơ tim, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, bệnh Lyme, đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ, đau cơ xơ hóa và một số bệnh tâm thần.

4. Biến chứng của đau hàm

Các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến cơn đau hàm, bao gồm cả phương pháp điều trị được sử dụng. Chúng có thể là:

  • Các biến chứng nha khoa
  • Các biến chứng phẫu thuật
  • Nhiễm trùng
  • Đau mãn tính
  • Cảm xúc tiêu cực
  • Thay đổi thói quen ăn uống

5. Biện pháp tự chăm sóc

Để giảm đau nhanh chóng

- Chườm túi đá hoặc nhiệt ẩm: Đặt nước đá vào trong túi nhựa, quấn nó trong một miếng vải mỏng, và đặt lên mặt trong 10 phút. Sau đó lấy ra10 phút trước khi đặt lên lại. Một lựa chọn khác là nhúng khăn vào nước ấm, sau đó đặt lên vùng hàm của bạn. Nhiệt ẩm có thể làm giãn các cơ hàm và giảm đau. Bạn nên nhúng khăn vào nước ấm nhiều lần để duy trì nhiệt.

Biện pháp giảm nhanh cơn đau hàm

Bạn cũng có thể sử dụng túi nhiệt hoặc túi đá mua tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, chúng phải được quấn trong vải, vì có thể cháy da. Nếu cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, hãy lấy nó ra khỏi người.

- Thuốc giảm đau không cần toa: Thuốc như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

- Massage khớp bị ảnh hưởng: Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào vùng đau của hàm, chẳng hạn như vùng ngay trước tai của bạn, nơi có khớp thái dương hàm. Xoay (day) tròn khoảng 5-10 vòng, sau đó mở miệng rồi lặp lại bài tập. Tập thể dục các cơ ở hai bên cổ cũng có thể giúp giảm đau nhức.

Xây dựng lối sống lành mạnh để giảm đau hàm dài hạn

- Giảm căng thẳng: Hãy thử các cách giảm stress để hạn chế nghiến răng, bao gồm:

  • Yoga
  • Ghi nhật ký
  • Thiền

Những hoạt động này có thể giúp bạn giảm đau hàm gây ra bởi stress.

- Tránh các loại thức ăn cần nhai nhiều: Thực phẩm cần nhai nhiều, cứng hoặc giòn có thể gây ra  căng khớp hàm quá mức, dẫn đến đau đớn và khó chịu sau đó. Thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Táo
  • Khô bò
  • Kẹo cao su
  • Nước đá

- Tránh dùng cà phê: một cốcvào buổi sáng có thể góp phần làm căng cơ, do chất caffein có trong cà phê. Hạn chế một lượng lớn caffeine từ cà phê và trà có thể giúp giảm đau hàm theo thời gian, nhưng ban đầu sẽ cảm thấy căng cơ do caffeine bị cắt giảm khỏi chế độ ăn uống.

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nên tìm đến chăm sóc y tế khi cơn đau hàm có các các triệu chứng sau, chẳng hạn như:

  • Các biện pháp giảm đau tại nhà không hiệu quả
  • Cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Cử động hàm bất thường
  • Có tiếng kêu khi cử động hàm
  • Đau cổ hoặc vùng lưng trên
  • Đau mắt
  • Đau đầu
  • Ù tai
  • Các vấn đề nha khoa, chẳng hạn như hư răng hoặc mòn răng

Nên gặp và trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ về việc đau hàm để chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng.

7. Chẩn đoán đau hàm

Để bác sĩ chẩn đoán và điều trị được nguyên nhân gây đau hàm thì cần thực hiện một số xét nghiệm nhất định.

Các xét nghiệm sau đây có thể giúp xác định được nguyên nhân đau đau hàm:

  • Khám sức khoẻ, bao gồm đánh giá dây thần kinh, xương cổ, hàm, miệng và cơ
  • Lấy thông tin bệnh sử và tiền sử cơn đau
  • Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu, dùng để chẩn đoán các tình trạng liên quan đến cơn đau
  • Các xét nghiệm hình ảnh nhất định, chẳng hạn như X-quang hoặc MRI
  • Sàng lọc khả năng mắc bệnh tâm lý và tâm thần

Có thể cần các xét nghiệm khác nếu bác sĩ lâm sàng nghi ngờ cơn đau hàm gây ra bởi một bệnh cụ thể. Họ sẽ thảo luận với bạn để đề nghị các chẩn đoán giúp xác định nguyên nhân của cơn đau hàm nếu cần.

Điều trị đau hàm với bác sĩ

8. Điều trị đau hàm

Điều trị đau hàm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

  • Kháng sinh nếu là nhiễm trùng
  • Phẫu thuật để loại bỏ xương bị thương tổn, điều trị dây thần kinh bị ảnh hưởng, hoặc để chẩn đoán
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng
  • Vật lý trị liệu
  • Thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần giúp giãn các cơ bị ảnh hưởng
  • Thuốc chống trầm cảm, có thể giúp điều trị một số tình trạng đau đớn
  • Capsaicin tại chỗ, rất hữu ích trong điều trị một số bệnh liên quan đến thần kinh
  • Tiêm steroid để giảm viêm hoặc sưng
  • Điều trị bằng thuốc kháng vivus để điều trị nhiễm virus, như herpes zoster (zona thần kinh, giời leo)
  • Thuốc giảm đau
  • Liệu pháp oxy và một số loại thuốc kê toa để điều trị đau đầu cụm
  • Một số loại thuốc huyết áp nếu đang điều trị chứng đau nửa đầu
  • Chữa tủy răng, một thủ thuật để điều trị nhiễm trùng trong răng
  • Nhổ răng nếu nguyên nhân gây ra do răng mọc bất thường hoặc bị nhiễm bệnh
  • Phun vapo-coolant để giảm các vùng đau của cơ
  • Tiêm thuốc gây tê tại chỗ
  • Kéo giãn và làm dịu cơ bắp bị ảnh hưởng
  • Liệu pháp thư giãn
  • Ăn các thức ăn mềm để tránh nhai và sử dụng hàm quá mức 
  • Phương pháp ứng dụng nhiệt ẩm hoặc liệu pháp lạnh
  • Massage hoặc châm cứu
  • Nằm đúng tư thế để tránh căng phần cổ và lưng

Các phương pháp điều trị khác để điều trị đau hàm sẽ được sử dụng khi đã xác định nguyên nhân của cơn đau. Các bác sĩ có thể thảo luận cách tốt nhất để điều trị với mỗi người, dựa trên từng tình trạng cụ thể.

9. Phòng chống đau hàm

Biết được lý do gây đau hàm sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau trở lại.

Một số biện pháp phòng ngừa hữu ích bao gồm:

  • Tránh đồ ăn cứng giòn, kẹo cao su, cắn móng tay, hoặc các vật cứng khác
  • Ăn các thức ăn mềm hoặc lỏng, chẳng hạn như súp hoặc mì 
  • Chia nhỏ thức ăn
  • Tránh dùng cafein
  • Xoa bóp, thiền, và tập thể dục aerobic
  • Bổ sung canxi và magiê
  • Tránh ngáp
  • Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để ngủ, tránh nằm sấp
  • Tránh nghiến răng 
  • Tránh mang túi trên vai quá lâu, thường xuyên chuyển vai mang túi
  • Nằm ngồi đúng tư thế
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Nên trao đổi với bác sĩ về sự an toàn của các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo nó phù hợp với tình trạng của họ.

Khi  đau hàm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất là bạn nên đi khám. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Tuấn Anh

    Bài viết rất hữu ích, đã cho tôi định hướng chữa bệnh

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung