Điều gì khiến bạn bị hắt hơi, nhảy mũi?
Hắt hơi, nhảy mũi là triệu chứng mà có lẽ chúng ta ai cũng đã từng trải qua. Có nhiều nguyên nhân gây ra hắt hơi, nhảy mũi và tình trạng này thường không đáng lo ngại.
3. Làm thế nào để điều trị hắt hơi ở nhà
1. Hắt hơi, nhảy mũi là gì
Nhảy mũi là cách để cơ thể các bạn loại bỏ chất kích thích từ mũi hoặc cổ họng. Hắt hơi là quá trình tống khứ không khí mạnh mẽ, và không kiểm soát được. Hắt hơi thường xảy ra đột ngột và không có cảnh báo trước.
Mặc dù triệu chứng này có thể khá khó chịu, nhưng thường không phải là hậu quả của bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.
2. Nguyên nhân gây ra hắt hơi, nhảy mũi
Một phần công việc của mũi bạn là làm sạch không khí bạn thở, hạn chế tối đa bụi bẩn và vi khuẩn có thể thâm nhập vào đường hố hấp dưới. Mũi của bạn bẫy bụi bẩn và vi khuẩn, giữ chúng lại trong chất nhầy. Dạ dày của bạn sau đó tiêu hóa chất nhầy, vô hiệu hóa bất kỳ kẻ xâm nhập có tiềm năng nguy hiểm nào cho cơ thể.
Tuy nhiên, đôi khi bụi bẩn có thể xâm nhập vào mũi của bạn và gây kích thích các màng nhầy nhạy cảm bên trong mũi và họng của bạn. Khi những màng này bị kích ứng, nó sẽ khiến bạn hắt hơi. Hắt hơi có thể được kích hoạt bởi nhiều thứ, bao gồm:
- Chất gây dị ứng
- Virus, chẳng hạn như cảm thông thường hoặc cúm
- Chất kích thích mũi
- Hít phải corticosteroid qua xịt mũi
- Hội chứng cai thuốc
Dị ứng
Bệnh dị ứng là một tình trạng rất phổ biến do phản ứng của cơ thể đối với các sinh vật ngoại lai. Trong tình trạng bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ bạn khỏi những kẻ xâm nhập có hại như vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xác định các sinh vật vô hại là những mối đe dọa và hoạt hóa các phản ứng viêm.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do siêu vi khuẩn như cúm cúm cũng có thể làm bạn hắt hơi. Có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh thông thường dẫn đến tình trạng hắt hơi.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn
Các nguyên nhân khác gây ra hắt hơi bao gồm:
- Chấn thương ở mũi
- Rút khỏi một số loại thuốc nhất định, như thuốc hưng thần có tính gây nghiện
- Hít phải chất kích thích, bao gồm cả bụi và tiêu
- Thở không khí lạnh
3. Điều trị hắt hơi, nhảy mũi tại nhà
Một trong những cách tốt nhất để tránh hắt hơi là tránh những thứ kích thích gây ra hắt hơi. Bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi đơn giản trong nhà của bạn để giảm kích thích.
Thay đổi bộ lọc khí trong nhà của bạn để giữ cho hệ thống lọc của nhà bạn hoạt động bình thường. Nếu thú nuôi trong nhà hay bị rụng lông, bạn có thể cân nhắc tỉa lông hoặc bố trí chúng ở vị trí bên ngoài nhà nếu lông của chúng khiến bạn khó chịu nhiều. Bạn có thể giết bọ ve trên tấm trải giường và các loại vải khác bằng cách rửa chúng trong nước nóng, hoặc nước trên 130 °F (54,4 °C). Bạn cũng có thể mua một máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà của bạn.
Trong trường hợp dị ứng hay hắt hơi quá nhiều mà vẫn không tìm thấy nguyên nhân, bạn có thể cần phải kiểm tra quanh nhà để tìm các bào tử nấm, vì chúng có thể gây ra triệu chứng hắt hơi của bạn.
Xử lý các nguyên nhân cơ bản của hắt hơi
Nếu hắt hơi là hậu quả của dị ứng hoặc nhiễm trùng, bạn và bác sĩ có thể phải làm việc cùng nhau để điều trị nguyên nhân và giải quyết hắt hơi của bạn.
Nếu dị ứng là nguyên nhân gây hắt hơi của bạn, bước đầu tiên là tránh các chất gây dị ứng đã biết. Bác sĩ sẽ dạy cho bạn cách nhận biết các chất gây dị ứng, vì vậy bạn sẽ biết cách tránh xa chúng. Các loại thuốc bán tự do và thuốc theo toa gọi là thuốc kháng histamin cũng có sẵn để làm giảm các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chích ngừa dị ứng. Điều đó sẽ giúp cơ thể bạn không phản ứng với các chất gây dị ứng này trong tương lai.
Nếu bạn bị nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm thông thường hoặc cúm, các lựa chọn điều trị của bạn sẽ hạn chế hơn. Hiện nay, không có thuốc kháng sinh nào có hiệu quả trong điều trị virus gây cảm lạnh và cúm. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi để làm giảm nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hoặc bạn có thể dùng thuốc kháng virus để nhanh hồi phục hơn nếu bạn bị cúm. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi các biện pháp tự chăm sóc tỏ ra không hiệu quả hoặc hắt hơi kết hợp với các triệu chứng khác như sốt cao, đau đầu... thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi