Không nên chủ quan với triệu chứng tê gáy

Không nên chủ quan với triệu chứng tê gáy

Chào bác sĩ, tôi tên là An, năm nay 27 tuổi. Tôi là nhân viên văn phòng, thời gian gần đây tôi thường bị tê gáy, hơi cứng cổ. Tôi thường phải xoa bóp một lúc mới thấy đỡ. Tôi không biết mình đang gặp phải vấn đề gì, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn An, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng bạn đang gặp phải đó là tê gáy. Triệu chứng này có thể xuất hiện do bạn ngủ sai tư thế, nếu như vậy thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tê gáy cũng là một triệu chứng báo hiệu những bệnh lý hết sức nguy hiểm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng mà mình đang mắc phải, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin dưới đây:

1. Tê gáy là gì?

2. Tê gáy là dấu hiệu cần đề phòng

3. Nguyên nhân gây ra đau gáy

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

5. Bác sĩ điều trị

1. Tê gáy là gì?

Tình trạng tê (Numbness) mang đến cho người bệnh một cảm giác không thoải mái cũng như giảm đi độ nhạy cảm ở vùng da bị ảnh hưởng. Đa số các trường hợp tê là do phản ứng tự nhiên của các cơ quan trước những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan đó (như thiếu máu nuôi hay chèn ép dây thần kinh).

Tê gáy (tên tiếng Anh là Nape Numbness) là tình trạng giảm đi độ nhạy cảm ở vùng đầu và cổ, thường đi cùng một số triệu chứng khác như cứng cổ, khó khăn khi cử động cổ.

Trong một số trường hợp, tình trạng tê gáy có thể báo hiệu về các dấu hiệu nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe bệnh nhân, chẳng hạn như tê gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ. Tuy nhiên cần phải kết hợp với việc thăm khám lâm sàng để xác thực xem đó có phải là dấu hiệu cảnh báo hay không.

2. Tê gáy là dấu hiệu cần đề phòng

Tình trạng tê xảy ra khi bạn đang thực hiện một việc gì đó sai tư thế làm tuần hoàn giảm hay chèn ép thần kinh có thể là dấu hiệu bình thường. Ví dụ cụ thể hơn khi bạn có tình trạng tê và cứng cổ khi nằm cũng như gối đầu sai tư thể khi gối quá cao hay quá thấp. 

Khi tê không đến từ bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào khác thì việc phục hồi có thể chỉ trong vài phút và bạn có thể xoa dịu cảm giác tê bằng cách massage thật nhẹ nhàng vùng da đang có tình trạng khó chịu đó.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê gáy

Trong trường hợp cảm giác tê ở vùng đầu và cổ kéo dài và khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, tốt hơn hết hãy đến gặp bác sĩ. Còn nếu tình trạng tê diễn ra đột ngột có kèm các triệu chứng khác (như sốt, giảm chức năng nghe nhìn của bản thân), thì việc đến hẹn và để bác sĩ kiểm tra qua thăm khám lâm sàng là điều cần thiết để cứu sống bạn.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê gáy

Thực chất, nguyên nhân của triệu chứng tê vùng đầu hay cổ rất đa dạng, cho nên việc tìm hiểu và nhận biết về chúng đôi lúc không có khả thi. Vì lý do đó, việc theo dõi các triệu chứng đi kèm là điều cần thiết giúp cho việc tìm ra nguyên nhân được chính xác hơn.

Tình trạng tê có kèm nhìn đôi, mất thăng bằng, yếu người hay các triệu chứng gây khó chịu khác có thể là do:

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis)

Là bệnh mạn tính do các tế bào thần kinh liên kết bị thay đổi ở hệ thống thần kinh trung ương. Đây là lý do để giải thích cho tình trạng bệnh nhân có tê ở vùng đầu và các phần khác trên cơ thể, mất cảm giác và mất kiểm soát liên quan đến vùng liên hợp (coordination) cũng như mất tầm nhìn.

Thông thường triệu chứng chỉ khởi phát ở giai đoạn sau 30 tuổi, nhưng cũng có một số trường hộp diễn ra ở trẻ em.

Việc điều trị chỉ thật sự hiệu quả và phục hồi được chức năng của các tế bào đệm (Stromal Cell) khi bệnh nhân được phát hiện và chữa trị trong giai đoạn sớm.

Hệ thống tuần hoàn não vận chuyển kém

Đây là tình trạng làm giảm tưới máu ở một số phần ở não bộ. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ thường vào độ tuổi trên 60 và có kèm tình trạng béo phì, thấp khớp, các bệnh lý tim mạch. Đây là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm, không thể xem nhẹ vì rất có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Triệu chứng tê do tuần hoàn kém thường xảy ra ở nửa bên trái hay phải vùng đầu của bệnh nhân. Việc điều trị sớm có thể giúp bạn giảm thiểu được thương tổn, phục hồi lại được chức năng của não bộ và làm giảm hay chữa khỏi được nguyên nhân bệnh lý. Thời gian hợp lý để bắt đầu chữa trị là từ 6 đến 12 giờ đầu sau cơn đột quỵ nhẹ hay cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke).

Khối u não

Việc một khối u bất thường ở não chèn ép có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, mất khả năng phối hợp vận động, các vấn đề ở thị giác, nhức đầu và yếu người.

Các triệu chứng đi kèm xuất hiện thường đã diễn tiến đến thương tổn ở mức độ nhẹ hay trung bình. Và cần phải nhớ rằng khối u não dù trong giai đoạn sớm hay muộn đều kích thích triệu chứng tê đã làm hẹp đi khoan sọ não.

>>>Để biết thêm thông tin về khối u não, bạn có thể xem tại Khối u não.

Chấn thương vùng đầu, lung hay cổ

Gây nên tình trạng xuất huyết não hay màng não, và cần sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Như đã nói ở trên, thông thường tình trạng tê không phải là một dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng tê có:

  • Có ảnh hưởng đến chức năng vận động, ví dụ như gặp khó khăn khi sử dụng ngón tay hay các chi
  • Cám thấy chóng mặt và yếu liệt cấp, đi lại khó khăn  (hay có dấu hiệu liệt nửa người)
  • Tiêu tiểu không tự chủ
  • Khó khăn khi đi lại và giao tiếp
  • Tình trạng tê xuất hiện sau chấn thương

Trước tiên, bạn An nên xem lại tư thế ngủ của mình có đúng không và tự theo dõi bản thân. Nếu triệu chứng tê gáy của bạn vẫn không thuyên giảm và khiến cho bạn cử động khó khăn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Trọng Hùng

    Tôi cũng bị tê gáy do căn bệnh đa xơ cứng gây ra. Sau một thời gian điều trị tôi đã khỏi bệnh và không còn triệu chứng tê gáy nữa.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung