Tình trạng lột da tay, chân Peeling skin
Xin chào bác sĩ, tôi có con gái năm nay 16 tuổi. Không biết tại sao gần đây cháu thường bị bong, trợt da ở đầu ngón tay và ngón chân gây ngứa ngáy. Tôi có hỏi mọi người thị họ nói đây là chứng lột da tay chân. Mong bác sĩ cho tôi lời tư vấn về nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng này của con gái tôi. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dưa vào những biểu hiện mà chị nêu ra, chúng tôi xin kết luận con gái chị đang mắc phải triệu chứng lột da. Vì vậy, các bác sĩ xin được cung cấp tới chị những thông tin và cách xử lí triệu chứng bệnh này như sau:
- Lột da tay chân là gì
- Nguyên nhân lột da tay chân
- Triệu chứng lôt da tay chân
- Cách xử lý lột da tay chân
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
1. Tình trạng lột da tay chân là gì?
Bị lột da chân, da tay là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy chứng bệnh này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và phiền toái trong đời sống hằng ngày.
2. Nguyên nhân bị bong da tay chân
Bệnh lột da tay chân được gọi là bệnh sừng dày lòng bàn tay chân hay bệnh chàm khô, chàm tăng sừng. Biểu hiện dễ nhận biết khi bị lột da chân tay là da lòng bàn chân, bàn tay khô nứt hoặc bong tróc, lột từng mảng , sờ vào cảm thấy nham nhám. Da chân hay da tay thường xuyên bị bong tróc, lột da được cho là do các nguyên nhân sau:
- Viêm do tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, các chất tẩy rửa, vôi, xi măng, kim loại nặng…
- Viêm da cơ địa: xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng.
- Bệnh lý: vẩy nến, nấm da, chàm, lichen, ghẻ, chai, nhiễm độc arsenic..
- Các yếu tố khác: đổ mồ hôi tay nhiều, rối loạn thần kinh thực vật; dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin A, B, PP.
3. Một số biểu hiện của tình trạng lột da tay chân
Những biểu hiện có thể trở thành bệnh là:
- Da khô,bị bong trợt da. Lâu dần mất hết vân tay.
- Khi nặng hơn, đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.
- Thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
4. Cách xử lý hiệu quả khi bị lột da tay chân và khi nào cần gặp bác sĩ?
- Người bệnh có thể bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để làm ẩm và mềm da, giúp da giảm viêm và đau rát.
- Trường hợp da tay chân bị lột và ngứa thì dùng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, kim loại nặng để tránh làm bệnh nặng thêm.
- Không tự lột da tay chân hoặc chà bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu. Hạn chế làm các công việc như giặt đồ, rửa chén, lau nhà, đánh máy vi tính, đánh đàn,… Nếu không tránh được, bạn nhớ mang bao tay để bảo vệ da. Đối với da chân, tránh mang giày dép thường xuyên, hãy để chân được thông thoáng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; uống nhiều nước để da dẻ bớt khô tróc.
Trên đây là một số nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi bị lột da chân tay rất hiệu quả mà chị có thể tham khảo và áp dụng để loại bỏ chứng bệnh lột da phiền phức này cho con gái. Nếu sau khi đã áp dụng các phương pháp trên mà không đạt hiệu quả mong muốn, chị hãy đưa con đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp nhé. Nếu chị cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho chị.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi