Phân có mùi hôi khác thường, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Nhân. Thời gian gần đây tôi phát hiện thấy phân của mình có mùi hôi khác thường mặc dù các chế độ ăn uống của tôi vẫn vậy. Thỉnh thoảng tôi lại bị đầy hơi, chướng bụng. Tôi rất lo lắng không biết hiện tượng này có phải là đang mắc bệnh gì không. Mong bác sĩ giải đáp cho tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Yến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin cho bạn tham khảo như sau:
1. Phân có mùi thối bất thường là gì
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng phân có mùi thối bất thường
3. Các triệu chứng đi kèm với phân có mùi hôi
4. Điều trị tình trạng phân có mùi thối bất thường
5. Phòng tránh tình trạng phân có mùi thối bất thường
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Phân có mùi thối bất thường là gì?
Phân bình thường sẽ có mùi hôi. Nhưng đôi lúc phân có mùi nồng bất thường và như mùi phân hủy. Tình trạng phân quá hôi xảy ra có thể là do có sự hiện diện của thức ăn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong ruột già. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phân quá hôi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tiêu chảy, chướng và đầy hơi có thể xảy ra chung với việc phân có mùi nồng. Phân trong trường hợp này thường mền hoặc chảy lỏng.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng phân có mùi thối bất thường
Sự thay đổi chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng phân quá hôi. Các nguyên nhân khác thường gặp bao gồm:
Kém hấp thu
Kém hấp thu cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng phân quá hôi. Kém hấp thu xảy ra khi cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này thường xảy ra khi có sự nhiễm trùng hay bệnh lý ngăn cản ruột hấp thụ dinh dưỡng.
Các nguyên nhân thường gặp gây kém hấp thu:
- Không dung nạp gluten – cơ thể phản ứng lại với gluten dấn đến sự phá hủy lớp niêm mạc của ruột non và ngăn hấp thu dinh dưỡng.
- Bệnh viêm ruột (IBD) như bệnh Crohn hay Viêm loét kết tràng.
- Không dung nạp carbonhydrate – ruột giảm hoặc mất khả năng hấp thụ đường và tinh bột.
- Không dung nạp protein từ sữa
- Dị ứng thức ăn
Nếu bạn bị IBD, một số loại thức ăn nhất định sẽ khiến ruột bị viêm. Người bị IBD thường than phiền rằng mình đi phân tiêu chảy rất hôi hay táo bón. Người bị IBD cũng có thế bị đầy hơi sau khi ăn một số loại thức ăn nào đó. Đầy hơi có thể kèm mùi khó chịu.
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh viêm ruột, bạn có thể tham khảo tại VIÊM RUỘT
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng tác động đến ruột có thể khiến phân có mùi rất hôi. Viêm dạ dày ruột (sự viêm của dạ dày và ruột), có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn có chứa:
- Vi khuẩn như Escherichia coli hay Samonella
- Virus
- Kí sinh trùng
Không lâu sau khi nhiễm trùng, bạn có thể bị đau quặn bụng và đi phân lỏng và rất hôi.Thuốc và chất bổ sung
Một số thuốc có thể khiến bạn khó chịu ở bụng và gây tiêu chảy. Uống một số multivitamin cũng có thể gây phân có mùi hôi nồng nếu bạn bị dị ứng với các nguyên liệu trong đó. Sau một đợt kháng sinh, phân của bạn cũng có thể rất hôi do tác động của kháng sinh làm loạn khuẩn đường ruột, tình trạng này sẽ giảm dần và hết hoàn toàn khi các vi khuẩn có lợi trong ruột phục hồi.
Tiêu chảy phân quá hôi có thể là tác dụng phụ khi uống quá nhiều so với lượng cho phép của multiviamin hay một loại vitamin hay khoáng đơn độc. Tiêu chảy đi đôi với quá liều multiviatmin hay thuốc là dấu hiệu cấp cứu. Uống quá nhiều bất kì loại vitamin nào sau đây cũng có thể có tác dụng phụ đe dọa tính mạng:
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin E
- Vitamin K
Các tình trạng khác
Các tình trang khác có thể có triệu chứng phân quá hôi bao gồm viêm tụy mạn, xơ nang hay hội chứng ruột ngắn.
3. Các triệu chứng đi kèm với phân có mùi hôi
Các triệu chứng có thể đi kèm với mùi hôi khó chịu của phân bao gồm:
- Phân lỏng hay tiêu chảy
- Phân mềm
- Co thắt ruột thường xuyên
- Buồn nôn
- Nôn
- Đầy hơi
- Chướng bụng
Phân quá hôi có thể là dầu hiệu của các bệnh nghiêm trọng. Đến gặp bác sĩ ngay khi có kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Có máu trong phân
- Phân đen
- Phân nhạt màu
- Sốt
- Đau bụng
- Sụt cân liên tục không thể giải thích
- Lạnh run
4. Điều trị tình trạng phân có mùi thối bất thường
Chẩn đoán
Khi bạn đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về phân của bạn bao gồm tính chất phân và thời điểm xuất hiện đầu tiên của mùi hôi khó chịu. Nếu tính chất phân có sự thay đổi, bác sĩ sẽ hỏi thêm về thời điểm xảy ra thay đổi đó. Hãy nói với bác sĩ bất kì sự thay đổi về chế độ ăn của bạn gần đây.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm phân để kiểm tra sự nhiễm vi trùng, virus hay kí sinh trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể được làm thêm xét nghiệm máu.
Điều trị
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đa số các nguyên nhân gây ra triệu chứng này đều có thể điều trị. Mặc dù vậy, các bệnh như Crohn có thể đòi hỏi người bệnh phải có sự thay đổi lâu dài trong chế độ dinh dưỡng hay tuân thủ điều trị thuốc kiểm soát nhu động ruột và giảm đau.
5. Phòng tránh tình trạng phân có mùi thối bất thường
Thay đổi chế độ ăn
Thay đổi chế độ ăn có thể giúp phòng tránh tình trạng này. Ví dụ bạn nên tránh uống sữa chưa nấu chín hay không được tiệt trùng. Nếu bạn có các bệnh ảnh hưởng để hấp thu hay cách phản ứng của cơ thể với thức ăn, bác sĩ có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống đúng. Hãy áp dụng kế hoạch ấy để có thể giảm các chịu chứng như đau bụng,chướng và phân quá hôi.
Sử dụng các thức ăn đúng cách
Tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa từ thức ăn bằng cách chế biến đúng cách, nấu chín các thức ăn sau trước khi ăn:
- Bò
- Gia cầm
- Heo
- Trứng
Nấu kỹ có nghĩa là phải kiểm tra nhiệt độ bên trong thức ăn bằng nhiệt kế trước khi ăn.Tham khảo trung tâm y tế địa phướng để biết nhiệt độ tối thiểu cho từng loại thức ăn cần là bao nhiêu trước khi ăn.
Đừng cắt thịt và rau trên cùng một thớt vì có thể lan truyền Samonella và các vi khuẩn khác. Bạn nên rửa thớt sạch kỹ sau khi làm thịt sống và sau khi đi toilet.
Những thông tin có thể hữu ích cho bạn:
Bạn Nhân thân mến, trong tình trạng của bạn hiện nay, nếu chế độ ăn uống của bạn không có gì bất thường và tình trạng này diễn ra kéo dài, xuất hiện kèm các triệu chứng khác thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Đỗ Huy Thạch theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Bình luận, đặt câu hỏi