Những dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón ở trẻ em và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, 28 tuổi. Con gái tôi năm nay 2 tuổi thời gian gần đây có các dấu hiệu khó khăn khi đi tiêu, cháu thường hay khó chịu trong người và cáu gắt. Không biết có phải cháu đang bị táo bón không và gia đình tôi nên làm thế nào để điều trị và khắc phục tình trạng này cho cháu. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Thanh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Con của bạn đang có các dấu hiệu bị táo bón. Để trả lời những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin sau:
2. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em
- Đối tượng nào sẽ có nguy cơ tiến triển thành táo bón mạn tính
- Điều gì xảy ra khi trẻ bị táo bón
- Có phải triệu chứng táo bón ở trẻ là dấu hiệu trẻ đang mắc bệnh
4. Điều trị chứng táo bón ở trẻ em
1. Chứng táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón có thể định nghĩa là tình trạng mà nhu động ruột xuất hiện ít hơn bình thường hoặc phân trở nên cứng gây khó và đau khi đi tiêu. Bất cứ định nghĩa táo bón nào cũng phụ thuộc vào kiểu đi tiêu và kiểu phân của trẻ em. Triệu chứng này gây ảnh hưởng đến 10% ở trẻ em bất cứ thời điểm nào.
Đi tiêu như thế nào thì được xem là bình thường?
Ở trẻ sơ sinh
Nhu động ruột đầu tiên sẽ xuất hiện trong vòng 36 giờ sau sanh (với trẻ không sinh non hay quá ngày dự sanh 2 tuần). Nhu động ruột bình thường có thể đa dạng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ có nhu động bình thường hơn những trẻ bú sữa ngoài. Nhu động ruột có khuynh hướng ít hơn ở trẻ sơ sinh được cho ăn quá sớm.
Ở trẻ em
Hầu hết trẻ em bị táo bón sẽ có từ 3 nhu động ruột mỗi ngày cho đến 3 nhu động ruột mỗi tuần.
2. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em
Bất cứ thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi mức độ hoạt động hoặc thậm chí thay đổi nhà vệ sinh cũng gây táo bón ở trẻ em. Mặc dù triệu chứng có thể khởi phát mà không rõ nguyên nhân, có những lúc trẻ sẽ dễ bị táo bón như:
- Khi trẻ sơ sinh ăn những thức ăn dạng chất rắn
- Trong độ tuổi tập đi vệ sinh
- Lúc mới đi học
- Mẹ sinh ra em gái/trai
- Bố mẹ ly thân hoặc ly dị
- Chuyển nhà
- Đi du lịch
Bất cứ khi nào nhu động ruột trở nên cứng chắc sẽ gây cảm giác đau và khó chịu khi đi tiêu. Trẻ em sau đó thường cố nhịn đi tiêu để tránh cảm giác đau này. Điều này thậm chí sẽ làm tích tụ tạo ra những khối phân lớn và cứng hơn càng gây khó đi tiêu. Trẻ em sẽ dang rộng chân, đứng tựa ngón chân hoặc xoa mông đủ mọi cách để tránh cho ruột di chuyển (tránh tạo nhu động ruột). Nhiều lúc bố mẹ thường nhầm lẫn những hành động này nhằm cố đi ra phân nhưng thực chất trẻ em lại muốn làm điều ngược lại.
Đối tượng nào sẽ có nguy cơ tiến triển thành táo bón mạn tính?
Triệu chứng này gặp nhiều hơn ở bé trai. Khoảng 25-50% trẻ em bị táo bón sẽ có một thành viên trong gia đình cũng bị tương tự. Trẻ em bị chậm phát triển hoặc có bất thường bẩm sinh ảnh hưởng hậu môn – trực tràng thì hầu như đều bị táo bón mạn tính. Trẻ em có rối loạn tâm thần kinh ví dụ như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có nguy cơ bị táo bón cao hơn trẻ em thường.
Điều gì xảy ra khi trẻ bị táo bón?
Táo bón có thể liên quan đến cơn đau dạ dày hoặc đau ở vùng bụng, có thể dẫn đến rách nứt hậu môn. Những vết rách này sẽ gây chảy máu trong đường ruột. Bởi vì phân khi đi qua chỗ rách hậu môn để tống ra bên ngoài sẽ gây đau đớn cho trẻ nên trẻ em thường có hành vi nhịn đi tiêu như đã mô tả ở trên. Dần dần việc nhịn đi ra phân sẽ gây táo bón mạn, tiêu trong quần và thậm chí khó đi bộ. Tiêu trong quần thường là dấu hiệu chỉ điểm của ứ phân tại hậu môn. Triệu chứng thường xảy ra khi trẻ đang tắm nước ấm hoặc khi ngủ mà không nhịn được. Phân mềm, màu đất sét thường bị rò ra từ hậu môn dưới dạng cục tròn. Đối với trẻ thường xuyên nhịn đi tiêu thường dễ bị chán ăn và giảm hoạt động.
Có phải triệu chứng táo bón ở trẻ là dấu hiệu báo động trẻ đang mắc bệnh nào khác?
Hơn 90% số trẻ em bị táo bón không liên quan đến các bệnh khác. Tuy nhiên có những dấu “cờ đỏ” báo động đáng lo mà bác sĩ cần cảnh giác trước khi đưa ra chẩn đoán. Những bệnh gây táo bón bao gồm:
- Bệnh Hirschprung – tình trạng bệnh lí dây thần kinh tại ruột già (đại tràng) không được hình thành đúng cách từ khi mới sinh
- Bệnh lí tuyến giáp – thông thường là suy giáp
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten tại ruột)
- Ngộ độc chì
- Bệnh xơ nang
- Chấn thương tủy sống hoặc bất thường tủy sống lúc mới sinh
- Rối loạn nột tiết tố gây bất thường nồng độ canxi trong máu
Táo bón còn có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu táo bón không tự khỏi hoặc thuyên giảm sau khi uống thuốc thì bạn nên dẫn trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa chuyên về tiêu hóa. Họ sẽ thu thập thông tin quá trình bệnh lý và khám bệnh toàn thân để phân biệt táo bón là do hành động nhịn đi tiêu của trẻ hay do một tình trạng bệnh lý thực thể. Hầu hết trẻ em không cần làm nhiều xét nghiệm tuy nhiên tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ là người quyết định có nên làm xét nghiệm và cần làm xét nghiệm nào cho trẻ để có thể chẩn đoán bệnh.
4. Điều trị chứng táo bón ở trẻ em
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm một hay những xét nghiệm sau:
X-quang bụng không sửa soạn (hay phim KUB)
Đây là phim x-quang có thể cho bác sĩ nhìn được tổng quan có nhiều phân trong bụng hay không. Phim này còn chỉ ra dấu hiệu đại tràng (ruột già) dãn và là tiền đề để chụp phim thụt tháo ở ruột (trong phần dưới sẽ đề cập)
Đo áp lực hậu môn – trực tràng hay test nhu động ruột
Xét nghiệm này cho biết thần kinh và cơ chi phối nhu động ruột có hoạt động tốt hay không. Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách chèn một quả bóng nhỏ ở phía đầu catheter đưa vào trực tràng, sau đó bơm bóng lên. Đáp ứng của cơ và thần kinh trong lúc thổi phồng bóng lên cho thấy hiệu quả hoạt động của thần kinh – cơ tại ruột. Sự giãn cơ hậu môn, hay còn gọi là cơ thắt hậu môn, sẽ xuất hiện sau khi bóng được thổi phồng.
X-quang bụng thụt tháo có chất cản quang
Đây là phim X-quang có bơm bari hay chất cản quang khác thông qua catheter vào lòng trực tràng, sau đó phim sẽ được chụp khu trú tại vùng bụng. Loại xét nghiệm này có thể cần hoặc không cần phải thụt tháo trước. Và phim này sẽ giúp chẩn đoán tắc đoạn ruột hoặc hẹp đoạn ruột bất thường, cũng giúp chẩn đoán trong bệnh Hirschsprung.
Sinh thiết trực tràng
Xét nghiệm này thực hiện bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ ở thành trực tràng, soi dưới kính hiển vi để xem các cấu trúc của dây thần kinh tại thành ruột có bất thường hay không. Nếu không có các mô thần kinh thì bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là bệnh Hirschsprung.
Test nhu động ruột
Test này nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón là do sự di chuyển hay nhu động ruột chậm toàn bộ đại tràng hay chỉ ở đoạn cuối của đại tràng còn gọi là trực tràng. Những marker bằng nhựa (có thể thấy trên phim x-quang) sẽ cho trẻ nuốt vào và chụp x-quang sau 4-7 ngày để chẩn đoán xem chúng đi qua đường ruột mất khoảng bao lâu. Trẻ em có nhu động ruột bình thường sẽ mất khoảng 5 ngày (chiếm 80%). Nếu marker không được thải ra mà vẫn còn nằm ở đại tràng thì điều này cho thấy có sự di chuyển thức ăn chậm ở toàn bộ đại tràng. Nếu marker tụm lại thành chùm ở trực tràng thì cho thấy có thể trẻ chỉ bị rối loạn bệnh tại trực tràng.
Soi đại tràng
Đây là xét nghiệm nội soi phần thấp hay phần dưới của ống tiêu hóa. Và nội soi không được chỉ định làm thường quy ở trẻ bị táo bón vì nội soi chỉ hiệu qua khi trẻ bị xuất huyết tiêu hóa (có máu trong đường ruột) hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm đường ruột (bệnh IBD), ngoài ra nội soi đại tràng còn giúp đặt máy đo áp lực đại tràng nếu cần.
Đo áp lực đại tràng
Đây là xét nghiệm đặc biệt làm ở trẻ bị táo bón tái phát thường xuyên dù đã được điều trị. Test được thực hiện bằng cách đặt một catheter qua nội soi đại tràng để xác định xem sự co thắt ở đại tràng – trực tràng có bất thường không. Khi làm xét nghiệm cần có một khoảng thời gian dài đo sự co thắt tại đại tràng sau khi đặt catheter. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán bệnh giả tắc nghẽn ruột ở trẻ em, là một bệnh hiếm gặp.
Điều trị
Cách tốt nhất để điều trị táo bón là kết hợp giữa việc giáo dục, thiết lập thói quen sinh hoạt, chế độ ăn hợp lí mỗi ngày, có thể dùng thêm thuốc. Nếu có sự ứ phân thì bạn có thể giúp thụt tháo hoặc cho trẻ uống thuốc. Sau khi trẻ dùng thuốc đều đặn để làm mềm phân trong vài tháng thì bạn nên tái thiết lập thói quen đi tiêu cho trẻ. Hãy cho trẻ ngồi bô sau mỗi bữa ăn chính khoảng 5-10 phút và cố làm dậy lên nhu động ruột. Nếu trẻ đi ra phân dễ dàng chứng tỏ bạn đã thành công.
Việc thiết lập hành vi thói quen là cần thiết ở nhiều trẻ. Một số trẻ nam có khuynh hướng chơi thể thao hoặc chơi game điện tử mà chúng quên hoặc lờ đi việc tập đi tiêu mỗi ngày. Nếu bạn cho trẻ trì hoãn việc này mỗi ngày sẽ không tốt, để lại hậu quả lâu dài. Mục tiêu của việc điều trị là tạo nhu động ruột, kích thích đi tiêu bằng cách làm mềm phân. Điều này sẽ gây khó chịu cho nhiều trẻ và phiền cho bậc bố mẹ nhưng điều trị kiên trì chính là chìa khóa để thành công. Không nên phạt hay đánh trẻ thường xuyên vì điều này sẽ làm phân trở nên cứng hơn càng làm trẻ khó đi tiêu nhiều hơn.
Chế độ ăn và thay đổi lối sống sẽ giúp cải thiện triệu chứng của trẻ. Tăng cường chế độ ăn có chất xơ trong vòng 1-2 tuần thường có hiệu quả. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Cam
- Trái cây tươi: quả mơ, táo, lê và dưa hấu…
- Rau tươi: măng tây, đậu hà lan, bông cải xanh, cà rốt, củ cải trắng, súp lơ…
- Các sản phẩm từ lúa mì: ngũ cốc, bánh mì và mì sợi.
Có thể cung cấp chất xơ qua các loại thực phẩm chức năng dạng viên kẹo khi bố mẹ thấy trẻ không ăn đủ chất xơ mỗi ngày. Thường có nhiều sản phẩm trên thị trường và bố mẹ trẻ cần cho trẻ dùng nhiều loại sau đó lựa ra loại thích hợp nhất mà trẻ có thể ăn mỗi ngày. Việc cung cấp thực phẩm chức năng nên dùng 2 lần mỗi ngày và cần uống đủ lượng nước kèm theo. Một số trẻ sẽ chú ý có hơi trong dạ dày ruột khi ăn những viên chất xơ này và bạn cần cung cấp đủ lượng nước cho trẻ ngoại trừ ở trẻ sơ sinh bị ngộ độc nước. Việc được chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tư vấn sẽ giúp bố mẹ xác định lượng dịch và chất xơ mỗi ngày cần thiết cho trẻ. Tăng cường hoạt động thể chất ở trẻ cũng góp phần làm tăng nhu động ruột giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.
Loại thuốc nào nên dùng ở trẻ bị táo bón?
Nếu táo bón không cải thiện với thay đổi chế độ ăn – hành vi thì bạn có nên cho trẻ dùng thêm chất làm mềm phân. Có 2 loại thuốc làm mềm phân thường dùng ở trẻ là polyethylene glycol 3350 và lactulose.
Polyethylene glycol được dùng phổ biến rộng rãi trong điều trị táo bón ở trẻ. Thuốc ở dạng bột trắng có thể hòa tan trong nước trái cây, nước lọc hoặc các dung dịch khác mà không hấp thu qua ruột. Thuốc không có vị và dùng an toàn ở trẻ, sẽ giúp làm phân trở nên mềm, đi tiêu thường xuyên hơn.
Lactulose là thuốc nhuận tràng cấu tạo bởi đường không hấp thụ qua ruột. Do đó thuốc sẽ kéo theo nước từ trong tế bào ruột vào bên trong lòng ruột giúp phân mềm hơn. Bởi vì thuốc không được hấp thụ nên lactulose sẽ không có tác dụng phụ nhiều ngoại trừ làm tăng khí trong ruột và có thể bị tiêu chảy nếu dùng quá liều.
Lactulose không phải là một chất kích thích do đó ruột sẽ không bị lệ thuộc vào thuốc.
Sữa chứa magie là một chất kích thích nhuận tràng nhẹ có thể dùng vào ban đêm trước khi ngủ. Loại này có thể mua trên thị trường không cần phải qua đơn thuốc của bác sĩ. Hạn chế lớn nhất của loại này đó là mùi vị khó chịu.
Dầu khoáng là sự kết hợp giữa nước trái cây và sữa, có tác dụng bôi trơn để làm thức ăn dễ trôi trong đường ruột. Loại này có hiệu quả đặc biệt ở trẻ hay nhịn đi tiêu. Ở trẻ lớn bị són phân ra quần lót thì không nên dùng loại này. Tuy nhiên ta có thể ngừa són phân trong quần bằng cách giảm liều chất dầu khoáng. Và loại này không nên dùng ở trẻ có bệnh lí thần kinh – tăng nguy cơ khó thở.
Chất kích thích nhuận tràng ví dụ như senna hoặc bisacodyl gây tăng co thắt đại tràng thường không được bác sĩ nhi khoa dùng nhiều do chúng có thể gây phá hủy hệ thần kinh ở ruột nếu dùng lâu dài và bệnh nhân trở nên lệ thuộc vào thuốc để đi tiêu ra phân.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn Thanh.
Bình luận, đặt câu hỏi