Triệu chứng chán ăn tâm thần là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng chán ăn tâm thần là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi được biết là có chứng chán ăn tâm thần. Nhưng tôi không hiểu triệu chứng này khác gì so với chứng chán ăn. Bác sĩ có thể giải thích kĩ hơn cho tôi về triệu chứng này được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp cho thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin cho chứng chán ăn tâm thần như sau:

1. Chán ăn tâm thần là gì?

2. Triệu chứng của chán ăn tâm thần

3. Nguyên nhân gây ra chán ăn tâm thần

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Chứng chán ăn tâm thần là gì?

Chán ăn tâm thần (tên tiếng Anh là anorexia nervosa) là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi cân nặng cơ thể thấp bất thường, nỗi sợ tăng cân tột cùng và nhận thức sai về cân nặng. người có chứng chán ăn tâm thần đặt nặng việc kiểm soát cân nặng và hình dáng. 

>>>Xem thêm BỆNH CHÁN ĂN TÂM THẦN để có cái nhìn đầy đủ hơn về căn bệnh này.

Để ngăn ngừa tăng cân hay tiếp tục làm giảm cân, người có chứng chán ăn tâm thần thường giới hạn một cách đáng kể lượng thức ăn mà họ ăn. Họ có thể kiểm soát lượng calo hấp thụ vào bằng cách nôn ra tất cả sau ăn hay lạm dụng thuốc nhuận trường, dụng cụ ăn kiêng, lợi tiểu hay thụt tháo. Họ cũng có thể cố gắn giảm cân bằng cách tập thể dục quá mức.

Một số người có chứng chán ăn tâm thần tương tự như những người bị rối loạn dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bị chán ăn tâm thần nhìn chung phải đấu tranh với một cơ thể giảm cân bất thường, trong khi những người bị rối loạn dinh dưỡng thường có cân nặng bình thường hay trên bình thường. Mặc cho bao nhiêu cân đã bị giảm, người với chứng chán ăn tâm thần có một nỗi sợ đáng kể với việc tăng cân.

Chán ăn không thật sự là vấn đề về thức ăn. Đây là cách không lành mạnh cố gắng đối phó với các vấn đề cảm xúc. Khi bạn bị chán ăn tâm thần, bạn thường đánh đồng tính chất mảnh mai với giá trị bản thân.

Chán ăn tâm thần có thể khó có thể đối phó. Nhưng với điều trị, bạn có thể cảm giác tốt hơn về bản thân mình, trở lại với thói quen ăn uống lành mạnh và đảo ngược các biếng chứng trầm trọng của việc chán ăn.

2. Các biểu hiện của chứng chán ăn tâm thần

Triệu chứng thực thể

Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể có thể có:

  • Giảm cân đáng kể
  • Ngoại hình mảnh mai
  • Số lượng tế bào máu bất thường
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Hoa mắt hay ngất
  • Sự đổi màu xanh tím các ngón tay
  • Tóc mỏng, gãy, rụng
  • Không có chu kì kinh 
  • Táo bón
  • Da khô hay vàng
  • Không chịu được lạnh
  • Nhịp tim bất thường
  • Huyết áp thấp
  • Mất nước
  • Loãng xương
  • Phù chân hay tay

Các triệu chứng về cảm xúc hay hành vi

Các triệu chứng về hành vi có thể bao gồm nỗ lực giảm cân bằng cách:

  • Giới hạn trầm trọng lượng thức ăn hấp thụ qua ăn kiêng hay tập thể dục quá mức
  • Tự làm cho nôn để loại bỏ thức ăn và có thể bao gồm sử dụng thuốc nhuận trường, thụt tháo hay các sản phẩm về thực vật.

Các dấu hiệu và triệu chứng về cảm xúc hay hành vi liên quan chán ăn có thể có:

  • Mối lưu tâm với thức ăn
  • Từ chối ăn
  • Nỗi sợ tăng cân
  • Nói dối về lượng thức ăn đã ăn
  • Thiếu cảm xúc
  • Xa lánh xã hội
  • Cáu gắt
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Bệnh trầm cảm
  • Ý nghĩ tự tử

Triệu chứng chán ăn tâm thần

Khi nào cần đi bác sĩ khám?

Chán ăn, như các rối loạn ăn uống khác, có thể ảnh hưởng cuộc sống bạn. Không may mắn là, nhiều người bị chán ăn tâm thần không muốn điều trị. Họ mong muốn giữ hình dáng mảnh mai hơn là quan tâm về sức khỏe. Nếu bạn có người thân mà bạn lo lắng, hãy khuyên họ đến bác sĩ.

Nếu bạn đã trải qua các vấn đề đã nêu trên, hay bạn nghĩ mình có rối loạn về ăn uống, hãy đi đến bác sĩ. Nếu bạn đang giấu người thân về chứng chán ăn tâm thần, hãy cố tìm người tin cậy mà bạn có thể nói chuyện về những gì đang xảy ra.

3. Nguyên nhân gây ra chứng chán ăn tâm thần

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Cũng như các rối loạn khác, đây có thể là kết hợp các yếu tố sinh học, tâm lí và môi trường.

  • Sinh lí: Có thể có gen khiến con người dễ bị chứng chán ăn tâm thần. Một số người mang gen có xu hướng về chủ nghĩa hoàn hảo, sự nhạy cảm - các đặc điểm này liên quan đến chán ăn tâm thần.
  • Tâm lí: Một số tính cách có thể góp phần vào chán ăn tâm thần. Phụ nữ trẻ có thể có nhân cách ám ảnh cưỡng chế khiến cho họ dễ có chế độ ăn nghiêm ngặt mặc dù bị đói. Họ có thể nghĩ rằng mình không bao giờ đủ ốm. Họ lo lắng tột độ và giới hạn lượng thức ăn hấp thụ.
  • Môi trường: Sự thành công và giá trị thường được đánh đồng với sự mảnh mai. Áp lực đồng nghiệp có thể thúc đẩy mong muốn được ốm đi, đặc biệt với các cô gái trẻ.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ có thể có:

  • Giới tính nữ: Chán ăn tâm thần thường xảy ra ở người có giới tính nữ.
  • Tuổi trẻ: Tuổi thành niên dễ bị chán ăn tâm thần vì những thay đổi cơ thể mà họ trải qua trong quá trình dậy thì. Họ cũng có thể đối mặt với áp lực đồng nghiệp và nhạy cảm hơn với các chỉ trích về cân nặng và hình dáng cơ thể.
  • Di truyền: Thay đổi về gen có thể khiến người ta dễ bị chán ăn tâm thần.
  • Tiền căn gia đình. 
  • Thay đổi cân nặng: khi người ta thay đổi cân nặng – có chủ đích hay vô ý – thay đổi này có thể được củng cố từ các bình luận tích cực từ người khác về việc giảm cân hay nhận xét tiêu cực về việc tăng cân. Hơn nữa, đói và giảm cân có thể làm thay đổi cách não làm việc, làm kéo dài thói quen ăn uống hạn chế và gây khó có thể trở lại bình thường.
  • Sự thay đổi: Thay đổi trường mới, nhà, công việc; mối quan hệ tan vỡ; cái chết hay bệnh tật của một người thân yêu, có thể mang lại căng tahnwgr và làm tăng nguy cơ chán ăn.
  • Các hoạt động thể thao, công việc và nghệ thuật: Vận động viên, diễn viên, diễn viên múa và người mẫu có nguy cơ cao bị chán ăn. Huấn luyện viên và cha mẹ có thể vô tình làm tăng nguy cơ vì đề nghị các vận động viên giảm cân.
  • Xã hội và truyền thông: Truyền thông như ti vi và tạp chí thời trang, thường mô tả cuộc diễu hành của các diễn viên và người mẫu gầy gò. Các hình ảnh này có thể đánh đồng sự mảnh mai với thành công và nổi tiếng. 

Để điều trị chứng chán ăn tâm thần, cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Thúy

    Tôi cảm thấy chán ăn, nhìn thấy đồ ăn là chán nản và buồn nôn. Đi khám thì mới biết mình bị chán ăn tâm thần. Cũng may mà đi khám sớm.

    06/10/2017
  • Võ Thị Xuân

    Em gái tôi dạo này cân nặng giảm đáng kể và cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ. Tôi rất lo cho em ấy nên đã đưa em đi khám và được biết em ý bị chán ăn tâm thần. Hiện em ấy đang trong giai đoạn điều trị, sức khỏe em ấy dạo này đã khá hơn rất nhiều.

    29/09/2017
  • Thế Cao

    Tôi thấy vợ mình cũng đang có triệu chứng này, cô ấy không chịu ăn uống dù rằng cô ấy không hề béo. Tôi thực sự cảm thấy lo lắng, có lẽ tôi nên đưa cô ấy đi khám.

    06/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung