Thế nào là mạch yếu? Nguyên nhân nào dẫn đến mạch yếu?

Thế nào là mạch yếu? Nguyên nhân nào dẫn đến mạch yếu?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hải. Tôi được biết có triệu chứng mạch yếu nhưng chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Vậy bác sĩ có thể giải thích cụ thể cho tôi thế nào là mạch yếu và có những nguyên nhân nào dẫn đến mạch yếu được không ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hải, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mạch yếu là một triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Mạch yếu là gì?

2. Nhận định mạch yếu

3. Nguyên nhân gây ra mạch yếu

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Mạch yếu là gì?

Nhịp mạch cũng chính là nhịp đập của tim. Mạch có thể được sờ thấy rõ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, cổ tay và bẹn. Khi mạch yếu, bạn sẽ gặp khó khăn để cảm nhận nhịp mạch. Còn mất mạch đồng nghĩa với việc bạn không thể cảm nhận được bất kỳ một nhịp mạch nào. Tuy nhiên, nếu một người không phải là chuyên gia y tế thì khi không phát hiện ra mạch cũng không nên lo lắng. Đôi khi, rất khó cho một người không chuyên cảm nhận được mạch đập ở một số khu vực nhất định.  

Mạch yếu hoặc mất mạch (tên tiếng Anh là Weak Pulse) được xem như một trường hợp cấp cứu y khoa. Triệu chứng này chỉ ra vấn đề nghiêm trọng xảy ra bên trong cơ thể mà bạn không nên bỏ qua. Thông thường, khi một người mạch yếu hoặc mất mạch sẽ gặp khó khăn trong việc vận động hoặc nói. Nếu ai đó đang trong tình trạng này thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. 

2. Nhận định mạch yếu

Triệu chứng mạch yếu thông thường có thể được xác định bằng cách đặt hai ngón tay lên các vị trí đập của mạch như cổ, cổ tay để kiểm tra. Bạn cũng có thể sử dụng thiết bị đo độ bão hoà oxi trong máu. Đây là một thiết bị nhỏ đeo vào đầu ngón tay giúp đánh giá mạch và nồng độ oxi trong cơ thể. 

Cách xác định mạch yếu bằng tay

Cách xác định mạch yếu

Một số triệu chứng khác có thể biểu hiện kèm với mạch yếu:

3. Nguyên nhân gây ra mạch yếu

Có 8 nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng mạch yếu, bao gồm:

Sốc giảm thể tích

Sốc giảm thể tích hay còn được gọi là sốc mất máu, sẽ gây đe dọa tính mạng nếu mất trên 20% lượng máu của cơ thể từ đó không cung cấp máu đủ cho cơ thể. Sốc giảm thể tích còn dẫn đến tình trạng suy đa cơ quan và cần chăm sóc y tế đặc biệt. Trong các loại sốc thì sốc giảm thể tích là thường gặp nhất, có thể gặp ở mọi độ tuổi.

Nguyên nhân sốc giảm thể tích:

  • Mất máu đột ngột và trầm trọng: vết thương nặng, tai nạn giao thông, xuất huyết nội (chảy máu trong các cơ quan ở ổ bụng, thai ngoài tử cung vỡ,…), chảy máu trong đường tiêu hóa,…
  • Mất dịch trong cơ thể gây giảm thể tích máu: tiêu chảy nặng và kéo dài, bỏng nặng, nôn ói nặng và kéo dài,…

Sốc tim

Sốc tim xảy ra khi tim bị tổn thương dẫn đến không cung cấp máu đầy đủ cho các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng dẫn đến suy đa cơ quan. Sốc tim không quá phổ biến nhưng một khi xảy ra, bệnh nhân phải được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng cũng vô cùng nghèo nàn nếu không được lưu ý.

Một số nguyên nhân gây sốc tim:

  • Nhồi máu cơ tim: thường gặp nhất.
  • Thuyên tắc phổi: tắc đột ngột động mạch phổi.
  • Chèn ép tim: tăng lượng dịch trong khoang quanh tim.
  • Hở van tim cấp: là tình trạng tổn thương van tim, làm xuất hiện dòng máu phụt ngược qua van tim.
  • Tổn thương thành của tim: do tăng áp lực máu.
  • Bệnh cơ tim: khiến tim không làm việc hiệu quả.
  • Rung thất: giảm sự đổ đầy tâm thất dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể.
  • Loạn nhịp tim.

Sốc nhiệt

Nguyên nhân do tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời hay thời tiết nóng bức. Thường xảy ra đối với những người thừa cân, say rượu, người lớn tuổi và trẻ em.

Tăng Kali máu

Kali là một chất điện giải trong cơ thể. Mặc dù với số lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng giúp cho các cơ quan thực hiện đúng chức năng. Tuy nhiên, nếu lượng Kali máu tăng cao sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể.

Bình thường, thận sẽ giúp duy trì lượng Kali phù hợp. Vì một số lý do, lượng Kali máu tăng cao sẽ gây nên tình trạng tăng tăng Kali máu.

Một số nguyên nhân thường gặp: suy thận, đái tháo đường type 1, bệnh Addison, chảy máu trong cơ thể, mất nước,…

Chèn ép tim

Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Khi đó có sự tăng lượng dịch trong khoang quanh tim khiến tim bị chèn ép và không thể bơm máu cung cấp cho cơ thể. Từ đó dẫn đến suy các cơ quan. Một số nguyên nhân gây chèn ép tim đạn bắn, chấn thương, ung thư, nhồi máu cơ tim, suy thận, nhiễm trùng,…

Rung thất

Tâm thất gồm 2 khoang, nằm trong tim, nhận máu từ tâm nhĩ và bơm máu đi khắp cơ thể. Rung thất xảy ra khi hệ thống điện ở tim bị rối loạn. Khi đó, chúng không thể nhận lượng máu đầy đủ tử tâm nhĩ để cung cấp cho cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra bệnh rung thất thường gặp: bệnh cơ tim, bệnh cấu trúc tim, thiếu máu cơ tim, suy tim,…

Thuyên tắc động mạch

Do cục máu đông đi qua và kẹt lại gây cản trở dòng máu qua động mạch. Các vị trí thường gặp: cánh tay, chân, ngón chân. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp tăng khả năng hồi phục cũng như tránh được các hậu quả nghiêm trọng như hoại tử chi, đoạn chi.

Nguyên nhân thường gặp: hút thuốc lá, tăng cholesterol máu, tổn thương động mạch, bệnh tim, rung nhĩ, sau phẫu thuật,…

Phình bóc tách động mạch chủ

Đây là tình trạng máu chen vào giữa các lớp của thành động mạch chủ, có thể gây tắc mạch. Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số nghiên cứu cho thấy huyết áp cao có thể gây ra bóc tách động mạch chủ.

Bất cứ nguyên nhân nào gây suy yếu thành động mạch đều có thể gây ra bệnh lý này. Một số nguyên nhân về di truyền khiến cho các mô trong cơ thể phát triển bất thường(như hội chứng Marfan) và ,chấn thương đột ngột vùng ngực cũng có thể gây phình bóc tách động mạch chủ.

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Theo dõi các dấu hiệu và xử lý chúng sớm cũng như các triệu chứng đi kèm với tình trạng mạch yếu.  Việc hồi sức tim phổi (CPR) đôi khi cần thiết cho bạn. nếu như mạch yếu dần và mất mạch, xảy ra.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn hãy gọi cho bác sĩ khi có triệu chứng nhịp mạch hay độ mạnh của mạch đập giảm đi một cách đột ngột, giảm nặng hay giảm kéo dài, đặc biệt khi có bất kỳ triệu chứng gì khác cũng  nên liên hệ ngay.

Sốc là một tình trạng đe dọa tính mạng, nếu bạn gặp một người bị sốc thì hãy tìm ngay hỗ trợ y tế, trong khi chờ đợi giúp đỡ từ nhân viên y tế bạn có thể cấp cứu cho người bệnh bằng  hồi sức tim phổi (CPR). 

Đến khám

Bác sĩ sẽ hỏi về quá trình bệnh của bạn, thăm khám, và đánh giá các dấu hiệu:

  • Mạch bạn có yếu không?
  • Mất mạch?
  • Mạch yếu hoặc mất chỉ ở một vị trí?
  • Các mạch chính có yếu hay mất không? (ví dụ như mạch cảnh ở cổ bạn)
  • Khi bạn có các triệu chứng khác bác sĩ có thể khám thực thể. Khám thực thể có thể bao gồm giám sát các dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở). 

Các xét nghiệm có thể dung cho bạn 

  • Chụp động mạch chủ
  • Chụp mạch ở chi
  • Xét nghiệm máu ( tổng phân tích tế bào máu)
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Siêu âm Doppler
  • Chụp X-quang ngực thẳng

Bạn Hải thân mến, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về triệu chứng mạch yếu. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đỗ Trọng

    Tôi vẫn thường nghe thấy từ mạch yếu nhưng vẫn chưa hiểu rõ về nó. Qua chia sẻ của bác sĩ tôi đã có cái nhìn cụ thể hơn.

    26/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung