Loét miệng có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách chữa trị
Cháu chào bác sĩ, cháu tên là Ân, 15 tuổi. 3 ngày nay trong miệng cháu thường xuất hiện các vết loét, chỗ bị loét có màu trắng và đau. Cháu không biết tình trạng này là gì và cháu có đang mắc bệnh gì không, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào cháu Ân, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những gì cháu cung cấp, chúng tôi nhận thấy cháu đang có triệu chứng loét miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra loét miệng và không phải cứ loét miệng là cháu đang mắc bệnh. Một số thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây có thể sẽ hữu ích cho cháu.
2. Nguyên nhân gây ra loét miệng
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
1. Loét miệng là gì?
Loét miệng (tên tiếng Anh là Mouth Ulcers) là những chấn thương nhỏ, gây đau, hình thành ở trong miệng hay nướu. Đôi khi nó có thể khiến bạn gặp vài khó khăn trong lúc ăn, uống hay nói chuyện. Phụ nữ, thanh thiếu niên và những người có người thân trong gia đình từng bị loét miệng có nguy cơ cao mắc phải triệu chứng này hơn so với người không có các yếu tố nguy cơ trên.
Loét miệng không phải là bệnh truyền nhiễm và thường tự khỏi sau một đến hai tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp vết loét ở miệng bạn quá lớn, gây đau hay loét quá lâu mà không tự lành, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ về y tế.
Có ba loại loét miệng chính:
- Loét dạng Herpes: là một dạng loét miệng với đặc điểm hình thái như vết loét gây ra bởi virus Herpes. Nhưng khác với viêm nhiễm do Herpes, loại loét miệng này không lây nhiễm. Loét dạng Herpes có thể phục hồi nhanh chóng, dù đôi khi nó có thể khiến bệnh nhân hơi khó chịu.
- Loét nhỏ: có kích thước từ 2 milllimeters (mm) đến 8 mm. Loại loét này cần đến hai tuần để hồi phục và gây đau không đáng kể.
- Loét lớn: to hơn loại loét trên, hình dạng bất định, và có thể ăn sâu hơn vào trong mô so với loét nhỏ. Chúng mất đến vài tuần để lành hẳn và đôi khi có thể để lại sẹo sau đó.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng loét miệng
Nguyên nhân chính xác của loét miệng vẫn chưa được biết rõ và thay đổi tùy theo người mắc. Dù vậy, một số nguyên nhân thông thường và một vài yếu tố nhất định có thể gây ra loét miệng, bao gồm:
- Quá trình từ bỏ thuốc lá
- Nước chanh hay các loại trái cây chua và cay
- Niềng răng, răng giả, và một số vật dụng tạo hình khác có thể chà xát niêm mạc miệng và nướu
- Lo lắng và áp lực
- Sự thay đổi hormone trong thai kì, tuổi dậy thì, hay sau khi mãn kinh
- Các loại thuốc β-blocker hay thuốc giảm đau
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, loét miệng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý, hay tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bệnh Crohn, thiếu vitamin B12, thiếu sắt có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho loét miệng phát triển.
3. Biện pháp tự chăm sóc khi bị loét miệng
Loét miệng cần thời gian để hồi phục. Hạn chế tối đa các kích thích không cần thiết sẽ giúp:
- Đẩy nhanh quá trình lành vết loét
- Làm dịu cơn đau
- Giảm nguy cơ tái phát.
Để vết loét mau lành, cháu nên:
- Đánh răng bằng bản chải lông mềm
- Uống đồ uống lạnh bằng ống hút
- Ăn các thức ăn mềm, dễ nhai
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Có một chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý.
Và hạn chế:
- Ăn các loại thức ăn nóng, cay hay quá mặn
- Ăn các loại thức ăn cứng, khó nhai, như các loại bánh mì khô hay khoai tây chiên
- Uống nước quá nóng hay các loại nước nhiều acid, như các loại nước trái cây
- Nhai kẹo cao su
- Sự dụng bàn chải đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate.
Người bị loét miệng nên hạn chế đồ cay nóng
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp, cháu nên đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt, như:
- Sự xuất hiện của vết loét không gây đau ở một hay một vài chỗ trong miệng
- Vết loét bất thường xuất hiện ở một vị trí mới trong miệng có vị trí và hình dạng khác lạ hơn so với các vết loét thường gặp trước đó,
- Vết loét có kích thước ngày càng lớn
- Vết loét tồn tại lâu hơn 3 tuần.
Ngoài ra, cháu có thể xin ý kiến bác sĩ nếu vết loét gây ra nhiều phiền toái như:
- Chúng liên tục gây đau hay có kích thước quá lớn
- Có triệu chứng sốt đi kèm
- Chúng xuất hiện sau khi bạn dùng một loại thuốc nào đấy
- Nhiễm trùng thứ phát.
Cháu Ân thân mến, cháu không nên quá lo lắng vào tình trạng của mình. Cháu hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Tuy nhiên vết loét kéo dài và tiến triển theo chiều hướng xấu hoặc gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cháu thì cháu nên bảo gia đình cho đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm điều trị. Cháu có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn cháu đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi