Tê vai là dấu hiệu của những bệnh gì, cách chữa trị

Tê vai là dấu hiệu của những bệnh gì, cách chữa trị

Tê vai là triệu chứng thường thấy ở những căn bệnh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, hay bị chèn ép,.. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng mình đang mắc phải cũng như có định hướng điều trị, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Tê vai là gì

2. Nguyên nhân gây ra tê vai và biện pháp điều trị

3. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Tê vai là gì

Nếu bạn bị đau hoặc tê ở cánh tay và vùng vai, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lí rễ tủy cổ. Đây là tình trạng do thoái hóa cột sống cổ (vùng này được cấu thành bởi 7 đốt sống đầu tiên trong cột sống). Cột sống cổ nằm ở vùng sau cổ nên cơn đau có thể khởi phát từ cổ và sau đó lan xuống cánh tay. 

Thậm chí nếu không đau cổ thì bạn có thể bị đau ở vùng vai và cánh tay do liên quan đến thần kinh chi phối vùng này.

Với bệnh lí rễ tủy cổ, cơn đau hay cảm giác tê có thể do chèn ép thần kinh. Dây thần kinh chia nhánh từ tủy sống và chạy dọc xuống cánh tay, do đó nếu ảnh hưởng tại gốc rễ thần kinh có thể dẫn đến cảm giác đau lan dọc xuống vùng mà dây thần kinh chi phối. Và bởi vì dây thần kinh chi phối cả vận động và cảm giác nên khi mắc bệnh lí này có thể ảnh hưởng cả 2 chức năng trên. Và đó là cơ sở giải thích cho việc ngoài cảm giác đau, bạn còn bị tê và vận động cơ yếu.

2. Nguyên nhân gây ra tê vai và biện pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm

Dây thần kinh bị chèn ép là hậu quả của thoát vị đĩa đệm vùng cổ. Sự di chuyển bình thường tại cổ được điều hòa bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đĩa đệm đốt sống (là mô mềm có vai trò như miếng đệm giảm sang chấn giữa các đốt sống cổ). Khi bạn gập cổ, các đĩa đệm bị nén nhẹ ở phía gập và phình ra ở phía đối diện.

Nếu bạn bị chấn thương cổ kéo dài, có thể gây áp lực đè nén lên đĩa đệm quá nhiều và lệch về một bên. Và đây chính là hậu quả của té ngã, tai nạn giao thông hoặc những thứ có thể gây tác động lực đột ngột lên cổ và đĩa đệm cột sống.

Khi một bên đĩa đệm bị chấn thương thì có thể gây nứt. Nứt thường có thể tự lành nhưng tạo sẹo ở mô đĩa đệm sẽ làm cho đĩa đệm trở nên yếu hơn. Bất kể do nứt hay do mô sẹo, nếu rìa hay bờ ngoài đĩa đệm bị thủng rách thì phần trung tâm đĩa đệm cũng có thể bị ảnh hưởng.

Trung tâm đĩa đệm còn gọi là nhân nhầy, đây là phần có dạng gel trong đĩa đệm cột sống. Nếu phần này bị phá hủy thì có thể gây khô mòn đĩa. Khi chất có dạng gel rỉ ra khỏi vết nứt ở đĩa đệm, nó gây chèn ép lên tủy sống hoặc các gốc rễ dây thần kinh. Ngoài việc tạo áp lực, những hoạt chất hóa học có trong nhân nhầy có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến viêm. Và đây có thể là nguyên nhân của bệnh lí rễ tủy cổ, đau ở cổ, vai và cánh tay.

Hầu như việc điều trị không cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa hay sắp xếp lại đĩa đệm. Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau thông thường hoặc những loại giảm đau mạnh hơn. Ngoài ra có thể điều trị với thuốc kháng viêm và dãn cơ. Việc chườm nóng/lạnh trong vài ngày cũng có thể giúp làm giảm cơn đau gây ra bởi thoát vị đĩa đệm.

Với các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ chuyển bạn sang nhà vật lí trị liệu. Họ sẽ đưa ra những bài tập thể dục mát-xa và dãn cơ vùng cổ. Điều này giúp làm giảm đau và tăng độ linh hoạt, căng dãn ở cổ. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu cần nẹp cổ để cố định vị trí cho vùng cổ.

Phẫu thuật chỉ cần thiết trong những trường hợp chấn thương nặng hay thoát vị đĩa đệm không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên. Và phương pháp phẫu thuật thường dùng nhất là loại bỏ đĩa đệm cột sống cổ. Trong phương pháp này thường cắt từ phía trước cổ. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chỉ bị loại bỏ một phần hay loại bỏ hoàn toàn. Và việc này giúp làm giảm áp lực lên tủy sống cổ hoặc dây thần kinh.

Nguyên nhân gây ra tê vai

Gai cột sống cổ

Nếu bạn không bị chấn thương vùng cổ thì bệnh lí rễ tủy cổ có thể không phải do thoát vị đĩa đệm mà do gai cột sống cổ. Đây là bệnh lí liên quan đến quá trình thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi. Thực tế, trên 90% số người trên 65 tuổi có dấu hiệu của gai cột sống cổ và thoái hóa khớp.

Gai cột sống cổ xuất hiện khi có tình trạng đĩa đệm đốt sống cổ bị hao mòn theo tuổi tác. Thay vì do nguyên nhân chấn thương cấp thường thấy ở người trẻ thì vòng xơ đĩa đệm ở người lớn tuổi thường bị nứt theo thời gian. Và bởi vì nhân nhầy trong đĩa đệm khô mòn và đĩa đệm cũng dần co rút lại, đốt sống cổ giữa các đĩa đệm có khuynh hướng tiến lại gần nhau hơn. Và gây ra các điểm chạm khớp giữa các đốt sống cọ xát vào nhau. Khi những xương này cọ vào nhau mà không có phần đệm (vai trò của đĩa đệm) ở giữa thì những móc hay gai xương sẽ hình thành. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự thoái hóa quanh vùng cổ, để giúp chống đỡ cho cột sống bằng cách tăng tạo xương. Gai xương sau đó có thể chèn ép vào rễ thần kinh ở tủy sống dẫn đến bệnh lí rễ tủy cổ.

Tương tự với trường hợp thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ khuyên những phương pháp điều trị không phẫu thuật trước tiên. Bạn có thể sẽ cần nghỉ ngơi, kèm theo điều trị với các thuốc giảm đau. Cố định cổ bằng băng cổ mềm xung quanh có thể giúp bạn tránh những cơn đau nặng hơn. Sau đó, dần dần bác sĩ sẽ để bạn quay trở lại với những hoạt động bình thường.

Một khi bạn có thể di chuyển cổ và vận động như bình thường, bác sĩ có thể khuyên bạn cần vật lí trị liệu. Nhà vật lí trị liệu sẽ giúp bạn tập những thói quen tốt thông qua những bài tập thích hợp. Họ sẽ hướng dẫn bạn những bài tập thể dục giúp dãn và khỏe cơ. Chườm nóng hay chườm lạnh cũng có thể có ích.

Nếu các phương pháp điều trị trên bao gồm thuốc giảm đau, băng cổ và tập thể dục đều không hiệu quả, bạn có thể cần phẫu thuật vùng cột sống cổ. Thông thường, phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là ACDF (phẫu thuật lấy đĩa đệm, đặt miếng ghép và xương liên thân đốt thay đĩa, nẹp vít cố định đốt sống cổ đường trước).

Đĩa đệm bị thoái hóa do viêm khớp hay thoái hóa khớp sẽ bị cắt bỏ. Xương ghép sẽ trám vào khoảng trống và giữ cho cột sống cổ tránh bị chèn ép. Sau đó, sẽ dùng những dụng cụ như ốc vít, bản lề, hoặc đĩa kim loại để giữ thăng bằng cột sống.

Khi có triệu chứng tê vai, bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc điều trị sớm sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan hơn. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Văn Tài

    Do tính chất công việc thường phải bê, vác vật nặng trên vai, tôi thường hay bị tê, mỏi vai, đi khám tại phòng khám của Hello Doctor được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm. Tôi cảm ơn các bác sĩ rất nhiều.

    06/11/2017
Nguyễn văn Mười(15/10/2023)
Tôi năm nay 72 tuổi , mấy ngày gần đây tôi hay bị tê vai và đau cánh tay trái gần vai . Tôi phải làm gì cho hết . Mong BS tư vấn giùm . Cảm ơn .

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung