Triệu chứng đau bụng, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau bụng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đau bụng luôn là một triệu chứng bất thường, nhưng nó không phải lúc nào cũng là một trường hợp cấp cứu. Bạn có thể bị đau quặn từng cơn hoặc đau bụng âm ỉ. Triệu chứng đau bụng có thể đi kèm một số triệu chứng khác như tiêu chảy, sốt, táo bón... Để biết cách nhận diện cũng như chữa trị khi bị đau bụng, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Đau bụng là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau bụng

3. Chẩn đoán triệu chứng đau bụng

4. Điều trị triệu chứng đau bụng

5. Bác sĩ điều trị

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

1. Đau bụng là gì?

Thông thường, chúng ta không để ý đến các hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng hoặc bất kỳ sự khó chịu nào từ các hoạt động như ăn, tiêu hóa cũng như hấp thu thức ăn hay nhu động ruột. Các tín hiệu thần kinh luôn chi phối các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, và khi những tín hiệu đó được truyền đến não bộ và não bộ nhận thức được cảm giác khó chịu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu.

Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ hoặc đau bụng kéo dài thường không đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm thì bạn nên đến gặp với bác sĩ khi thuận tiện. Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng kèm các dấu hiệu nguy hiểm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay hoặc tới phòng cấp cứu, tùy thuộc vào những than phiền của bạn. Những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm bạn nên báo với bác sĩ bao gồm: sốt, tiêu chảy, táo bón dai dẳng, thấy máu trong phân, buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài, ói máu, bụng gồng cứng, vàng da hoặc chướng bụng.

Hầu hết các bệnh nhân đau bụng đều có thể được chẩn đoán và điều trị thành công. Hãy đến bác sĩ nếu bạn bị đau bụng âm ỉ kéo dài liên tục hoặc dữ dội.

2. Nguyên nhân gây ra đau bụng

Đau bụng có thể xuất phát từ bất kỳ cấu trúc hay cơ quan nào bên trong bụng hoặc thành bụng. Ngoài ra, tín hiệu đau còn có thể lan từ ngực, lưng hoặc vùng chậu và có thể nhầm lẫn là chúng bắt đầu từ bụng. Ví dụ, bệnh nhân bị đau tim hoặc viêm phổi đôi khi phàn nàn về triệu chứng đau bụng trên thay vì đau ngực. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng. Bảng dưới đây liệt kê một số nguyên nhân gây đau bụng phổ biến: 

Nguyên nhân không do bụng:

Đau thành bụng hoặc đau thành ngực:

  • Bệnh zona thần kinh (nhiễm herpes zoster)
  • Viêm xương sườn (viêm sụn sườn)
  • Chấn thương
  • Bệnh liên quan đến thần kinh
  • Thoát vị (1 tạng nào đó trong ổ bụng lồi ra thành bụng)
  • Sẹo

Các tình trạng viêm gây đau bụng trên:

Các vấn đề về chức năng của các cơ quan trong bụng:

  • Khó tiêu không do loét dạ dày
  • Rối loạn chức năng cơ vòng Oddi 
  • Đau bụng do chức năng ( không rõ nguyên nhân)
  • Hội chứng ruột kích thích

Các ung thư vùng bụng trên:

Các vấn đề về mạch máu:

  • Thiếu máu nuôi mạc treo (tắc nghẽn động mạch hoặc tĩnh mạch)
  • Phình động mạch chủ bụng

Các tình trạng viêm gây đau ở vùng bụng giữa và dưới:

Tắc ruột:

  • Dây dính (hình thành sau phẫu thuật)
  • Khối u
  • Viêm
  • Ung thư đại tràng

Các vấn đề về đường tiết niệu:

  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng đường tiểu (thận, bàng quang)
  • Khối u ở thận hoặc bàng quang

Các vấn đề về vùng chậu ở phụ nữ:

  • Ung thư buồng trứng
  • Viêm vòi trứng
  • Thai ngoài tử cung
  • U nang buồng trứng, u xơ tử cung
  • U ác tính của tử cung hoặc cổ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Sẹo dính

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng

3. Chẩn đoán triệu chứng đau bụng

Bệnh sử cung cấp hầu hết thông tin hữu ích mà bác sĩ cần để xác định nguyên nhân gây đau bụng. Các đặc điểm của cơn đau (nhói, âm ỉ, từng cơn, bỏng rát, xoắn vặn, dữ dội, xuyên thấu), vị trí và sự liên quan đến ăn uống hoặc đi cầu là những đầu mối quan trọng. Các yếu tố bổ sung có ích bao gồm kiểu đau, thời gian, sự lan truyền đến các vùng khác của cơ thể và các triệu chứng liên quan khác như vàng da, buồn nôn, nôn, chảy máu, tiêu chảy hoặc táo bón.

Những phát hiện khi khám thực thể cũng rất hữu ích bao gồm những vùng bụng mềm, sự hiện diện của âm ruột, bụng căng, khối u, sự phì đại các cơ quan, và tìm máu trong phân.

Dựa trên bệnh sử và khám thực thể mà bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân gây đau bụng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán và bắt đầu điều trị cho bệnh nhân. Trong các trường hợp khác, các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán cụ thể. Nhiều xét nghiệm có thể được thực hiện để giúp bác sĩ xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm thường sử dụng bao gồm xét nghiệm phân tích máu, xét nghiệm nước tiểu và soi phân, chụp X-quang bụng và nội soi.

Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu gồm có tổng phân tích tế bào máu (phân tích số lượng tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng, các tế bào hồng cầu mang oxy và tiểu cầu giúp đông máu), các xét nghiệm sinh hóa (xét nghiệm chức năng gan và chức năng thận, nồng độ khoáng chất trong máu, và các enzym tiết ra khi các cơ quan như gan hoặc tụy bị tổn thương) và các xét nghiệm huyết thanh học đo mức độ kháng thể đối với các tác nhân nhiễm trùng khác nhau. Các xét nghiệm nước tiểu gồm có phân tích nước tiểu (đo các đặc tính và các chất trong nước tiểu cùng với việc kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi), và nuôi cấy nước tiểu để phát hiện vi khuẩn. Soi phân để tìm máu và bạch cầu (dấu chứng của nhiễm trùng, viêm, khối u), chất béo (cho thấy tổn thương đường tiêu hóa và sự hấp thu thức ăn) và sự hiện diện của vi trùng.

X-quang và Xét nghiệm hình ảnh học

Nhiều loại xét nghiệm X-quang và hình ảnh học khác nhau được sử dụng để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm barium, trong đó bari sulfat (một chất xuất hiện trên X-quang) được bệnh nhân uống vào hoặc tiêm chất cảm quang vào ruột non hay ruột già. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là một kỹ thuật rất tinh vi để tái tạo hình ảnh chụp X quang mặt cắt ngang của cơ thể với sự trợ giúp của máy tính.

Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) là một kỹ thuật tương tự, trong đó sóng vô tuyến và nam châm được sử dụng để tạo hình ảnh của các cơ quan nội tạng. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để quan sát bên trong cơ thể và để hình dung cấu trúc bên trong. Các máy quét hạt nhân sử dụng đồng vị để xác định các bộ phận cơ thể và kiểm tra chức năng của chúng.

Nội soi

Nội soi sử dụng dụng cụ đặc biệt để nhìn vào các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa. Nội soi đường tiêu hóa trên sử dụng một ống mềm với camera gắn trên đầu và một hệ thống chiếu sáng để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng (phần ruột phía dưới dạ dày). Các công cụ đặc biệt có thể được đưa qua ống để loại bỏ polyp hoặc lấy mẫu sinh thiết để soi dưới kính hiển vi. Các ống dài hơn có thể tiếp cận tốt đến ruột non và các ống tương tự có thể được đưa vào trực tràng để quan sát đại tràng (nội soi đại tràng). Các phương pháp nội soi đặc biệt đã được thiết kế để quan sát ống dẫn mật và ống tụy và để siêu âm từ bên trong ruột ERCP (Nội soi mật tụy ngược dòng) và EUS (Siêu âm nội soi). Một xét nghiệm chẩn đoán khác là nội soi ruột bằng viên nang, trong đó một viên nang chứa một camera nhỏ, máy phát sóng và ăng-ten gửi hình ảnh tới một chiếc đai đặc biệt đeo quanh bụng. Hình ảnh có thể được lấy từ khắp ruột non khi thiết bị được đẩy qua ruột.

Trong khi công nghệ đằng sau các xét nghiệm này khá ấn tượng, nguyên nhân gây ra đau bụng có thể được xác định ở hầu hết các bệnh nhân qua bệnh sử, khám thực thể, và một vài xét nghiệm đơn giản. Mỗi bệnh nhân không yêu cầu phải có toàn bộ các xét nghiệm chẩn đoán.

4. Điều trị triệu chứng đau bụng

Khi đã chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Đôi khi các loại thuốc được sử dụng để làm giảm viêm hoặc ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan, do đó làm giảm đau. Ví dụ, loét dạ dày có thể được điều trị bằng cách uống thuốc giảm tiết acid trong dạ dày. Khi vết loét lành, tình trạng đau bụng sẽ giảm. Đôi khi bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây đau bụng trên bệnh nhân đó. Ví dụ, đau do viêm túi mật thường được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật. 

Thông thường, đau bụng cần phải được điều trị bằng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau đơn giản như aspirin và ibuprofen không nên được sử dụng một cách thường xuyên đối với triệu chứng đau bụng chưa tìm ra được nguyên nhân bởi vì chúng có thể gây ra các vấn đề khác như loét dạ dày. Thuốc gây mê đôi khi được bác sĩ kê toa cho triệu chứng đau bụng, nhưng việc sử dụng chúng có thể dẫn đến táo bón và các triệu chứng khác ở vùng bụng. Thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này là thuốc chống trầm cảm, chúng có thể được sử dụng với liều lượng rất thấp để giảm thiểu tác dụng phụ và những thuốc này có ít hoặc không có tác dụng chống trầm cảm. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sử dụng thuốc ức chế thần kinh để điều trị đau.

Khi có triệu chứng đau bụng cấp tính, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đoàn Văn Hậu

    Tôi cũng hay cảm thấy đau bụng. Ban đầu tôi cứ nghĩ đau một lúc nó sẽ hết. Nhưng tình trạng này nó vẫn kéo dài. Càng ngày tôi càng cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Tôi mới đi khám bác sĩ thì mới biết là mình bị viêm đại tràng. Tôi khuyên các bạn nếu thấy đau bụng kéo dài thì chớ nên coi thường mà hãy đi khám bác sĩ để biết chính xác mình có bị bệnh hay không nhé.

    31/01/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung