Mất tự chủ là biểu hiện của bênh gì, cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Hoàng. Thời gian gần đây tôi có nghe đến triệu chứng mất tự chủ nhưng chưa hiểu rõ lắm về triệu chứng này. Bác sĩ có thể giải thích giúp tôi về triệu chứng này được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Hoàng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng mất tự chủ là triệu chứng có thể gặp ở một số người. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
2. Biểu hiện và phân loại mất tự chủ
3. Nguyên nhân gây ra mất tự chủ
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Mất tự chủ là gì?
Kiểm soát là một hành vi giúp bản thân không bị tác động bởi hành động và lời nói của người khác. Và có đôi lúc bạn có thể bị mất kiểm soát (tên tiếng Anh là Losing Control) hoặc kìm nén bản thân quá mức khiến bạn trở nên quá tải và mệt mỏi, vô tình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ của bạn.
2. Biểu hiện và phân loại mất tự chủ
Có rất nhiều cách để một người có thể kiểm soát bản thân trong môi trường sống và với người khác. Tuy nhiên với tình trạng mất kiểm soát thì bệnh nhân thường gây sức ép lên các mối quan hệ, trong công việc, gia đình hay các nhóm xã hội khác.
Các ví dụ sau cho thấy các dấu hiệu mất kiểm soát của bản thân tác động đến người khác:
- Thiếu sự quản lý cho bản thân
- Kiểm soát quá mức người mình yêu hay bạn bè
- Thao túng tinh thần người khác
- Thiếu tử tế
- Quá đề phòng và kiểm soát con cái quá mức
- Lạm dụng sức lao động, tình dục và cảm xúc của người khác hay hành hung người khác
Một vài ví dụ về mất kiểm soát gây hại đến bản thân như:
- Rối loạn ăn uống
- Ép buộc bản thân tập thể dục quá mức
- Tự làm hại bản thân
- Lạm dụng chất kích thích
- Ép buộc bản thân phải ngăn nắp, sạch sẽ quá mức
Người có các vấn đề về việc kiểm soát bàn thân có thể đã trải qua quá khứ không tốt đẹp, hoặc đang lo âu, căng thẳng, trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác cũng đang gặp phải.
3. Nguyên nhân gây ra mất tự chủ
Người có các vấn đề về việc kiểm soát bản thân có thể đã trải qua biến cố lớn trong quá khứ khiến bản thân họ cảm thấy vô vọng và tổn thương tinh thần. Chẳng hạn như các trường hợp bị chối bỏ hay bị lạm dụng có xu hướng tìm cách kiểm soát cuộc đời họ theo hướng tiêu cực hơn và thỉnh thoảng hay đả kích người khác với mục đích bảo vệ bản thân theo cách họ nghĩ.
Các vấn đề ở việc kiểm soát bản thân khiến người bệnh như bị ép buộc phải rất tỉ mỉ và sắp xếp lời ăn tiếng nói và hành vi của bản thân với người khác, hay các thói quen trong ăn uống, vệ sinh hay phong cách sống.
Các nguyên nhân gây nên tình trạng mất kiểm soát có thể là:
- Trải qua quá khứ nhiều biến cố và bị lạm dụng
- Thiếu sự tin tưởng với bạn thân và người khác
- Lo âu
- Sợ bị chối bỏ
- Thiếu tự trong hay lòng tự trọng bị tổn thương
- Đức tin và giá trị sống và niêm tin của mỗi cá nhân
- Chủ nghĩa hoàn hào và nỗi sợ thất bại luôn thường trực
- Nhạy cảm và nỗi sợ phải trải qua các cung bật cảm xúc tiêu cực
- Bệnh tâm thần: Trầm cảm, Loạn thần cấp, Tâm thần phân liệt, Rối loạn ám sợ
- Lạm dụng chất gây nghiện và chất kích thích
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn đã và đang trải qua các vấn đề về tâm lý kèm theo phát hiện ra các dấu hiệu mất kiểm soát của bản thân. Hãy lên kế hoạch hẹn và trao đổi với bác sĩ để tìm ra những khúc mắt và phương án điều trị tốt nhất cho bản thân.
Bạn Hoàng thân mến, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về triệu chứng mất tự chủ. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi