Thường xuyên bị đau bàn chân là bệnh gì?

Xin chào bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, công việc cũng không yêu cầu đi lại hay vận động chân nhiều nhưng dạo gần đây tôi thường xuyên đau nhức bàn chân. Không biết tại sao tôi lại bị như vậy và làm thế nào để điều trị nó, mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các bác sĩ. Chúng tôi xin tư vấn đến bạn về triệu chứng đau bàn chân mà bạn đang mắc phải như sau:
2. Nguyên nhân gây ra đau bàn chân
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau bàn chân là gì?
Đau bàn chân là triệu chứng rất phổ biến, khiến nhiều người bệnh khó nhọc khi di chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do cấu trúc bàn chân rất phức tạp, nên nếu người bệnh xem nhẹ không điều trị ngay khi có dấu hiệu đau thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc. Khi mọi bộ phận của chân hoạt động tốt, chúng sẽ nâng đỡ cơ thể kể cả khi hoạt động liên tục. Nhưng nếu một phần nào đó ở chân bị thương tổn, lập tức sẽ gây tác động lên các phần khác của chân và làm gián đoạn chức năng của đôi chân, gây đau đớn khi đứng hoặc di chuyển. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là vấn đề mà mọi người nên quan tâm.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bàn chân
Bàn chân thường xuyên phải gánh chịu sức nặng của cơ thể khi đứng cũng như khi đi, đặc biệt là trong thời gian các vận động viên thi đấu thể thao. Sự chịu đựng này càng tăng nhiều hơn khi người đi, đứng không đúng thế hoặc mang những đôi giày không thích hợp. Cảm giác đau có thể tới từ da, cơ bắp, gân, khớp, dây thần kinh hoặc mạch máu.
Có nhiều nguyên nhân làm bàn chân đau: thế đứng không đúng làm sức nặng thân người đè lên một điểm lệch với trọng tâm ở chân hoặc do bị viêm, nhiễm trùng, bị bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh hoặc nghẽn mạch máu. Đau bàn chân có thể còn do bị chấn thương, trật khớp…
Ngoài những trường hợp có thể chẩn đoán được, còn có một số khác chưa biết rõ nguyên nhân.
Đau bàn chân mãn tính có thể là triệu chứng của các bệnh sau đây:
– Bệnh của mạch máu: viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul (co mạch), u cuộn mạch… có thể phát hiện bằng siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch.
– Bệnh của dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép các thần kinh (hội chứng đường hầm: Jogger’s foot, Tarsal tunnel syndrome), đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm… thường kèm với tê, di cảm, teo cơ… có thể phát hiện được trên đo điện cơ (EMG).
– Bệnh thuộc xương – khớp: viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp do quá tải…), thoái hóa khớp (mòn khớp: khớp bàn- ngón chân, khớp bàn – cổ chân), nứt xương do mỏi… cần xét nghiệm máu, chụp CT scan hoặc MRI để phát hiện.
- Bệnh gân cơ, dây chằng: đau do quá tải trên gân cơ, viêm cân gan chân…
3. Những phương pháp giảm đau chân tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà như sau:
- Ngâm chân trong khoảng 20-30 phút.
- Massage chân tinh dầu massage.
- Giảm đau bàn chân bằng cách kê chân cao. Nếu bàn chân bị sưng lên vào cuối ngày vì đứng liên tục hoặc chấn thương, bạn nên nằm và gác chân cao hơn tim để làm tăng cường sự lưu thông máu và các chất lưu.
- Chọn giày có size vừa chân để cảm thấy thoải mái hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm cũng để giảm đau và điều trị đau bàn chân hiệu quả hơn.
4. Xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân gây bệnh
- Siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch
- Đo điện cơ (EMG)
- Xét nghiệm máu, chụp CT scan hoặc MRI
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi bị đau mỏi bàn chân, người bệnh cần đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng đau chân vẫn tiếp diễn trong thời gian dài và ngày một nặng thêm với các triệu chứng bàn chân sưng liên tục mà không cải thiện sau nhiều ngày, chân nóng, tê hoặc ngứa ran, đặc biệt là ở gan và gót bàn chân, bàn chân có dấu hiệu viêm nhiễm, chẳng hạn như có mủ, rỉ máu, đỏ, nóng ở các khu vực bị ảnh hưởng hoặc sốt 37,8 độ C.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Chính vì vậy bạn nên đi khám để xác định xem mình có bị bệnh hay không và có phương án điều trị. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn. Các bác sĩ của Hello Doctor luôn sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn, liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ theo số điện thoại 1900 1246.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi