Đau ngực ở trẻ em
2. Nguyên nhân đau ngực ở trẻ em
4. Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ tim mạch?
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Tổng quan
Đau ngực ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến bố mẹ đưa trẻ đi khám hoặc nhập viện cấp cứu, chiếm hơn 650.000 lượt khám bác sĩ mỗi năm ở bệnh nhân từ 10 đến 21 tuổi. Mặc dù đau ngực ở trẻ thường khiến bố mẹ lo lắng, tuy nhiên nó thường không phải do một căn nguyên nghiêm trọng, trái ngược với đau ngực ở người lớn, thường gặp do nhồi máu cơ tim.
Đau ngực ở trẻ em thường chia thành hai nguyên nhân: do tim và ngoài tim.
Đau ngực nguyên nhân không do tim mạch thường gặp hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây đau ngực ở trẻ em bao gồm nguyên nhân vô căn, cơ xương, phổi, tim mạch, tiêu hóa, tâm lý, bệnh lý ác tính.
- Nguyên nhân vô căn
Đau ngực vô căn phần lớn gây đau ngực ở trẻ em, chiếm khoảng 20-45% các trường hợp. Chẩn đoán đau ngực vô căn chỉ khi không một nguyên nhân nào được tìm thấy sau khi hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Nguyên nhân cơ xương
Đau ngực xuất phát từ thành ngực chiếm 20-30% các trường hợp đau ngực ở trẻ em và là nguyên nhân dễ dàng tìm thấy nhất.
Nguyên nhân gây đau ngực là do sự mệt cơ bắp vùng ngực sau khi tập thể dục quá sức, ho kéo dài hoặc ho nặng hoặc chấn thương trực tiếp vào ngực. Chấn thương trực tiếp vào ngực có thể gây chấn thương ngực kín, gãy xương sườn, tràn khí màng phổi.
Từ triệu chứng và tiền sử chấn thương thành ngực có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau ngực ở trẻ.
Viêm sụn sườn đặc trưng bởi đau vùng sụn sườn từ thứ 2 đến thứ 5 (bên trái hay gặp hơn). Viêm sụn sườn thường hay gặp ở trẻ nữ.
Hội chứng Tietze hiếm gặp ở trẻ em. Đây là một hội chứng liên quan đến viêm vùng ngực.
Hội chứng sườn do rối loạn sản xuất sau chấn thương sụn thứ 8, 9, hoặc 10, sụn của những xương sườn này gắn với nhau và không gắn vào xương ức, do đó chúng dễ bị chấn thương hơn.
Bệnh Borholm do nhiễm virus Coxsackie, đau kiểu màng phổi, đau chói, cảm giác như dao đâm, tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc hít sâu, triệu chứng hiếm gặp như sốt, chán ăn, buồn nôn, nhức đầu.
Trong bệnh Zona (do Herpes zoster), trẻ đau và nổi mụn nước kèm theo ngứa dọc theo dây thần kinh liên sườn, bệnh có thể kèm theo sốt và rất đau, dân gian thường gọi là bệnh giời leo, nếu không điều trị tốt bệnh sẽ để lại di chứng năng nề.
Nguyên nhân từ phổi
Chiếm 6-20% trường hợp
Ho dai dẳng do viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn có thể gây đau ngực do căng cơ ngực và kích thích dây thần kinh cảm giác.
Thông thường, đau sẽ khu trú vùng ngực bên và tăng lên khi ho.
Tràn dịch màng phổi gây đau tăng lên khi hít sâu, ho hoặc hắt hơi, nguyên nhân do viêm phổi, lao, suy tim sung huyết, bệnh lý ác tính.
Tràn khí màng phổi gây đau ngực đột ngột, đau chói, kèm theo dấu hiệu khó thở, nhịp tim nhanh và tím tái. Yếu tố nguy cơ gây tràn khí là hen suyễn, bệnh xơ nang, bệnh Marfan.
Huyết khối mạch phổi hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
Nguyên nhân tim mạch
Tim mạch không phải là nguyên nhân thường gặp gây đau ngực ở trẻ, nhưng là nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất. Rối loạn tim mạch gặp ở dưới 5% trường hợp.
Tắc nghẽn đường ra của thất trái như hẹp động mạch chủ, gây ra cơn đau do thiếu máu cục bộ cơ tim. Cơn đau thường gặp trong khi tập thể dục. Bác sĩ phát hiện ra khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu ổ van động mạch chủ, lan lên cổ.
Trẻ bị hẹp động mạch phổi hoặc bệnh mạch máu phổi (phức hợp Eisenmenger) có nguy cơ bị thiếu máu cục bộ cơ tim và loạn nhịp tim.
Bệnh Kawasaki là nguyên nhân phổ biến của bệnh mạch vành ở trẻ em.
Viêm cơ tim thường do nguyên nhân virus (Coxsackie virus, ECHO virus). Nguyên nhân khác do vi khuẩn bao gồm Mycoplasma, Diphthenia. Triệu chứng như sốt, suy hô hấp, đau ngực trái, nhịp tim nhanh, nhịp ngựa phi, loạn nhịp tim.
Tiêu hóa
Chiếm 2-10%
Trào ngược dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát vùng ngực, có thể gây cảm giác khó chịu ở ngực và khó nuốt
Hay gặp ở trẻ bị loét dạ dày tá tràng, viêm túi mật, viêm gan, hoặc viêm tụy
Nguyên nhân tâm lý
Bệnh lý ác tính
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xquang ngực- CT ngực- MRI
Điện tâm đồ
Siêu âm tim, siêu âm Doppler
Nội soi dạ dày- thực quản
Xét nghiệm máu, sinh hóa máu
3. Điều trị
Sự nghỉ ngơi, giảm đau, sự yên tâm là cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị đau ngực không do tim.
NSAID dùng trong một tuần thường làm giảm viêm và giảm đau.
Bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim cần được điều trị bằng Ibuprofen.
Với các nguyên nhân cụ thể do tim, bố mẹ cần đưa trẻ được đưa đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn điều trị cụ thể. Với bệnh nhân nghi ngờ có nguyên nhân tim mạch, trẻ nên được hạn chế hoạt động thể chất.
4. Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ tim mạch?
Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch được khuyến cáo cho bất kỳ trẻ em hoặc trẻ vị thành niên nào bị đau ngực do gắng sức, đánh trống ngực, ngất xỉu đột ngột (đặc biệt là khi tập thể dục) hoặc phát hiện bất thường về kiểm tra tim hoặc ECG; tiền sử phẫu thuật tim hoặc can thiệp, hoặc tiền sử gia đình có hội chứng di truyền, loạn nhịp tim, đột tử do tim, hoặc có nguy cơ cao bị bệnh động mạch vành. Trẻ có tiền sử bệnh Kawasaki, bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật tim hoặc ghép tim có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Trẻ ghép tim bị thiếu máu cục bộ cơ tim có thể không có dấu hiệu đau ngực nhưng có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như buồn nôn, nôn và nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi.
Con trai tôi năm nay 10 tuổi, cao 130cm, nặng 35kg. Từ hai tháng nay cháu thỉnh thoảng kêu đau ngực trái, có ngày nhiều lần, nhói nhói mấy giây rồi thôi, có khi đau liên tiếp vài lần trong ngày. Kèm theo biểu hiện hay bị ợ ( ợ to). Vậy xin bác sỹ tư vấn giúp ạ.