Làm thế nào để trị chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ?

Làm thế nào để trị chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ?

Chào bác sĩ!

Cháu tên là Liên, gia đình cháu đang sống ở Sơn La. Con cháu năm nay 5 tuổi, thường xuyên bị sổ mũi vào những ngày thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, trong một vài ngày gần đây, thời tiết tương đối mát và không có những biểu hiện thất thường, cháu đã hạn chế cho con ra ngoài trời nắng nóng, ngồi chủ yếu ở trong phòng điều hòa vào những khung giờ cao điểm nhưng con vẫn bị sổ mũi trong gần 1 tuần. Cháu đã mua thuốc xịt mũi về xịt nhưng tình trạng vẫn không thay đổi, thậm chí tồi tệ hơn. Cháu rất mong các bác sĩ cho cháu lời khuyên. Nếu để việc sổ mũi kéo dài, cháu lo con cháu sẽ bị các bệnh liên quan khác.

Trả lời:

Chào bạn Liên!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với những thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin đưa ra một số những chia sẻ với chị như sau:

1. Nguyên nhân gây ra sổ mũi ở trẻ em 

2. Điều trị sổ mũi ở trẻ em

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ em

Chúng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân ban đầu dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ đó là do cháu bị cảm, dị ứng thời tiết, thay đổi nội tiết tố hoặc hít phải khói thuốc lá hay bị dị ứng với một loại thuốc nào đó. Bạn Liên cũng có thể kiểm tra về việc trẻ bị chảy nước mũi theo trạng thái nào, dạng nước, dạng nhầy hay hơi đặc để có cách điều trị phù hợp. Nếu như trẻ bị sổ mũi do bị cảm cúm, dị ứng thời tiết hay thay đổi nội tiết tố, bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có được đơn thuốc phù hợp, loại bỏ tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra về môi trường của trẻ xem có khói thuốc nào ảnh hưởng đến trẻ không. Nếu như sổ mũi của trẻ là nước thì tình trạng không quá nặng, nếu nước mũi ở dạng nhầy, đặc thì tình trạng đã ở mức tương đối nặng.

Cần lưu ý rằng, bạn không nên quá lạm dụng việc xịt thuốc mũi hay cho trẻ ngồi trong điều hòa quá lâu. Những yếu tố này chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng sổ mũi của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên cho con uống nhiều nước, rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý, tránh thay đổi không khí đột ngột và cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Một số nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng sổ mũi ở trẻ em:

  • Cảm cúm
  • Dị ứng (thời tiết, thuốc,…)
  • Thay đổi nội tiết tố 
  • Hít phải khói thuốc lá 
  • Lạm dụng việc xịt thuốc mũi 
  • Trẻ ngồi trong điều hòa quá lâu

Các triệu chứng thường đi kèm với sổ mũi:

  • Chảy nước mắt
  • Nhảy mũi
  • Ngứa
  • Sốt

Triệu chứng sổ mũi ở trẻ em

2. Điều trị sổ mũi ở trẻ em

Trước hết, các mẹ có thể thử các bước đơn giản sau để giảm sổ mũi cho trẻ:

  • Xì mũi hoặc nuốt nước mũi một cách nhẹ nhàng
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Dấu hiệu để mẹ nhận biết trẻ bị dị ứng hay không đó là tình trạng sổ mũi dai dẳng, nước mũi dạng lỏng giống nước đi kèm với chảy nước mắt, nhảy mũi và ngứa. Mẹ có thể sử dụng thuốc kháng histamine không kê toa để làm giảm các triệu chứng.
  • Để giúp trẻ lấy bớt lượng nước mũi, mẹ có thể dùng ống cao su hút nước mũi để thông mũi cho bé.
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Tránh thay đổi không khí đột ngột

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng sổ mũi của trẻ kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo tình trạng sốt, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, nên cho trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi để nhận được lời khuyên phù hợp.

Mặc dù tình trạng sổ mũi không để lại hậu quả quá nhiều đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng nếu như sổ mũi kéo dài sẽ khiến đường hô hấp của trẻ trở nên khó khăn, sự mệt mỏi cũng dẫn đến tình trạng chán ăn, suy nhược cơ thể.

Cùng theo chủ đề về sổ mũi trong câu hỏi của bạn Liên, chúng tôi cũng cung cấp các thông tin liên quan về vấn đề này giúp các bà mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm con. Đối với những trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi bị sổ mũi trong một thời gian dài và sốt, kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, … các mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ để có được đơn thuốc phù hợp. 

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn chị đã quan tâm!



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Quốc Vũ

    Con gái tôi đã được các bác sĩ chữa khỏi bệnh, cảm ơn rất nhiều

    16/10/2017
  • Mai Huyền

    Đúng bài viết tôi đang cần. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những kiến thức rất hữu ích. Bây giờ tôi đã biết rõ hơn về hiện tượng sổ mũi này.

    06/10/2017
  • Nguyễn Thị Trúc Nhân

    Bài chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích ạ, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ

    29/09/2017
  • Thu Thủy

    Con cháu cũng thường xuyên bị sổ mũi. Thật may là bác sĩ đã chia sẻ về vấn đề này, cảm ơn bài viết của bác sĩ.

    22/09/2017
  • Nguyễn Trung

    Là một ông bố đơn thân, tôi nhiều lúc không biết phải chăm sóc con như thế nào cho tốt. Con gái tôi thường hay bị sổ mũi mà tôi loay hoay không biết phải làm gì. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích giúp tôi biết cách chăm sóc con tốt hơn.

    31/08/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung