Nguyên nhân gây ra ho và cách chữa trị

Nguyên nhân gây ra ho và cách chữa trị

Ho là triệu chứng thường thấy trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho, những nguyên nhân đó có thể là tạm thời hoặc thường xuyên. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng ho mà sẽ có cách điều trị phù hợp.

1. Ho là gì?

2. Nguyên nhân gây ra ho

3. Hậu quả của tình trạng ho kéo dài

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Điều trị ho

6. Phòng ngừa ho

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Hô Hấp Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Ho là gì?

Ho là một hành động phản xạ thông thường nhằm loại bỏ chất nhầy ở vùng hầu họng hoặc các chất kích thích từ bên ngoài. Ho để làm sạch vùng họng là hành động hiếm khi xảy ra mặc dù có nhiều trường hợp gây ra cơn ho rất thường xuyên.

Nhìn chung, ho kéo dài dưới 3 tuần được gọi là ho cấp tính. Ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần, cải thiện vào cuối giai đoạn đó là ho bán cấp. Ho dai dẳng kéo dài hơn 8 tuần là ho mạn tính.

Hầu hết ho sẽ khỏi hẳn hoặc ít nhất cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nếu ho ra máu hoặc ho có tiếng khò khè thì nên tới gặp bác sĩ. Bất cứ cơn ho nào không cải thiện sau vài tuần có thể được xem là nghiêm trọng và nên đi khám bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra ho

Ho có thể được gây ra bởi cả một số nguyên nhân tạm thời và thường xuyên.

Một số nguyên nhân chính gây ra ho là:

Làm sạch vùng hầu họng: ho là một cách điển hình nhằm làm sạch hầu họng. Khi đường thở bị tắc nghẽn bởi chất nhầy hoặc các hạt từ bên ngoài như khói hay bụi thì ho sẽ là một đáp ứng phản xạ nhằm loại bỏ các hạt đó và giúp cho hô hấp được dễ dàng hơn. Thông thường ho tương đối ít xảy ra nhưng sẽ tăng khi tiếp xúc với các chất kích thích như khói.

Virus và vi khuẩn: nguyên nhân thường gặp nhất gây ho là do nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm trùng đường hô hấp thường gây ra bởi virus và có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nhiễm trùng do cúm có thể cần thời gian lâu hơn để loại bỏ tác nhân và đôi khi cần dùng kháng sinh.

Hút thuốc lá: là một nguyên nhân phổ biến khác gây ho. Ho gây ra bởi hút thuốc lá gần như là ho mạn tính với âm thanh đặc biệt.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra ho

Hen: là nguyên nhân thường gây ra ho ở trẻ nhỏ. Ho điển hình của bệnh hen là thở khò khè nên dễ để xác định. Hen nặng nên được điều trị bằng thuốc hít. Có thể trẻ sẽ không còn bị hen khi chúng lớn lên.

Thuốc: một số loại thuốc có thể gây ra ho mặc dù đây tác dụng phụ hiếm gặp. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, có thể gây ra ho. Hai loại thuốc phổ biến hơn là Zestril (lisinopril) và Vasotec (enalapril). Ho ngưng khi ngừng dùng thuốc.

Nguyên nhân khác:

  • Tổn thương dây thanh quản
  • Chảy mũi sau
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, ho gà, bệnh bạch hầu
  • Bệnh nặng như thuyên tắc phổi và suy tim.
  • Nguyên nhân thường gây ra ho mạn tính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong bệnh này, lượng dịch ở dạ dày sẽ chảy ngược vào thực quản. sự trào ngược này sẽ kích thích khí quản gây ra ho.

3. Hậu quả của tình trạng ho kéo dài

Trong một vài trường hợp, ho nặng có thể gây ra các triệu chứng tạm thời bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gãy các xương sườn. Các triệu chứng này thường rất hiếm và sẽ không còn khi hết ho.

Trong trường hợp các bệnh lý nặng, ho không thể tự biến mất. Nếu không điều trị nguyên nhân tình trạng có thể trầm trọng hơn và gây ra các triệu chứng khác.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết ho sẽ khỏi hẳn hoặc ít nhất cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. Nếu ho không cải thiện trong khoảng thời gian đó thì nên tới gặp bác sĩ, có thể đó là các triệu chứng của một vấn đề trầm trọng hơn.

Nếu có thêm các triệu chứng khác như sốt, đau ngực, nhức đầu, mất ngủ, lú lẫn thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ho ra máu hoặc tình trạng khó thở đòi hỏi cấp cứu khẩn cấp.

5. Điều trị ho

Ho có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Đối với những người lớn khỏe mạnh, hầu hết cách điều trị thường liên quan đến việc tự chăm sóc bản thân.

Tự điều trị: ho gây ra bởi virus không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên có thể làm dịu nó bằng các cách sau:

  • Uống thật nhiều nước
  • Nâng cao đầu khi ngủ bằng cách kê thêm gối 
  • Sử dụng viên ngậm ho để làm dịu vùng họng
  • Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên giúp loại bỏ chất nhầy và làm dịu cổ họng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích bao gồm khói và bụi.
  • Thêm mật ong và gừng vào trà nóng sẽ giúp giảm ho và làm sạch đường thở.
  • Sử dụng thuốc xịt mũi giúp bớt chảy nước mũi và dễ thở hơn.

Chăm sóc y tế: thông thường bác sĩ sẽ khám họng, nghe bệnh sử và hỏi thêm về các triệu chứng khác.

- Nếu ho có thể là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh đường uống. Bệnh nhân sẽ uống thuốc theo toa trong vòng 1 tuần để điều trị hoàn toàn ho. Bác sĩ cũng có thể kê đơn với thuốc long đờm dạng siro hoặc thuốc giảm ho có chứa codein.

- Nếu không tìm được nguyên nhân thì sẽ làm thêm một số các xét nghiệm bao gồm X-quang ngực để đánh giá tình trạng của phổi, xét nghiệm máu và da nếu nghi ngờ có phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, đờm hoặc chất nhầy có thể được làm xét nghiệm phân tích để tìm tác nhân do vi khuẩn hoặc lao.

- Rất hiếm khi ho là triệu chứng cảnh báo của bệnh tim mạch, nếu có chúng thường sẽ đi kèm nhiều triệu chứng gợi ý khác, nhưng bác sĩ có thể đề nghị siêu âm tim để chắc chắn chức năng tim bình thường và không gây ra ho.

- Trong các trường hợp khó, cần làm thêm các xét nghiệm. Chụp CT-scan cung cấp hình ảnh của đường thở và lồng ngực, có ích khi xác định nguyên nhân gây ho. Nếu CT-scan không cho thấy được nguyên nhân thì bệnh nhân sẽ được chuyển đến các khoa tiêu hóa. Lúc này, một trong các xét nghiệm bệnh nhận được làm là theo dõi pH thực quản để tìm các bằng chứng liên quan đến GERD.

- Trong trường hợp các phương pháp điều trị trước đây không thể hoặc không đạt hiệu quả, hoặc triệu chứng ho không giảm như mong đợi, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm ho.

6. Phòng ngừa ho

Ho là một trong những phản ứng bẩm sinh của cơ thể giúp làm sạch đường thở, nhưng nếu ho kéo dài và dữ dội sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Trong các trường hợp này, có nhiều cách để phòng ngừa các cơn ho:

Từ bỏ hút thuốc lá: hút thuốc là một yếu tố thường dẫn đến ho mạn tính. Có thể rất khó để chữa bệnh “ho của người hút thuốc”. Có rất nhiều phương pháp có thể giúp ngừng hút thuốc, từ các thiết bị như thuốc lá điện tử đến các nhóm tư vấn và mạng lưới hỗ trợ. Sau khi ngưng thuốc lá, có thể sẽ ít bị cảm lạnh hoặc chịu các cơn ho mạn tính hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống: một nghiên cứu trên tạp chí Y học về hô hấp và chăm sóc Hoa Kỳ đã cho thấy rằng những người có chế độ ăn giàu trái cây, chất xơ thì có thể sẽ ít bị ho mạn tính hơn. Nếu cần giúp để điều chỉnh chế độ ăn uống, bác sĩ có thể cho những lời khuyên hoặc giới thiệu đến các chuyên gia dinh dưỡng.

Điều kiện y tế: 

- Nên tránh xa với những người bị bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như viêm phế quản để tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Nên rửa tay thường xuyên và không nên dùng chung dao kéo, khăn tắm hoặc gối.

- Nếu bệnh nhân có tình trạng bệnh lý có thể làm tăng kích thích ho như GERD hoặc hen suyễn,lúc này người bệnh cần gặp bác sĩ để có những kế hoạch điều trị cụ thể. Một khi tình trạng được điều trị đúng thì triệu chứng ho sẽ giảm bớt hay khỏi hẳn.

Khi tình trạng ho kéo dài và các biện pháp tự chăm sóc tỏ ra không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung