Nồng độ axit uric cao có nguy hiểm không?

Nồng độ axit uric cao có nguy hiểm không?

Xin chào bác sĩ! Cách đây 1 tuần tôi có đến bệnh viện khám tổng quát, có xét nghiệm máu và nhận được kết quả thông báo nồng độ axit uric cao. Mong bác sĩ cho biết nồng độ axit uric cao thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn về nồng độ axit uric tăng cao như sau:

1. Nồng độ axit uric cao là gì

2. Nguyên nhân gây nồng độ axit uric cao

3. Xét nghiệm sàng lọc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

 

1. Nồng độ axit uric cao là gì?

Acit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương .Đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate.

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/ l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai qua trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu. Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thươờng (tuỳ theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l (360 micromol/l).

2. Nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao

Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng acid uric máu bao gồm: do yếu tố di truyền, do kháng insulin, do tăng huyết áp, do suy thận, do béo phì, do chế độ ăn uống, do sử dụng thuốc lợi tiểu, do uống bia rượu, nước ngọt…

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu có thể được phân thành ba loại chức năng: tăng sản xuất acid uric, giảm bài tiết acid uric, và loại hỗn hợp

- Tăng sản xuất acid uric: 30% không rõ nguyên nhân; Mô, tổ chức bị phá hủy sau hoá trị, xạ trị trong điều trị ung thư…; Gia tăng chuyển hóa tế bào: bệnh đa hồng cầu, đa u tủy xương, bệnh lơ-xê-mi cấp, u lympho; Thiếu máu huyết tán: sốt rét, bệnh hồng cấu hình lưỡi liềm, thiếu men G6P; Thức ăn chứa nhiều purin: hải sản, nội tạng động vật; Béo phì, nhịn đói;

- Giảm đào thải acid uric qua thận; Suy thận; Uống nhiều rượu bia ngay một lúc; Suy tim ứ huyết; Các thuốc gây giảm thải acid uric qua nước tiểu

- Nguyên nhân hỗn hợp gây tăng acid uric máu: Là vừa có tăng sản xuất, vừa có giảm đào thải acid uric. Bia, rượu, nước ngọt và nhịn đói là những yếu tố vừa làm tăng sản xuất, vừa làm giảm đào thải acid uric qua thận dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu.

  • Rượu (ethanol) làm tăng sản xuất axit lactic dẫn đến cạnh tranh đào thải với acid uric tại thận.
  • Chế độ ăn uống có nhiều đường fructose vừa tăng tổng hợp purin, vừa ức chế bài tiết acid uric.

- Tăng acid máu không triệu chứng (Giai đoạn 1 của bệnh gout ) cũng là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, tăng huyết áp và có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuyp 2. Tăng acid uric máu cũng dẫn đến sạn thận, sỏi thận, suy thận…

Triệu chứng nồng độ axit uric cao

3. Xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

  • Công thức máu
  • Soi hồng cầu
  • Chức năng thận
  • Huyết thanh miễn dịch
  • Acid uric máu, nước tiểu

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nồng độ axit uric cao không phải là một bệnh lý, và nó sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn không có các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân Gout hoặc sỏi thận, đây có thể là dấu hiệu gây hại cho tình trạng sức khỏe nên cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi và đề phòng bị phản ứng thuốc, thông báo với bác sĩ kịp thời để được tư vấn phải ngưng thuốc  hoặc cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trịnh Minh cảnh

    Tôi có người quen cũng có triệu chứng này. May đi khám sớm mới phát hiện bệnh kịp thời, nên đã chữa khỏi hẳn.

    16/10/2017
  • Hải Yến

    Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân rất nhiệt tình

    06/10/2017
  • Đinh Thu Hiền

    Tôi đợt này uống nhiều các đồ uống có gas thì không biết có làm tăng nồng độ axit uric không nữa.

    29/09/2017
  • Trần Việt An

    Tôi đi khám và bác sĩ có bảo tôi có nồng độ axit uric trong máu cao nhưng tôi không hiểu mình đang gặp phải vấn đề gì. Về nhà tra cứu thông tin và tìm thấy chia sẻ này của bác sĩ, tôi đã hiểu rõ hơn về triệu chứng mà mình đang gặp phải. Cảm ơn bác sĩ.

    06/09/2017
  • Lê Xuân Sơn

    Tôi đi khám và cũng thấy bác sĩ nói mình có nồng độ axit uric cao, lo quá không biết mắc bệnh gì. Sau khi đọc được bài viết thì tôi đã hiểu rõ hơn.

    25/08/2017
Xem thêm đánh giá

Bùi Văn Hậu (08/02/2018)
Ca này khó nhỉ. Cái này thì làm sao biết khi nào giảm nồng độ axit uric và khi nào tăng. Chắc cái này phải xét nghiệm thì mới biết được chứ bình thường làm sao nhận biết được cái này tăng hay giảm.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung