Triệu chứng đau cẳng chân - nguyên nhân và cách chữa trị
Đau cẳng chân là cách gọi chung cho những cơn đau ở vùng cẳng chân. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau cẳng chân và với mỗi nguyên nhân sẽ có biện pháp khắc phục và chăm sóc khác nhau. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng đau ở vùng cẳng chân, bạn có thể theo dõi trong bài viết dưới đây.
2. Biểu hiện của đau cẳng chân
3. Nguyên nhân gây ra đau cẳng chân
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau cẳng chân là gì
Đau ở cẳng chân có thể là đau kéo dài hay đau cách hồi, khởi phát đột ngột hay từ từ, và ảnh hưởng toàn bộ cẳng chân bạn hay chỉ một vùng nào đó. Một vài cơn đau cẳng chân có thể chỉ gây khó chịu, nhưng những cơn đau trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại hay chịu lực lên chân.
2. Biểu hiện của đau cẳng chân
Cơn đau có thể bắt đầu đột ngột hay từ từ. Có thể lan rộng hay chỉ khu trú tại một vùng của cẳng chân. Có thể có nhiều kiểu đau – đau như dao đâm, đau nhói, âm ỉ, nhức hay râm ran. Cơn đau cũng có thể kéo dài hay cách hồi, đau dữ dội hay chỉ đau ít.
3. Nguyên nhân gây ra đau cẳng chân
1. Xương, khớp và cơ
Chuột rút có thể xảy ra vào lúc bạn ngủ hay bất kì thời điểm nào trong ngày. Cơn đau đột ngột, căng tức, dữ dội ở cẳng chân này đôi khi được gọi là “chú ngựa Charley”. Khi cơn đau bắt đầu xảy ra, nó có thể trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng. Chuột rút xảy ra khi cơ của bạn mỏi hay mất nước. Uống nhiều nước hơn nếu bạn dễ bị chuột rút.
Có thể có ích khi duỗi hay mát xa vùng cơ bị chuột rút. Khởi động chân bạn đúng mức trước khi vận động cũng là một cách tốt để tránh bị chuột rút.
Tổn thương nhóm cơ nhỏ phía trước xương ống chân (shin splints)
Bạn có thể cảm nhận được cơn đau ngay trên bắp vế. Cơ dọc theo bờ xương mác bị viêm, dẫn đến đau khi đi lại, chạy hay nhảy. Lặp đi lặp lại sự vận động trên một bề mặt cứng có thể gây ra vấn đề này. Bạn cũng có thể gặp vấn đề này nhiều hơn nếu bạn có bàn chân dẹt hay cấu trúc bàn chân đưa ra ngoài.
Thư giãn chân để cảm thấy khá hơn. Cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm chắc chắn rằng chúng an toàn đối với bạn. Bạn có thể mua chúng mà không cần toa của bác sĩ.
Bạn có thể cần phải đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không mất đi. Cố đừng làm việc gì khiến cơn đau nặng hơn. Khi cơn đau giảm bớt, duỗi cơ nhẹ nhàng. Và khi ra ngoài, mang giày thoải mái, hỗ trợ tốt. Không chạy trên bề mặt cứng nếu có thể.
Viêm gân
Một trong những dấu hiệu báo động đầu tiên rằng bạn đã bị viêm gân Achilles (gân gót) là đau ở phần thấp của bắp vế. Đây là một chấn thương thường gặp khiến gân sưng, căng hay rách. Bạn có thể mắc phải do sử dụng quá mức cơ bắp chân hay leo cầu thang. Vấn đề này cũng có thể kéo dài.
Chườm đá để giảm phần nào cơn đau. Hay sử dụng thuốc kháng viêm nếu bác sĩ cho rằng nó an toàn đối với bạn. Tránh làm bất cứ việc gì gây đau. Khi cơn đau giảm, các bài tập kéo dãn giúp chân bạn linh hoạt hơn.
Nếu cơn đau dữ dội, gân Achilles của bạn có thể đã bị rách. Một dấu hiệu khác của rách gân là bạn sẽ gặp khó khăn trong việc gấp bàn chân. Bác sĩ của bạn có thể tiêm thuốc vào vùng bị viêm. Bạn có thể cần phẫu thuật để nối gân tổn thương.
Gãy xương hay bong gân
Khi bạn trật cổ chân và bị bong gân nhẹ, hãy thử phương pháp RICE: nghỉ ngơi (rest), chườm đá (ice), băng ép (compression), và nâng (elevation).
Đối với một ca bong gân nặng hơn hay gãy xương, chườm đá và hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức. Bạn có thể cần bó bột hay cố định chỗ gãy. Bạn cũng có thể cần đến vật lý trị liệu.
Sẽ mất một khoảng thời gian, những bạn sẽ từ từ lấy lại khả năng đi bộ một cách thoải mái. Hãy từ từ khi bạn tăng dần sức mạnh và chịu lực lên chân bị thương.
2. Tắc tĩnh mạch
Huyết khối
Khi xảy ra hiện tượng đông máu trong lòng tĩnh mạch và cục huyết khối bàm vào thành mạch, có thể gây ra hiện tượng huyết tắc. Huyết khối được tạo thành bởi một tĩnh mạch sâu trong cơ thể được gọi là huyết gối tĩnh mạch sâu (DVT).
Đa số huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở cẳng chân hay đùi. Chúng thường xảy ra hơn nếu bạn không vận động trong một khoảng thời gian dài, như trên một chuyến bay hay chuyến xe dài. Bạn cũng có nguy cơ hình thành huyết khối nếu bạn thừa cần, hút thuốc lá hay uống một vài loại thuốc nhất định.
Có khả năng cục máu đông có thể rơi vào dòng máu và đi đến một động mạch ở phổi. Nếu như vậy, nó có thể chặn dòng chảy của máu. Đây là một tình trạng nghiêm trọng được gọi là thuyên tắc phổi.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể có cục máu đông, đến với bác sĩ hay phòng cấp cứu ngay.
Thuốc, vớ, sự hỗ trợ và giảm cân là những biện pháp giúp bạn phòng tránh sự hình thành cục máu đông.
Bạn có thể quen với tình trạng này, vì bạn có thể thấy nó trên bề mặt da. Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch xoắn, màu xanh đen hay tím, gây ra do sự yếu đi của van hay thành tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch có thể gây đau âm ỉ, nhất là sau khi đứng.
Thử sử dụng vớ hỗ trợ để giảm đau. Và trong ngày, thay đổi giữa việc đứng và ngồi. Gặp bác sĩ để tìm hiểu những cách chữa trị khác nếu tĩnh mạch giãn của bạn gây đau nhiều.
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới
Bệnh này có thể xảy ra khi động mạch của chân bạn bị tổn thương và thành mạch cứng lại. Khi động mạch của bạn hẹp lại hay bị tắc nghẽn, chân bạn sẽ thiếu máu nuôi. Điều này có thể gây chuột rút ở chân và đau khi đi lại, leo cầu thang hay vận động theo những cách khác, do cơ không nhận đủ máu.
Nghỉ ngơi đôi chân có thể giúp một phần. Nhưng nếu động mạch của bạn bị hẹp nặng hay tắc, cơn đau có thể dai dẳng, hay cả khi bạn nghỉ ngơi. Hơn thế nữa, những vết thương có thể lành kém.
Nguy cơ bị bệnh này sẽ gia tăng nếu bạn bị đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterone cao, hút thuốc lá hay béo phì.
Hay thay đổi lối sống của bạn:
- Nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ.
- Ăn uống lành mạnh hơn.
- Duy trì cân nặng thích hợp.
- Tập luyện thể thao.
Những cách chữa trị khác bao gồm thuốc để kiểm soát cholesterone, đái tháo đường hay tăng huyết áp. Vài người có thể cần phẫu thuật để cải thiện dòng máu tới vùng đó.
3. Thần kinh
Nguồn gốc của cơn đau do vấn đề thần kinh.
Hẹp ống sống và đau thần kinh tọa
Một nguyên nhân thường gặp của hẹp ống sống là viêm khớp đốt sống. Đôi khi một thoát vị đĩa đệm tạo áp lực lên những rễ thần kinh gần đó, dẫn đến những triệu chứng của đau thần kinh tọa, như:
Cơn đau có thể bắt đầu từ lưng và hông bạn, sau đó lan xuống chân. Nghỉ ngơi thường là cách giảm đau cho nhiều cơn đau khác ở chân, nhưng không giúp ích trong tình trạng này.
Điều trị có thể gồm nghỉ ngơi vài ngày, cùng với việc uống thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau. Chườm lạnh hay nóng có thể làm giảm một vài triệu chứng. Vật lý trị liệu và những bài tập giãn cơ thường có ích, tăng dần cử động. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị những cách điều trị khác như phẫu thuật nếu cơn đau không giảm bớt.
Bệnh thần kinh do đái tháo đường là một biến chứng thường gặp của đái tháo đường. Dây thần kinh có thể bị tổn thương do đường huyết cao. Điều này dẫn đến cơn đau ở cả hai chân cùng với sự tê buốt và giảm cảm giác ở cẳng chân.
Trao đổi với bác sĩ về thuốc để kiểm soát cơn đau và giúp điều chỉnh đường huyết.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn không chắc điều gì gây ra những triệu chứng này, hay nếu bạn không biết cách điều trị nào nên áp dụng cho tình trạng của bạn, hãy tìm sự trợ giúp y tế. Điều trị đau cẳng chân phải nhắm trực tiếp đến nguyên nhân gây ra vấn đề.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần gặp bác sĩ gồm:
- Không thể đi lại một cách thoải mái khi sử dụng bên chân bị tổn thương.
- Chấn thương gây biến dạng cẳng chân.
- Đau cẳng chân xuất hiện vào ban đêm hay khi nghỉ ngơi.
- Đau cẳng chân kéo dài trên vài ngày.
- Sưng bắp chân hay vùng cổ chân.
- Dấu hiêu nhiễm trùng gồm: nóng, đỏ, sốt.
- Bất kì triệu chứng bất thường nào khác.
5. Điều trị đau cẳng chân
Điều trị đau cẳng chân phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây đau. Do đó, quan trọng nhất là bạn hiểu rõ nguyên nhân gây ra những triệu chứng của bạn trước khi bước vào điều trị. Nếu bạn không chắc về chẩn đoán, hay độ nặng tình trạng của bạn, bạn nên tìm kiếm những chỉ dẫn y khoa trước.
Một số cách thông thường để điều trị đau cẳng chân được liệt kê dưới đây. Không phải tất cả những cách này phù hợp cho mọi tình trạng, nhưng nó có thể giúp ích cho tình trạng của bạn.
- Nghỉ ngơi: Cách chữa trị đầu tiên trong đa số trường hợp là thư giãn cơ và làm cho tình trạng viêm giảm xuống. Đây là bước duy nhất cần cho việc giảm cơn đau cẳng chân. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, nạng có thể cũng giúp ích.
- Chườm nóng và lạnh: Túi đá và tấm chườm nóng là một trong những cách hay được dùng nhất trong điều trị đau cẳng chân. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, một trong hai cách sẽ tốt hơn. Bạn cũng nên biết áp dụng đúng cách phương pháp này.
- Giãn cơ: Giãn cơ và gân gót chân có thể giúp ích với một số trường hợp đau cẳng chân. Một thói quen tốt nên được thành lập. Học những bước cơ bản sẽ có ích.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu và một khía cạnh quan trọng của đa số điều trị cơ xương khớp. Chuyên gia vật lý trị liệu sử dụng những kĩ thuật khác nhau để tăng sức mạnh, lấy lại sự linh động và giúp bệnh nhân trở về mức độ hoạt động trước chấn thương.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm nonsteroid, hay được biết đến như NSAIDs, là một trong những thuốc được kê nhiều nhất, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đau cẳng chân do viêm cấp.
Bạn có thể có xu hướng muốn tự chẩn đoán hay tự điều trị đau cẳng chân, thay vì đến gặp bác sĩ. Tin tốt là hầu hết những tình trạng gây đau cẳng chân không cần đến can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn bạn biết nguyên nhân gây ra những triệu chứng của bạn vì một vài tình trạng cần điều trị sớm. Hơn nữa, những tình trạng như huyết khối có thể nghiêm trọng hơn và cần can thiệp khẩn cấp để tráng những biến chứng toàn thân.
Khi triệu chứng đau cẳng chân gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi