Đau tai là dấu hiệu của bệnh gì và phải làm sao để chữa trị?

Đau tai là dấu hiệu của bệnh gì và phải làm sao để chữa trị?

Chào bác sĩ, tôi tên là Thường. 1 tuần gần đây tai trái tôi thường bị đau, ban đầu chỉ hơi đau, nhưng càng ngày càng tăng lên và có chảy mủ. Tôi không biết mình đang gặp phải tình trạng gì, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thường, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng mà bạn đang gặp phải là đau tai. Trước khi đưa ra lời khuyên, chúng tôi muốn bạn hiểu rõ về triệu chứng mà mình đang mắc phải để biết cách phải xử trí ra sao với nó.

1. Đau tai là gì

2. Những biểu hiện của triệu chứng đau tai

3. Nguyên nhân gây ra đau tai

4. Biện pháp tự khắc phục tại nhà

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Điều trị và phòng ngừa đau tai

7. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Đau tai là gì?

Đau tai thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện cả ở người lớn. Đau tai có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai tai, nhưng phần lớn là ở một tai. Nó có thể liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất. Cơn đau có thể âm ỉ, đau nhói hay dữ dội.

Nếu bạn bị nhiễm trùng tai, triệu chứng sốt và mất thính giác tạm thời có thể xảy ra. Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai thường quấy và cáu kỉnh. Chúng cũng có thể kéo hoặc chà tai liên tục.

2. Những biểu hiện của triệu chứng đau tai

Các triệu chứng đau tai ở người lớn bao gồm:

  • Đau tai
  • Giảm thính lực
  • Chảy dịch tai

Trẻ em thường biểu hiện thêm các triệu chứng như:

Biểu hiện đau tai ở trẻ em

  • Đau tai
  • Nghẹt tai hoặc khó đáp ứng với âm thanh
  • Bị sốt
  • Cảm giác đầy tai
  • Khó ngủ 
  • Kéo hoặc giật tai 
  • Quấy khóc hoặc dễ kích động hơn bình thường
  • Đau đầu
  • Ăn không ngon
  • Mất thăng bằng

3. Nguyên nhân gây ra đau tai

Tổn thương, nhiễm trùng, kích thích trong tai, hoặc đau quy chiếu có thể gây đau tai. Đau quy chiếu là cơn đau cảm thấy ở vị trí khác với vị trí nhiễm trùng hoặc nơi bị tổn thương thực sự. Ví dụ, đau có nguồn gốc ở hàm hoặc răng có thể cảm thấy trong tai. Các nguyên nhân gây đau tai có thể bao gồm:

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiễm trùng tai có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Nhiễm trùng tai ngoài có thể do bơi lội, đeo máy trợ thính hoặc tai nghe gây tổn thương da bên trong ống tai, hay đưa bông gòn hoặc ngón tay vào ống tai. Da trong ống tai bị xước hoặc bị kích thích có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nước làm mềm da trong ống tai, có thể tạo điều kiện phát sinh vi khuẩn.

Nhiễm trùng tai giữa có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng đường hô hấp. Sự tích tụ dịch phía sau màng nhĩ do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra có thể làm phát sinh vi khuẩn.

Viêm mê đạo tai là chứng rối loạn tai trong mà đôi khi gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn từ các bệnh về đường hô hấp. 

Các nguyên nhân gây đau tai thường gặp khác

  • Thay đổi áp suất, chẳng hạn như khi trên máy bay
  • Tích tụ ráy tai
  • Dị vật trong tai
  • Viêm họng do Streptococcus
  • Viêm xoang
  • Dầu gội hoặc nước ứ đọng trong tai
  • Sử dụng bông gòn ngoáy tai

Những nguyên nhân gây đau tai hiếm gặp

  • Hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ)
  • Thủng màng nhĩ
  • Viêm khớp hàm
  • Sâu răng
  • Răng ngầm
  • Chàm ống tai
  • Đau dây thần kinh sinh ba (đau thần kinh mạn tính)

4. Bị đau tai phải làm sao?

Bạn có thể thực hiện vài bước ở nhà để giảm đau tai. Hãy thử những cách sau để giảm đau tai:

  • Dùng khăn lạnh áp vào tai
  • Tránh để ướt tai
  • Ngồi thẳng đứng để giúp giảm áp lực tai 
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai
  • Dùng thuốc giảm đau 
  • Nhai kẹo cao su giúp giảm áp lực
  • Cho trẻ ăn để giúp giảm áp lực cho chúng

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con của bạn bị sốt kéo dài hoặc nếu đau dữ dội rồi đột nhiên hết, hãy đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ.

Bạn cũng nên theo dõi các triệu chứng khác. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, hãy đến gặp bác sĩ của bạn:

  • Đau tai nghiêm trọng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu trầm trọng 
  • Sưng quanh tai
  • Cơ mặt rũ xuống
  • Máu hoặc mủ chảy ra từ tai 

Nếu đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vòng 24 đến 48 giờ, hãy đến gặp bác sĩ.

6. Điều trị và phòng ngừa đau tai ra sao?

Nếu bạn bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc nhỏ tai cho bạn. Trong một số trường hợp, họ sẽ kê cả hai loại. Đừng ngưng thuốc khi triệu chứng của bạn được cải thiện. Việc ngưng thuốc rất quan trọng để đảm bảo rằng nhiễm trùng sẽ hết hoàn toàn.

Nếu sự tích tụ ráy tai gây đau tai, bạn có thể được cho nước nhỏ tai làm mềm ráy. Chúng có thể làm cho ráy tai tự rơi ra. Bác sĩ của bạn cũng có thể loại bỏ ráy tai bằng việc thụt rửa tai, hoặc sử dụng thiết bị hút.

Bác sĩ sẽ điều trị hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ), nhiễm trùng xoang, và các nguyên nhân trực tiếp gây đau tai để cải thiện cơn đau của bạn. 

Một số trường hợp đau tai có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

- Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.

- Giữ tai tránh khỏi các dị vật.

- Làm khô tai sau khi bơi hoặc tắm.

- Tránh các chất gây dị ứng như  bụi và phấn hoa.

Bạn Thường thân mến, có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau tai. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, các cơn đau đã ngày càng nghiêm trọng hơn, xuất hiện cả dịch tai cho thấy tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra. Vậy nên chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xác định chính xác mình đang bị bệnh gì và có phương án điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Hồng

    Tôi đợt vừa rồi mọc răng khôn cũng bị đau tai, thậm chí nhói lên tận óc. Sau đi khám bác sĩ cho uống thuốc mới thấy đỡ hơn.

    23/12/2017
hoàng Nguyen (09/03/2020)
Xin chào Bác sỹ. Khoảng 2 tháng nay tôi thường xuyên bị đau tai, bị tai phải khoảng 1 tuần thì tự hết, rồi lại bị sang tai trái, cứ như vậy 2 tai thay nhau đau. Đau buốt có nổi 1 mụn nhỏ trong tai nhưng ko có mủ
Huy (10/03/2020)
Bạn nên đi khám, nội soi tai,... để bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Dương Nam (09/10/2018)
Em bị đau tai lúc thường thường cảm giác tai nặng nặng có lúc lên cơn đau nhức nhói ở tai, em khám chuyên khoa tai mũi họng nội soi chỉ bị viêm dạ dày trào ngược, viêm mũi xoang, tắc vòi nhĩ bên trái, em cũng có ù tai nhẹ nghe âm thanh lớn vọng hơi đau tai hơn và đau đầu, nhưng đau tai cứ dai dẳng hoài, lúc đầu bệnh tai ít bị dù điều trị 2 tháng nhưng càng nặng hơn.. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng này có hướng chữa trị như thế nào, tai em có bị gì ko và làm các xét nghiệm gì nữa không? Em cám ơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung