Hai mắt trở nên thâm quầng là biểu hiện của bệnh gì?

Hai mắt trở nên thâm quầng là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ! Tôi tên là Huy, tôi sinh năm 1988, hiện đang là nhân viên văn phòng ở một công ty kinh doanh bất động sản. Gần đây, hai mắt của tôi trở nên thâm quầng mặc dù tôi không thức khuya, không dậy quá sớm, công việc quá tôi cũng không quá vất vả và cần suy nghĩ nhiều. Tôi rất lo lắng vì những quầng thâm này vừa ảnh hưởng đến thẩm mĩ, vừa có thể là triệu trứng của bệnh lý nào đó. Tôi rất mong bác sĩ cung cấp cho tôi những thông tin tư vấn cần thiết cũng như các cách để xóa bỏ các vết thâm này nếu như đó không phải là do tôi mắc bệnh nào đó. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời:

Chào bạn Huy!

Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Về việc hai mắt của bạn xuất hiện phần da màu tối nằm dưới cả hai mắt hoặc một mắt được gọi là những quầng thâm dưới mắt. Việc xuất hiện những quầng thâm dưới mắt không hẳn là do bạn thức khuya, dậy sớm hay có những lo lắng bất ổn về tâm lý nào đó tạo thành.

1. Nguyên nhân gây ra quầng thâm mắt

2. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng quầng thâm dưới mắt

Quầng thâm mắt xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau: Dị ứng; Bệnh chàm; Viêm da tiếp xúc; Mệt mỏi; Sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng); Yếu tố di truyền – quầng thâm dưới mắt có thể được di chuyền từ ba mẹ sang con; Sắc tố bất thường; Do gãi hoặc cọ xát mạnh vào mắt; Ánh nắng mặt trời…

Như vậy, ngoài nguyên nhân thức khuya thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng lão hóa. Tuy nhiên, vì bạn sinh năm 1988, năm nay là 29 tuổi thì việc lão hóa có thể không phải là nguyên nhân chính. Do đó, chúng tôi nhận định rằng bạn có thể mắc phải các vấn đề như: dị ứng, viêm da, viêm mũi dị ứng, do sự mệt mỏi, cũng có nhiều trường hợp bị quầng thâm dưới mắt do gãi hoặc cọ xát mạnh quá mạnh vào vùng dưới mắt, cũng có thể do bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hay bị mất chất béo và collagen khiến cho các mạch máu dưới mắt trở nên rõ ràng hơn, trở thành quầng thâm.

Nếu như bạn nhận thấy mình có tiền sử những bệnh trên thì bạn nên điều trị dứt điểm, khi các căn bệnh này khỏi hoàn toàn, quầng thâm ở mắt cũng sẽ mất đi. Nếu bạn nghi ngờ sự xuất hiện những quầng thâm là do các bệnh trên thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Quầng thâm ở mắt là một hiện tượng khá phổ biến, xuất hiện trên nhiều đối tượng, do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn cũng có thể tự mình xóa bỏ hoặc làm mờ các vết thâm bằng cách đắp một miếng gạc lạnh dưới mắt, hoặc cho một muỗng bột cà phê hay dưa chuột giã nhuyễn vào một miếng vải mềm, cho vào tủ lạnh sau đó đắp vào vùng mắt bị thâm để làm co lại các mạch máu ở đây. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, các vết thâm dưới mắt sẽ mờ dần, trả lại cho bạn sự tự tin. Thêm vào đó, trong khi nằm ngủ, bạn nên nâng cao đầu với hai hoặc nhiều gối để ngăn chặn các bọng mắt này phát triển đồng thời, nên đảm bảo thời gian ngủ tối thiểu là 8 tiếng một ngày để tránh cho các quầng thâm này phát triển thêm.

Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có vùng da dưới một bên mắt đổi màu và sưng lên, và có dấu hiệu không giảm bệnh thì bạn nên đến gặp các bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra quầng thâm, bác sĩ có thể kê toa kem bôi hoặc kết hợp một số phương pháp điều trị để xóa hoặc làm giảm tình trạng thâm. Điều trị bằng laser hoặc mặt nạ hóa học cũng là một biện pháp hữu ích.

Chúng tôi hi vọng rằng những lời chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào các thắc mắc cũng như sự lo lắng về các quầng thâm xuất hiện ở dưới mắt. Bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ mà chúng tôi đưa ra ở trên để khắc phục tình trạng này. Chúc các quầng thâm ở mắt của bạn sẽ sớm mờ đi để bạn có thể tự tin giao tiếp với mọi người. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hà Minh Hoàng

    Rất thích những bài viết chia sẻ kiểu này của bác sĩ

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Luyến

    Tôi hay thức đêm khuya vì vậy tôi hay bị thâm quầng ở mắt. Trong khi lướt facebook thì thấy có người quen chia sẻ bài viết này nên thấy tò mò vào xem. Cảm ơn bác đã chia sẻ những thông tin rất là bổ ích.

    06/10/2017
  • Nguyễn Thị Hồng Nhung

    Mắt cháu giờ nhìn thấy bị thâm rõ luôn, nhưng cũng không phải do thức khuya. Chắc cháu nên đi khám bác sĩ.

    29/09/2017
  • Nguyễn Hồng Lê

    Tôi không thức khuya mà cũng bị quầng thâm dưới mắt, cũng chả hiểu vì sao bị như vậy. May đọc được chia sẻ này của bác sĩ trên Fabebook. Tôi đã hiểu vấn đề mà mình đang gặp phải. Cảm ơn bác sĩ.

    22/09/2017
  • Nguyễn Thu Huyền

    Tôi dù không thức khuya nhưng cũng vẫn bị thâm mắt. Sau khi đọc bài viết này, tôi đã biết rằng còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra thâm mắt. Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bác sĩ

    31/08/2017
Xem thêm đánh giá

Đặng Tiến Đông (06/02/2018)
Trước đây tôi có bị bệnh chàm cũng bị thâm quầng ở mắt. Thời gian tôi bị bệnh này, tôi cảm thấy rất là khổ sở. Gần như không có một đêm nào là tôi có thể ngủ trọn vẹn một giấc, những cơn ngứa khiến tôi không thể nào ngủ được. Sau một thời gian kiên trì điều trị nay tôi đã khỏi hẳn. Không còn triệu chứng quâng thầm ở mắt nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung