Protein trong máu cao có nguy hiểm không?
Xin chào bác sĩ. Bạn gái em đi khám sức khỏe có phát hiện nồng độ protein trong máu cao. Bác sĩ cho em hỏi liệu chăm tập thể dục, ăn uống điều độ và hợp lý thì có phục hồi và giảm được lượng protein trong máu không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Sau đây là một số điều bạn cần biết về tình trạng protein trong máu cao để có phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh hợp lý.
1. Protein trong máu cao là gì
2. Nguyên nhân gây ra Protein trong máu cao
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Nồng độ Protein trong máu cao là gì?
Protein trong máu gồm 3 thành phần là albumin chiếm 50 - 55%, globulin chiếm 39 – 45%, fibrrinogen chiếm 4 – 6%. Protein toàn phần trong huyết tương cao hơn huyết thanh vì có thêm fibrinogen. Protein huyết tương có các vai trò sau:
- Tham gia cấu tạo nên cơ thể.
- Tạo áp lực keo có vai trò trong quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.
- Tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu.
- Bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể hơn nữa fibrrinogen tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương.
- Vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salycylate, thuốc ngủ.
Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Đo nồng độ protein albumin trong máu là một phần của các xét nghiệm thông thường khi bạn nhập viện.
2. Biểu hiện của triệu chứng nồng độ protein trong máu cao
- Ăn uống không ngon miệng
- Chóng mặt
- Tiêu chảy
- Hạ huyết áp
- Buồn nôn
- Cảm giác tê ngón tay hoặc ngón chân
- Mệt mỏi nhiều
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
3. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số nồng độ protein trong máu cao
Nhiều người vẫn thường nghĩ nồng độ protein trong máu tăng cao là do chế độ ăn uống hàng ngày bị thừa chất protein, nhưng thực tế là chế độ ăn giàu protein không làm lượng protein trong máu cao lên.
Tăng nồng độ protein trong máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể là do các rối loạn trong cơ thể, tác động từ một số bệnh lý khác mà cơ thể đang mắc phải hoặc từ các thói quen sinh hoạt thường ngày không tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
- Trong những tình trạng bệnh lý có những vấn đề về rối loạn chức năng như: thận, gan , tim, tụy,..thì sẽ xảy ra sự thay đổi trong thành phần hóa học máu.
- Người bị mắc chứng protein trong máu tăng cao do bị các bệnh Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis); Bệnh tăng immunoglobuline đơn dòng có ý nghĩa chưa xác định (MGUS); Bệnh viêm mạn tính
- Tăng cao protein trong máu cũng có thể là do các rối loạn trong cơ thể như rối loạn tủy xương hoặc u tủy.
- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày không hợp lý dẫn đến tình trạng mất nước khiến nồng độ protein trong máu tăng cao.
- Protein trong máu cao có thể được nhìn thấy ở tình trạng viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng như viêm gan siêu vi hoặc HIV.
3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chứng tăng protein trong máu là triệu chứng mà nhiều người xem nhẹ, tuy nhiên, nồng độ protein trong máu tăng cao cũng là khởi nguồn của những căn bệnh nguy hiểm khác nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Chỉ khi thực hiện những xét nghiệm thì bạn mới biết nồng độ protein trong máu mình cao hay thấp, vì vậy cần thường xuyên khám định kỳ điều độ, thực hiện những xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu để kiểm tra các chỉ số trong máu và có hướng điều trị phù hợp. Xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm protein toàn phần trong máu.
Tuy nhiên, nếu kết quả bất thường, các thử nghiệm khác thường được yêu cầu làm thêm để giúp chẩn đoán căn bệnh gây ảnh hưởng đến mức độ protein trong máu. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Trong trường hợp của bạn gái bạn, chăm tập thể dục, ăn uống điều độ và hợp lý là rất tốt. Tuy nhiên để an toàn thì bạn nên đưa bạn gái đi khám nhằm loại bỏ các trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Thông tin có thể hữu ích cho bạn: Triệu chứng Protein niệu là gì
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi