Tê buốt đầu ngón chân là biểu hiện của bệnh gì
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh. Thời gian gần đây đầu ngón chân cái bên phải của tôi thường bị tê buốt, nhiều lúc như bị kim chích vậy, cảm giác tê này lan ra sau một lúc thì biến mất. Tôi không biết mình bị như vậy thì có mắc bệnh gì không. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Thanh, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, qua những gì bạn mô tả, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng tê buốt đầu ngón chân. Trước tiên, bạn cần có cái nhìn cụ thể về triệu chứng mà bạn đang mắc phải, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
1. Tế buốt đầu ngón chân là gì?
2. Miêu tả triệu chứng tê buốt đầu ngón chân
3. Nguyên nhân gây ra tê buốt đầu ngón chân
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Tế buốt đầu ngón chân là gì?
Tê buốt đầu ngón chân (tên tiếng Anh là Toe Numbness) là triệu chứng xảy ra khi cảm giác ở các ngón chân của bạn bị ảnh hưởng. Triệu chứng này có thể khiến cảm giác ở các ngón chân bị giảm hoặc mất hẳn, hoặc đôi khi người bệnh có thể cảm thấy tê rần hay cảm giác nóng ran ở các đầu ngón chân. Triệu chứng này khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hoặc thậm chí là cảm thấy rất đau đớn.
Tê buốt đầu ngón chân có thể là triệu chứng xảy ra tạm thời, hoặc có thể là triệu chứng xảy ra trong một thời gian dài hay còn gọi là tê buốt chân mạn tính đối với một số người. Tê buốt đầu ngón chân gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ va quẹt trong lúc di chuyển, khiến bạn vô tình có những vết thương mà không hề hay biết. Mặc dù tê buốt đầu ngón chân có thể là nguyên nhân khiến bạn lo lắng, nhưng hiếm khi triệu chứng này khiến bạn phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.
2. Các biểu hiện đi cùng của triệu chứng tê buốt đầu ngón chân
Tê buốt đầu ngón chân là cảm giác bất thường ở các ngón chân, nghĩa là cảm nhận phía lòng bàn chân sẽ bị giảm hoặc mất, thậm chí khi sờ, chạm hay dùng bất cứ động tác nào tác động lên các ngón chân, bạn cũng không cảm nhận được. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy tê rần lan từ ngón chân lên cẳng chân hoặc chỉ tê tại ngón chân. Tê buốt lặp đi lặp lại rồi biến mất. Trong một số trường hợp, tê buốt cũng có thể khiến bạn cảm giác như kim chích. Các triệu chứng này có thể xảy ra một bên chân hoặc cả hai chân tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê buốt đầu ngón chân
Cơ thể chúng ta chứa một hệ thống thần kinh cảm giác rất phức tạp, một trong số đó chi phối cho cảm giác sờ chạm. Khi các dây thần kinh bị chèn ép, bị tổn thương, hoặc bị kích thích quá mức, nó giống như đường dây điện thoại đã bị cắt đứt và các tín hiệu để dẫn truyền thông tin bị mất theo. Kết quả là tê liệt, dù chỉ là tạm thời hay lâu dài vế sau.
Một số nguyên nhân có thể gây tê buốt đầu ngón chân bao gồm:
- Nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu
- Thiếu hụt vitamin B12. Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 bao gồm mệt mỏi, da nhợt nhạt, yếu, buồn ngủ, tê liệt, yếu.
- Bệnh Charcot-Marie-Tooth: là căn bệnh liên quan đến những rối loạn di truyền đa dạng của hệ thống thần kinh vận động và cảm giác ngoại vi, đặc trưng bởi sự mất đi của mô cơ và mất cảm giác sờ chạm ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.
- Bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường
- Tiếp xúc lạnh
- Hội chứng Guillain Barre: là bệnh lý liên quan thần kinh do viêm đa thần kinh cấp tính, thường xảy ra sau đợt bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp, gây suy nhược cơ thể và thường làm liệt tay chân.
- Thoát vị đĩa đệm
- Bệnh đa xơ cứng: là một bệnh của hệ thống thần kinh gây ra những khó khăn với hệ thống thăng bằng, nói và vận động.
- Xơ cứng bì: là một chứng rối loạn miễn dịch khá hiếm gặp, nó làm cho collagen tích tụ trong mô, làm cho mô cứng lại.
- Hội chứng Wernicke: bệnh não của Wernicke có thể dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán, bệnh này làm cho thiếu sự phối hợp giữa các cơ, và các vấn đề về thị lực
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Raynaud
- Đau thần kinh toạ
- Bệnh Zona thần kinh
- Chấn thương tủy sống
- Viêm xương tủy (nhiễm trùng xương): viêm xương tủy là nhiễm trùng từ xương gây đau, sưng tấy và đỏ
- Viêm mao mạch hoặc viêm mạch máu
- Phình động mạch chủ bụng: phình phình động mạch chủ bụng có thể gây đau ngực đột ngột.
- Hội chứng CREST: Hội chứng CREST là một bệnh tự miễn rất hiếm gặp, làm cho các mô bị cứng trên toàn cơ thể.
- Khối u cột sống: Các khối u cột sống có thể gây đau lưng, yếu, tê ở chân tay và các vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Bệnh Gout: Gout là bệnh lý liên quan đến sự bất thường của quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm tích tụ acid uric trong khớp, gây đau khớp, sốt, và nóng, đỏ, sưng khớp.
Một số người bị tê buốt ngón chân khi tập thể dục, đặc biệt sau khi tham gia các bài tập cường độ cao như chạy bộ hoặc đá banh. Điều này là do dây thần kinh chi o bị nén trong quá trình tập luyện. Tê buốt sẽ giảm dần ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.
Tê buốt ở ngón chân cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh thần kinh nghiêm trọng hơn, tuy nhiên đừng quá lo lắng vì các nguyên nhân này thường khá hiếm gặp. Trong trường hợp bạn cảm thấy tê đột ngột ở một bên cơ thể. Điều này có thể do:
- Động kinh
- Đột quỵ: đột quỵ xảy ra khi máu và oxy đến não bị giảm đột ngột, cũng gây tê liệt nửa bên cơ thể, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác.
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (còn gọi là TIA).
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đến bệnh viện ngay nếu bạn cảm thấy tê buốt đầu các ngón chân đi kèm với bất kỳ một trong những triệu chứng sau đây:
- Nhìn mờ, nhìn kém một hoặc cả hai bên mắt
- Liệt mặt một bên
- Suy nghĩ bị giảm sút hoặc nói chuyện không rõ ràng, ú ớ, ngập ngừng
- Mất khả năng tự thăng bằng
- Yếu cơ
- Tê, liệt ngón chân xảy ra sau một chấn thương ở đầu gần đây
- Đột nhiên mất cảm giác hoặc cảm thấy tê ở một bên cơ thể
- Đau đầu đột ngột, tăng dần
- Run chi hoặc co giật
Khi bạn cảm thấy tê buốt đầu ngón chân nhưng không kèm các triệu chứng khác, bạn hãy nên đi khám bác sĩ khi triệu chứng ngày càng khiến bạn khó chịu hoặc không tự khỏi như trước.
>>>Bạn có thể tham khảo thêm: Triệu chứng đau ngón chân
Trong trường hợp của bạn, nếu không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tê buốt đầu ngón chân, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xác định bệnh của mình, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Bạn có thể gọi chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt khám bác sĩ Hello Doctor, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bình luận, đặt câu hỏi